Bài 1: Những Vấn Đề Chung Về Kĩ Năng Biểu Diễn Thanh Nhạc | Chuyên đề học tập Âm nhạc 11 | Chuyên Đề 1: Kĩ Năng Biểu Diễn Thanh Nhạc - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11 - Chuyên Đề 1 - Bài 1: Những Vấn Đề Chung Về Kĩ Năng Biểu Diễn Thanh Nhạc - Giới thiệu khái niệm, các kĩ năng biểu diễn và phân tích tiết mục thanh nhạc.


Trang 5

MỞ ĐẦU

Yêu cầu cần đạt:

• Thực hiện được các kĩ năng biểu diễn thanh nhạc trước công chúng.

• Phân tích được các tiết mục biểu diễn thanh nhạc.

• Xem và nhận xét phần biểu diễn của người hát trong một số trích đoạn video.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Khái niệm kĩ năng biểu diễn thanh nhạc

Kĩ năng biểu diễn thanh nhạc là khả năng người biểu diễn vận dụng những kiến thức thu nhận được trong lĩnh vực thanh nhạc gồm kĩ thuật hát, kĩ thuật diễn để trình bày trước công chúng.

2. Những kĩ năng biểu diễn thanh nhạc trước công chúng

a) Động tác hình thể

• Động tác chào

Chào là động tác đầu tiên người hát cần thực hiện trong quá trình biểu diễn. Thông qua động tác này, khán giả có thể đánh giá được sự tự tin của người hát, tác động lớn đến ấn tượng, tình cảm của khán giả đối với người hát.

Người biểu diễn thường sử dụng một số cách thức chào như: chào cúi đầu, chào mỉm cười, chào vẫy tay,...

• Tư thế biểu diễn

Biểu diễn hát trên sân khấu thường sử dụng hai tư thế đứng hát và vừa di chuyển vừa hát. Tuỳ không gian biểu diễn, nội dung tác phẩm, tính chất âm nhạc và thể loại ca hát, người biểu diễn thực hiện bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng, lịch thiệp hoặc năng động, khoẻ khoắn và dứt khoát,... Với tư thế đứng hát, cơ thể cần được thả lỏng, đồng thời nhẹ nhàng lắc lư theo nhạc để thu hút hơn sự chú ý của khán giả.

• Cử chỉ của tay

Cử chỉ của tay đóng vai trò rất quan trọng cho minh hoạ nội dung lời ca. Thông thường, khi lời ca miêu tả bầu trời, làn mây,... cánh tay thường đưa về phía trên,

Trang 6

ca hát, người biểu diễn thực hiện bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng, lịch thiệp hoặc năng động, khoẻ khoắn và dứt khoát,... Với tư thế đứng hát, cơ thể cần được thả lỏng, đồng thời nhẹ nhàng lắc lư theo nhạc để thu hút hơn sự chú ý của khán giả.

• Cử chỉ của tay

Cử chỉ của tay đóng vai trò rất quan trọng cho minh hoạ nội dung lời ca. Thông thường, khi lời ca miêu tả bầu trời, làn mây,... cánh tay thường đưa về phía trên, cao hơn mặt; khi lời ca miêu tả về đất, nước, phong cảnh thiên nhiên,... tay thường đưa xuống; khi lời ca miêu tả về nhân vật tay thường hướng vào bản thân. Động tác tay còn sử dụng để miêu tả hình tượng trong ca khúc như: sóng vỗ, chèo thuyền, mây bay.

Cử chỉ của tay thường bắt đầu khi âm nhạc vang lên. Cử động bàn tay, cánh tay cần mềm mại, nhẹ nhàng, tránh buông thống hoặc chuyển động tay liên tục.

• Trang phục

Trang phục là một trong những chi tiết quan trọng vừa giúp người biểu diễn thêm đẹp, lịch sự và tự tin, vừa tạo thêm thiện cảm từ phía người thưởng thức. Trang phục biểu diễn được lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung và tinh chất âm nhạc của bài hát, tránh chọn trang phục quá chật, quá rộng hoặc thiếu tính thẩm mĩ.

• Vũ đạo

Vũ đạo giúp tiết mục biểu diễn thêm sinh động và lôi cuốn. Để có màn vũ đạo đẹp, người biểu diễn phải đầu tư nhiều công sức cũng như thời gian luyện tập. Giai đoạn đầu nên sử dụng các động tác vũ đạo ở mức độ vừa phải, động tác đơn giản, kết hợp hài hoà giữa hát với sự chuyển động sân khấu, tăng dần độ khó khi đã biểu diễn được thuần thục.

hinh-anh-bai-1-nhung-van-de-chung-ve-ki-nang-bieu-dien-thanh-nhac-13762-0

Hình 1.1. Vũ đạo

Trang 7

b) Biểu cảm

• Ánh mắt

Ánh mắt là phương tiện hữu hiệu giúp người hát thể hiện cảm xúc trong biểu diễn. Thông qua ánh mắt, khán giả có thể dễ dàng cảm nhận tình cảm của người hát gửi gắm vào bài hát. Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát để thể hiện ánh mắt trong sáng, vui tươi, phấn khởi hay sâu lắng, hiền hậu, buồn thương.

• Hướng nhìn

Nhìn tập trung vào khoảng không hoặc nhìn thẳng một điểm phía xa trước mặt hưởng 12 giờ. Khi chuyển hướng nhìn, sang bên trái hưởng 10 giờ hoặc sang phải hướng 2 giờ. Tránh nhìn đảo khắp nơi.

hinh-anh-bai-1-nhung-van-de-chung-ve-ki-nang-bieu-dien-thanh-nhac-13762-1

12 giờ

10 giờ

2 giờ

Điểm tập trung

Khán giả

Ca sĩ

Hình 1.2. Các hướng nhìn cần tập trung khi biểu diễn

Hướng nhìn và cử chỉ của tay thường kết hợp cùng nhau, tay giơ lên cao thì ánh mắt nhìn theo hướng đó và ngược lại. Cần tránh tay đưa một hướng, mắt nhìn sang một hướng khác.

• Khuôn mặt

Biểu cảm của khuôn mặt là một tro yếu tố thu hút sự chú ý của khán giả. Khi hát và biểu diễn, cơ mặt cần được thả lỏng, thể hiện các biểu cảm vui hay buồn theo nội dung và tính chất tác phẩm.

hinh-anh-bai-1-nhung-van-de-chung-ve-ki-nang-bieu-dien-thanh-nhac-13762-2

Hình 1.3. Biểu cảm khuôn mặt khi hát

c) Làm chủ sân khấu

• Xử lí micrô

Micrô là công cụ hữu ích giúp giọng hát được đầy đặn với âm lượng lớn hơn nhiều lần so với giọng hát tự nhiên. Tuy nhiên, nếu sử dụng micrô không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lí của người hát, làm giảm chất lượng của phần biểu diễn. Để phát huy hiệu quả sử dụng micrô, người hát cần lưu ý:

Trang 8

Cầm micrô theo hướng 45 độ so với người. Khoảng cách từ miệng tới micrô nên từ 2 – 3 cm. Nên đưa micrô xa hơn khi xử lí các âm cao với cường độ mạnh để tránh âm thanh bị quá to và thô; không hưởng micrô vào loa khi di chuyển trên sân khấu; nên chọn vị trí đứng hát để có thể nghe được rõ âm lượng giọng hát.

hinh-anh-bai-1-nhung-van-de-chung-ve-ki-nang-bieu-dien-thanh-nhac-13762-3

Hình 1.4. Xử lí micrô

• Phối hợp với bạn diễn

Khi có từ hai người trở lên cùng biểu diễn, các giọng hát cần hướng tới sự đồng đều và hoà hợp: hát đúng phần câu, đoạn được phân công và hoà quyện cùng nhau khi hát; phối hợp cùng bạn diễn nhịp nhàng và ăn ý từ cử chỉ, động tác, biểu cảm đến trang phục.

• Giao lưu với khán giả

Giao lưu với khán giả là hành động đem lại sự kết nối về mặt cảm xúc giữa người hát và người nghe.

Người biểu diễn có thể kết nối, giao lưu với khán giả qua các biểu cảm ánh mắt, nét mặt, nụ cười tươi tắn, hoặc những động tác, cử chỉ phù hợp, tinh tế. Điều này giúp gây được thiện cảm phía người thưởng thức.

• Xử lí tình huống

Khi biểu diễn trên sân khấu khó tránh khỏi những tình huống không mong muốn xảy ra như: hồi hộp, run, mất bình bĩnh, quên lời ca, micrô không lên tiếng. Người biểu diễn có thể xử lí theo một số gợi ý dưới đây:

Nếu tâm trạng hồi hộp, run và mất bình tĩnh: hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, ánh mắt không nên nhìn một phía, nên nhìn xa, hạn chế di chuyển để tập trung vào phần hát.

Nếu quên lời ca, không nên mất bình tĩnh và lo lắng, người hát nên chuyển ngân nga giai điệu bị quên lời bằng nguyên âm hoặc âm ngậm, tiếp tục biểu diễn bằng ảnh mắt, biểu cảm khuôn mặt, sau đó chủ động hát câu tiếp theo.

Khi micrô không lên tiếng, không nên quay ngang, nhìn dọc hay vỗ lên đầu micrô. Người hát nên hát và biểu diễn bình thường, tích cực giao lưu với khán giả bằng ánh mắt, biểu cảm và động tác biểu diễn, người điều chỉnh âm thanh sẽ chủ động xử lí đường tiếng của micrô hoặc đổi micrô.

3. Kĩ năng phân tích tiết mục biểu diễn thanh nhạc

Một trong những bước quan trọng làm nên sự thành công cho phần biểu diễn thanh nhạc là phân tích tiết mục. Khi hiểu rõ thể loại, nội dung, cấu trúc của tác phẩm, người biểu diễn dễ dàng truyền tải được giá trị của tác phẩm đó đến người thưởng thức.

Trang 9

a) Thể loại

Căn cứ vào nội dung lời ca, tính chất âm nhạc,... ca khúc có thể thuộc về loại ca khúc hành khúc hay trữ tình.

• Hành khúc

Hành khúc là thể loại ca khúc có nhịp đi, xuất hiện nhiều trong những ca khúc yêu nước, ca khúc cách mạng,... tiêu biểu như: Hành quân xa của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Lá xanh của nhạc sĩ Hoàng Việt, Bước chân trên dải Trường Sơn của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, Bác đang cùng chúng cháu hành quân của nhạc sĩ Huy Thục, Mẹ Việt Nam anh hùng của nhạc sĩ An Thuyên.

• Ca khúc trữ tình

Là thể loại ca khúc có tiết tấu chậm rãi, thong thả, thường mang tính chất ngợi ca, tự sự hoặc bày tỏ về nỗi niềm riêng. Chẳng hạn: Huyền thoại mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Khi tóc thầy bạc trắng của nhạc sĩ Trần Đức; Tự nguyện của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh, Lời ca dâng Bác của nhạc sĩ Trọng Loan.

b) Nội dung

Nội dung trong mỗi tác phẩm thanh nhạc thường xoay quanh các chủ đề ca ngợi về quê hương, đất nước, thiên nhiên, tình mẫu tử, tình bạn, tình yêu,... Tuỳ nội dung của từng tiết mục, người biểu diễn thể hiện sắc thái, biểu cảm, đồng thời kết hợp các yếu tố phục trang, đạo cụ, biên đạo cho phù hợp.

Bảng 1: Một số gợi ý về cách xử lí, biểu diễn cho phù hợp với nội dung và tính chất của tác phẩm

Thể hiện/Tính chất Linh hoạt, vui tươi, hành khúc Trữ tình, tự sự, tâm trạng Trữ tình, ngợi ca
Ánh mắt, nét mặt Ánh mắt trong sáng, nhanh nhẹn. Nét mặt tươi vui, rạng ngời. Ánh mắt, khuôn mặt thể hiện nét man mác buồn hoặc vui tươi, dịu dàng, đằm thắm. Nét mặt tươi sáng, trang nghiêm. 
Cử chỉ, hành động Sử dụng nhiều cử chỉ của tay, bước đi nhịp nhàng, kết hợp nhún nhảy theo nhịp điệu của bài hát. Không cần nhiều động tác, chỉ tập trung biểu cảm tâm trạng một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, uyển chuyển. Động tác dứt khoát, tinh tế. Tư thế đi uyển chuyển, nhẹ nhàng hoặc chắc chắn, trang trọng, lịch thiệp.
Trang phục, đạo cụ Trang phục truyền thống hoặc hiện đại. Trang phục lịch thiệp, kín đáo. Trang phục lịch thiệp, kín đáo.

 

Trang 10

c) Cấu trúc

Ca khúc nói chung phần lớn được viết ở hình thức một, hai hoặc ba đoạn đơn. Loại được dùng phổ biến hơn cả là hai đoạn đơn, trong đó đoạn hai thường là đoạn điệp khúc. Người biểu diễn phải hiểu cấu trúc của tác phẩm, xác định rõ chỗ ngắt câu, ngắt đoạn để diễn tả nội dung của bài hát được rõ ràng, mạch lạc. Thông thường điểm ngắt câu, ngắt đoạn cũng trùng với điểm dừng câu của lời ca.

d) Hình thức biểu diễn

Tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất, thể loại âm nhạc của tác phẩm đề lựa chọn các hình thức như đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, đồng ca, hợp xướng.

• Đơn ca

Đơn ca là hình thức ca hát do một người thể hiện: một giọng nữ hoặc một giọng nam. Người hát đơn ca có cơ hội bộc lộ nhiều nhất chất giọng, năng lực ca hát và tác phong biểu diễn. Người có chất giọng vang, khoẻ, nhạc cảm tốt và lối trình diễn tự tin phù hợp với hình thức ca hát này.

• Song ca

Song ca là hình thức ca hát kết hợp hai giọng hát: giọng nữ với giọng nữ, giọng nam với giọng nam hoặc một giọng nam với một giọng nữ trong cùng một bài hát Hát song ca thường đan xen giữa phần hát solo (dành cho mỗi giọng) và phần kết hợp hai giọng hát. Người có chất giọng tốt và lối trình diễn tự tin thường phù hợp với hình thức biểu diễn này.

Hát song ca đòi hỏi sự kết hợp hài hoà, nhịp nhàng từ giọng hát đến động tác biểu diễn.

hinh-anh-bai-1-nhung-van-de-chung-ve-ki-nang-bieu-dien-thanh-nhac-13762-4

Hình 1.5. Biểu diễn hát song ca

• Tam ca

Tam ca là hình thức ca hát kết hợp giọng hát của 3 người: tam ca nữ, tam ca nam hoặc tam ca nam, nữ. Người tham gia hát tam ca cần có giọng hát tốt, đan xen giữa phần hát solo là phần kết hợp cả 3 giọng hát.

Hát tam ca yêu cầu sự kết hợp hài hoà, nhịp nhàng từ giọng hát đến động tác biểu diễn. Người hát cần dành thời gian tập luyện, ghi nhớ phân đoạn được phân công, điều tiết âm lượng nhịp nhàng, đều đặn ở những câu hát kết hợp và thống nhất các cử chỉ và động tác biểu diễn.

• Tốp ca

Tốp ca là sự kết hợp giọng hát của nhiều người, thường từ 4 người đến khoảng 8 người. Tốp ca gồm có: tốp ca nữ, tốp ca nam, hoặc tốp ca nam nữ. Người có giọng ca và năng khiếu nổi trội trong nhóm thường được phân công thể hiện phần lĩnh xướng hoặc những nhiệm vụ khó hơn trong tác phẩm như hát bè, hát đuổi.

Trang 11

Hát tốp ca không yêu cầu người tham gia đều có giọng ca tốt mà chú trọng sự đều đặn, hoà quyện từ giọng hát, cảm xúc và động tác biểu diễn. Luyện tập để biểu diễn tốp ca thường cần nhiều thời gian hơn so với hát đơn ca và song ca, tam ca.

• Đồng ca

Đồng ca là hình thức ca hát có nhiều người biểu diễn, hát chung một bè và không yêu cầu kĩ thuật hát. Biểu diễn đồng ca tạo sự đồng cảm, đồng điệu và hoà hợp tinh thần mọi người, có thể biểu diễn trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt tập thể.

• Hợp xướng

Hợp xướng là hình thức ca hát có sự tham gia của nhiều người, nhiều loại giọng và nhiều bè: 2 bè, 3 bè hoặc 4 bè. Hợp xướng là đỉnh cao của nghệ thuật hát bè.

Căn cứ vào các loại giọng mà hình thành các hình thức hát hợp xướng như: Hợp xướng giọng nữ, hợp xướng giọng nam, hợp xướng giọng nam và nữ, hợp xướng thiếu nhi. Hợp xướng có thể hát với nhạc đệm, cũng có thể hát không nhạc đệm (a cappella).

hinh-anh-bai-1-nhung-van-de-chung-ve-ki-nang-bieu-dien-thanh-nhac-13762-5

Hình 1.6. Hình thức hát hợp xướng

Biểu diễn đồng ca và hợp xướng không đòi hỏi nhiều động tác, chú trọng sự đồng đều và hoà quyện từ giọng hát đến các cử chỉ, điệu bộ khi diễn diễn. So với các hình thức ca hát khác, hợp xướng cần dành nhiều thời gian tập luyện để đạt được sự hoà quyện giữa các bè.

LUYỆN TẬP

1. Hãy nhóm các cử chỉ, động tác biểu diễn thanh nhạc trên sân khấu. Lập một số động tác riêng cho bản thân và luyện tập các động tác đó.

2. Hãy mô tả cách biểu diễn các ca khúc trữ tình.

3. Thực hành phân tích một tiết mục biểu diễn thanh nhạc mà em yêu thích.

4. Kể tên một số sự cố thường gặp khi biểu diễn trước công chúng và cách khắc phục.

VẬN DỤNG

Vận dụng những kĩ thuật biểu diễn được học để thể hiện một ca khúc mang lại cho em nhiều cảm xúc nhất.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Những Vấn Đề Chung Về Kĩ Năng Biểu Diễn Thanh Nhạc | Chuyên đề học tập Âm nhạc 11 | Chuyên Đề 1: Kĩ Năng Biểu Diễn Thanh Nhạc - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Chuyên đề học tập Toán 11

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11

Chuyên đề học tập Vật lí 11

Chuyên đề học tập Hóa học 11

Chuyên đề học tập Sinh học 11

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Chuyên đề học tập Lịch Sử 11

Chuyên đề học tập Địa lí 11

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11

Toán tập 1

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ Cơ khí)

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ chăn nuôi)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng tin học ứng dụng)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng khoa học máy tính)

Toán tập 2

Vật lí

Hoá Học

Sinh Học

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Lịch sử

Địa Lý

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật

GDTC_Cầu Lông

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

Âm Nhạc

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

GDTC_Bóng Rổ

Mỹ Thuật Điêu Khắc

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật Kiến Trúc

Mỹ Thuật Thiết Kế Công Nghiệp

Tin Học

Mỹ Thuật Thiết Kế Đa Phương Tiện

Tin học 11 - Định hướng khoa học máy tính

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Thời Trang

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.