Trang 76
Yêu cầu cần đạt
• Nêu được hệ thống pháp luật Việt Nam và văn bản pháp luật Việt Nam.
• Kể tên được các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
MỞ ĐẦU
Để điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp, Nhà nước cần ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ và thống nhất. Hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự, định hướng, tạo khuôn mẫu cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân. Bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu về hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.
Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Đối mặt": Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ luật mà em biết.
KHÁM PHÁ
1. Hệ thống pháp luật Việt Nam
Em hãy quan sát sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam để trả lời câu hỏi:
1/ Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?
2/ Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
3/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ cho cấu trúc của hệ thống pháp luật.
Trang 77
Hệ thống pháp luật Việt Nam |
Cấu trúc bên trong | Hình thức thể hiện bên ngoài (Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật) |
Ngành luật | Văn bản luật | Hiến pháp | ||
Luật, Bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội | ||||
Chế định pháp luật | Văn bản dưới luật | Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH; Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH với Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN; giữa UBTVQH, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN | ||
Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước | ||||
Quy phạm pháp luật | Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết liên tịch của Chính phủ với Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN | |||
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | ||||
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC | ||||
Thông tư của Chánh án TANDTC; thông tư của Viện trưởng VKSNDTC; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước Thông tư liên tịch giữa chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ | ||||
Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh | ||||
Quyết định của UBND cấp tỉnh | ||||
Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt | ||||
Nghị quyết của HĐND cấp huyện | ||||
Quyết định của UBND cấp tỉnh | ||||
Nghị quyết của HĐND cấp xã | ||||
Quyết định của UBND cấp xã |
Sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam
Các chữ viết tắt:
UBTVQH: Uỷ ban thường vụ Quốc hội
UBTWMTTQVN: Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TANDTC: Toà án nhân dân tối cao
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Uỷ ban nhân dân
🌀- Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được sắp xếp thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định đề điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. |
Trang 78
- Về cấu trúc: hệ thống pháp luật bao gồm: các ngành luật, các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật. + Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định. + Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật. + Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. - Về hình thức: hệ thống pháp luật được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật. |
2. Văn bản pháp luật Việt Nam
a) Văn bản quy phạm pháp luật
Dựa vào sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam, kết hợp đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó có chứa các quy phạm pháp luật, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập. Chỉ các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo pháp luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và là cơ sở đề ban hành các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thông dụng. Hình thức của văn bản quy phạm pháp luật gắn với nội dung, vấn đề pháp luật quy định. Tên gọi, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
❓1/ Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó. 2/ Nêu các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của văn bản. |
🌀- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập). - Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm: + Có chứa quy phạm pháp luật. + Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành. + Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định. - Văn bản quy phạm pháp luật gồm văn bản luật và văn bản dưới luật. |
Trang 79
+ Văn bản luật là văn bản do Quốc hội ban hành gồm: Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết. + Văn bản dưới luật gồm: pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch. |
b) Văn bản áp dụng pháp luật
Em hãy đọc các văn bản sau để trả lời câu hỏi:
Trang 80
CÔNG AN TỈNH NB CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ______________ |
Trang 80
QUỐC HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM __________ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Luật số: 72/2020/QH14 ____________ Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2020 LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời. |
❓1/ Nêu những điểm giống và khác nhau của các văn bản trên về thẩm quyền ban hành, mục đích ban hành, đối tượng thực hiện và phạm vi áp dụng văn bản. 2/ Hãy cho biết mối liên hệ giữa hai văn bản trên. |
🌀Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định, được thực hiện một lần trong thực tiễn. |
LUYỆN TẬP
1. Theo em, các nhận định sau đúng hay sai? Vì sao?
a. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là văn bản quy phạm pháp luật.
b. Bản án, quyết định xét xử của Toà án là văn bản quy phạm pháp luật.
c. Hương ước, lệ làng là văn bản quy phạm pháp luật.
Trang 80
d. Pháp lệnh do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.
e. Nghị định do Chính phủ ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật. 2. Em hãy cho biết văn bản nào sau đây thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.
2. Em hãy cho biết văn bản nào sau đây thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.
a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.
b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 – 7 – 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019.
c. Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN ngày 04 – 9 – 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Công an – Bộ Giao thông vận tải – Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lí các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.
d. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.
e. Luật Giáo dục năm 2019.
g. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Em hãy xác định và sắp xếp các văn bản sau đây theo bảng mẫu gợi ý và giải thích lí do.
Văn bản quy phạm | Văn bản áp dụng pháp luật | Giải thích lí do |
a. Quyết định gọi công dân nhập ngũ.
b. Luật Xử lí vi phạm hành chính.
c. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
d. Nghị định của Chính phủ.
e. Bản án, quyết định xét xử của Toà án.
g. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Em hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp.
a. Hiến pháp năm 2013.
b. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.
c. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019.
d. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.
e. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.
g. Luật Giáo dục năm 2019.
h. Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.
VẬN DỤNG
1. Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản.
2. Em hãy sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn