Bài 1: Những Vấn Đề Chung Về Kĩ Năng Biểu Diễn Nhạc Cụ | Chuyên đề học tập Âm nhạc 11 | Chuyên Đề 2: Kĩ Năng Biểu Diễn Nhạc Cụ - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11 - Chuyên Đề 2 - Bài 1: Những Vấn Đề Chung Về Kĩ Năng Biểu Diễn Nhạc Cụ - Định nghĩa kĩ năng biểu diễn nhạc cụ, độc tấu và hòa tấu, các kĩ năng cơ bản, và xử lý tình huống sân khấu.


Trang 21

Yêu cầu cần đạt:

• Thực hiện được một số kĩ năng biểu diễn độc tấu và hoà tấu nhạc cụ.

• So sánh được sự khác nhau về kĩ năng biểu diễn giữa độc tấu và hoà tấu.

MỞ ĐẦU

Xem và nhận xét về người biểu diễn nhạc cụ trong một số trích đoạn của video: Canon in D của J. Pachelbel, November rain piano & guitar của Guns N'Roses, Spanish dance No.1 for guitar cua Manuel de Falla

1. Khái niệm về kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

Là khả năng người biểu diễn vận dụng những kiến thức thu nhận được trong lĩnh vực nhạc cụ bao gồm: kĩ thuật thể hiện (cảm thụ âm nhạc, xử lí tác phẩm, làm chủ đôi bàn tay,... ), kĩ thuật diễn (biểu cảm, hành động, cử chỉ,...) để trình bày trước công chúng.

2. Hình thức và kĩ năng biểu diễn nhạc cụ

a) Độc tấu

• Khái niệm về độc tấu

Là hình thức biểu diễn nhạc cụ của một người. Ví dụ như độc tấu guitar, piano,...

Trang 22

• Một số kĩ năng cơ bản trong độc tấu

– Kĩ năng phân tích: Người biểu diễn độc tấu cần trả lời được những câu hỏi trước khi trình diễn tác phẩm như: Tác phẩm viết ở giọng nào? Tác phẩm viết ở hình thức nào? Tác phẩm sử dụng những kĩ thuật nào để thể hiện? Tinh chất âm nhạc của tác phẩm như thế nào? Xác định đúng thời kì sáng tác của tác phẩm để có thể xử lí tác phẩm đúng với ý đồ tác giả.

– Kĩ năng làm chủ kĩ thuật. Sau khi xác định được các kĩ thuật sử dụng trong bài, cần chọn các bài tập bổ trợ cho các kĩ thuật đó để trình diễn tác phẩm được tốt hơn. – Kĩ năng thể hiện tác phẩm:

+ Phong cách biểu diễn: Trang nghiêm hoặc vui tươi.

+ Thể loại: Hành khúc, trữ tình hoặc nhảy múa.

+ Biểu cảm: Tuỳ vào tính chất của từng tác phẩm, người biểu diễn thể hiện những biểu cảm khác nhau trên nét mặt hoặc chuyển động của bàn tay.

– Kĩ năng làm chủ sân khấu

+ Động tác chào

Đây là kĩ năng quan trọng trước và sau khi biểu diễn của người nghệ sĩ, thể hiện phong thái tự tin của người biểu diễn cũng như thái độ tôn trọng, lịch sự của nghệ sĩ với khán giả.

Người chơi nhạc cụ có hai cách chào khán giả:

Với những nhạc cụ có thể cầm trên tay củi chào vừa phải, tay thuận cầm nhạc cụ đặt trước ngực, tay còn lại thả lỏng đặt thẳng tự nhiên.

Với nhạc cụ không thể cầm trên tay: đứng cạnh nhạc đã được đặt khấu, có thể đặt nhẹ một tay lên nhạc cụ, tay còn lại thả lỏng, để thẳng tự nhiên hoặc giang hai tay ra, cũi chào vừa phải,

+ Cách đặt micrô

Với các nhạc cụ như Recorder hoặc kèn phím Melodica, người thể hiện có thể đứng hoặc ngồi, sử dụng chân micrô cách khoảng 30 cm.

Với đàn guitar có thể sử dụng micrô cài vào đàn hoặc đặt chân micrô ở phía gần cuối đàn cách khoảng 30 cm.

+ Trang phục

hinh-anh-bai-1-nhung-van-de-chung-ve-ki-nang-bieu-dien-nhac-cu-13766-0

Hình 2.1. Ảnh mắt và hướng nhìn

Nghệ sĩ biểu diễn cần mặc trang phục lịch sự, thuận lợi cho việc biểu đạt âm nhạc theo sự đặc thù của mỗi loại nhạc cụ.

Trang 23

+ Xử lí một số tinh huống thường gặp trên sân khấu

           Tình huống                                              Xử lí
Hồi hộp, run, mất bình tĩnh Hít thở sâu, không nên nhìn xuống khán giả, tập trung vào giai điệu chính của tác phẩm và liên tục đọc nhằm giai điệu kết hợp với tiếp tục chơi.
Khi đang biểu diễn bị lãng quên một ý nhạc, một câu nhạc Không được lo lắng hay mất bình tĩnh có thể chuyển ngay sang nhịp gần nhất mà bản thân có thể nhớ.
Khi micrô không lên tiếng Không được dùng phần biểu diễn lại mà phải tiếp tục trình diễn để người chỉnh âm thanh có thể chủ động xử lí lại micrô hoặc đổi micrô.

 

b) Hoà tấu

• Khái niệm về hoà tấu

Là hình thức một nhóm người cùng thực hiện trình diễn một tác phẩm, đề cao sự hoà hợp về kĩ thuật, âm thanh, âm sắc và cảm xúc.

hinh-anh-bai-1-nhung-van-de-chung-ve-ki-nang-bieu-dien-nhac-cu-13766-1

Hình 2.2. Hình thức hoà tấu

Trang 24

• Một số kĩ năng cơ bản trong hoà tấu

– Kĩ năng phân tích: Chia bè cho phù hợp với sở trường của các thành viên trong nhóm.

– Kĩ năng thể hiện tác phẩm:

+ Phong cách trình diễn: Trang nghiêm hoặc vui tươi.

+ Thể loại: Hành khúc, trữ tình hoặc nhảy múa.

+ Biểu cảm: Tuỳ vào tính chất của từng tác phẩm, nhóm người trình diễn thống nhất thể hiện những biểu cảm khác nhau trên nét mặt hoặc chuyển động hình thể.

– Kĩ năng phối hợp với bạn diễn: Mỗi thành viên của nhóm phải biết nghe bè, điều tiết âm lượng và bỗ trợ cho nhau trong biểu diễn.

– Kĩ năng làm chủ sân khấu:

+ Động tác chào: Cả nhóm thống nhất về cách chào trước và sau khi biểu diễn.

+ Cách đặt micrô: Khác với phần độc tấu thì micrô tập trung cho một nhạc cụ, hoà tấu cần số lượng micrô nhiều hơn và chỉ để ở trước các nhạc cụ để có thể lấy được tiếng của cả nhóm hoà tấu.

+ Trang phục: Cần thống nhất về trang phục trong cả nhóm.

+ Xử lí một số tình huống thường gặp trên sân khấu: Ngoài những trường hợp như hồi hộp, run, mất bình tĩnh, lãng quên... người tham gia biểu diễn hoà tấu còn hay gặp phải những sự cố sau.

Tình huống Cách xử lí
Thành viên trong nhóm quên bố cục biểu diễn, lệch nhịp, sai
hoà âm...
Cả nhóm vẫn tiếp tục biểu diễn, thành viên nào quên cần lắng nghe, xác định lại ý nhạc câu nhạc cho chính xác và tiếp tục cùng nhóm biểu diễn.
Thành viên trong nhóm gặp sự cố về nhạc cụ (đứt dây, sai dây, mất âm thanh...). Cả nhóm vẫn tiếp tục biểu diễn và cùng nhau "ra hiệu" cho thành viên khác bổ trợ, khắc phục sự thiếu hụt của nhạc cụ đó.



LUYỆN TẬP

1. Trình bày một số kĩ thuật biểu diễn độc tấu và hoà tấu.

2. Chỉ ra sự khác biệt khi xem biểu diễn độc tấu và hoà tấu tác phẩm Argentina melody của M. L. Anido.

VẬN DỤNG

1. Hãy trình bày kĩ năng biểu diễn độc tấu một tác phẩm mà em đã được học.

2. Em hãy đưa ra một số sự cố về biểu diễn độc tấu, hoà tấu và cách giải quyết.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Những Vấn Đề Chung Về Kĩ Năng Biểu Diễn Nhạc Cụ | Chuyên đề học tập Âm nhạc 11 | Chuyên Đề 2: Kĩ Năng Biểu Diễn Nhạc Cụ - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11

Chuyên đề học tập Toán 11

Chuyên đề học tập Ngữ văn 11

Chuyên đề học tập Vật lí 11

Chuyên đề học tập Hóa học 11

Chuyên đề học tập Sinh học 11

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Chuyên đề học tập Lịch Sử 11

Chuyên đề học tập Địa lí 11

Chuyên đề học tập Âm nhạc 11

Toán tập 1

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ Cơ khí)

Chuyên đề học tập Công nghệ 11 (Công nghệ chăn nuôi)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng tin học ứng dụng)

Chuyên đề học tập Tin học 11 (Định hướng khoa học máy tính)

Toán tập 2

Vật lí

Hoá Học

Sinh Học

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Lịch sử

Địa Lý

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 11

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật

GDTC_Cầu Lông

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

Âm Nhạc

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

GDTC_Bóng Rổ

Mỹ Thuật Điêu Khắc

Mỹ Thuật Đồ Hoạ_Tranh in

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật Kiến Trúc

Mỹ Thuật Thiết Kế Công Nghiệp

Tin Học

Mỹ Thuật Thiết Kế Đa Phương Tiện

Tin học 11 - Định hướng khoa học máy tính

Mỹ Thuật Thiết Kế Đồ Hoạ

Mỹ Thuật Thiết Kế Sân Khấu Điện Ảnh

Mỹ Thuật Thiết Kế Thời Trang

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.