Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam | Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 | Phần hai - Chủ đề 9: Hệ Thống Chính Trị Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 Phần Hai - Giáo Dục Pháp Luật Chủ đề 9: Hệ Thống Chính Trị Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Nội Dung Chính

  1. MỞ ĐẦU
  2. KHÁM PHÁ

Trang 115

Yêu cầu cần đạt

• Nêu được đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

• Phê phán và đấu tranh với các hành vi chống phá hệ thống chính trị Việt Nam.

• Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.

MỞ ĐẦU

Hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều bộ phận cấu thành nhưng đều có chung một mục đích là duy trì và đại diện cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc. Bài học này sẽ giúp các em biết được đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam để từ đó thực hiện được những việc làm phù hợp, góp phần xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam vững mạnh.

Em hãy kể một số hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

KHÁM PHÁ

1. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam

Em hãy quan sát sơ đồ để trả lời câu hỏi:

Trang 116

hinh-anh-bai-19-dac-diem-cau-truc-va-nguyen-tac-hoat-dong-cua-he-thong-chinh-tri-viet-nam-12461-0

Hệ thống chính trị Việt Nam:

• Đảng Cộng sản Việt Nam

• Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

• Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội khác (Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,...)

Sơ đồ Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam

❓Hệ thống chính trị Việt Nam gồm những cơ quan nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vị trí của các cơ quan đó trong hệ thống chính trị Việt Nam.

 

🌀Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.
Trong đó:
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.


2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

a) Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" (khoản 1 Điều 4).

2. Xã A có nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Đảng bộ xã đã lãnh đạo toàn diện các hoạt động trong xã. Nghị quyết đầy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo của Đại hội Đảng bộ xã được các chi bộ quán triệt đến từng đảng viên. Đảng bộ xã chỉ đạo các cấp chính quyền và các đoàn thể trong xã phối hợp với các ngành chức năng

Trang 117

tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Thông qua việc lựa chọn các đảng viên có phẩm chất, năng lực tốt tham gia đảm trách những chức vụ quan trọng trong các cơ quan, đoàn thể của xã, Đảng bộ xã không chỉ thể hiện vai trò lãnh đạo trong công tác tổ chức cán bộ mà còn kiểm tra, giám sát sự hoạt động của hệ thống chính trị thông qua việc quản lí đội ngũ lãnh đạo của các tổ chức này.

❓1/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?
2/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở xã A thể hiện qua những việc làm cụ thể nào?
3/ Em hiểu nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

 

🌀Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội. Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động. Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như: lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết; lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng; lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ; lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát,...


b) Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi: 

1. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một trong những nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" (khoản 2 Điều 2), “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước" (Điều 6). Điều đó có nghĩa là tất cả mọi công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, trình độ, nguồn gốc, hoàn cảnh đều là chủ nhân của đất nước. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải được tổ chức từ nhân dân và hoạt động để đại diện, phục vụ và bảo vệ quyền lợi cho
nhân dân.

2. Bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân là dịp để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lá phiếu cử tri có một giá trị rất cao quý; nó là một dấu hiệu xác nhận rằng nhân dân thật sự làm chủ nước nhà". Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử bảo đảm để mọi công dân đến tuổi trưởng thành đều được thực hiện quyền bầu cử. Cuộc bầu cử trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn,

Trang 118

tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong bầu cử.

❓1/ Thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện như thế nào?
2/ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam? Khi thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan, tổ chức đỗ cần phải làm gì để thực hiện nguyện vọng của nhân dân?
3/ Em hiểu nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị như thế nào?

 

🌀Tất cả quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân. Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, và nếu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.


c) Nguyên tắc tập trung dân chủ

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kì họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viễn và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức thảo luận, biểu quyết thấy ý kiến tập thể.

2. Hiến pháp năm 2013 quy định: "Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (khoản 4 Điều 120); “Luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành" (khoản 3 Điều 96 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi, bổ sung
năm 2020).
?
1/ Vì sao khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể?
2/ Quy định luật, nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam | Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10 | Phần hai - Chủ đề 9: Hệ Thống Chính Trị Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

  1. Phần một - Chủ đề 1: Nền Kinh Tế Và Các Chủ Thể Của Nền Kinh Tế
  2. Phần một - Chủ đề 2: Thị Trường Và Cơ Chế Thị Trường
  3. Phần một - Chủ Đề 3: Ngân Sách Nhà Nước Và Thuế
  4. Phần một - Chủ đề 4: Sản Xuất Kinh Doanh Và Các Mô Hình Sản Xuất Kinh Doanh
  5. Phần một - Chủ đề 5:  Tín Dụng Và Cách Sử Dụng Các Dịch Vụ Tín Dụng Trong Đời Sống
  6. Phần một - Chủ đề 6: Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân
  7. Phần Hai - Chủ đề 7: Pháp Luật Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
  8. Phần hai - Chủ đề 8: Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
  9. Phần hai - Chủ đề 9: Hệ Thống Chính Trị Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Ngữ văn 10 - Tập 1

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.