Chủ đề 4: Chăm sóc gia đình | Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp - Chủ đề 4: Chăm sóc gia đình


(Trang 28)

MỤC TIÊU

  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình.
  • Biết cách hoá giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.
  • Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
  • Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.
  • Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

hinh-anh-chu-de-4-cham-soc-gia-dinh-12354-0

(Trang 29)

ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

- Tìm hiểu những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình.

- Tìm hiểu cách hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

- Tìm hiểu về sự tự tin sắp xếp hợp lí công việc và có trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

- Tìm hiểu kế hoạch chi tiêu phù hợp, thực hiện tiết kiệm tài chính.

- Rèn luyện kĩ năng hoá giải mâu thuẫn và quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

- Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình; tự giác, có trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

-Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và kĩ năng thực hiện mục tiêu tiết kiệm.

ĐỊNH HƯỚNG NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG

SINH HOẠT DƯỚI CỜ, SINH HOẠT LỚP

- Tham gia trao đổi về quan tâm, chăm sóc người thân và hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

- Tham gia toạ đàm về tự giác, trách nhiệm tham gia lao động trong gia đình và tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.

- Thảo luận về thực hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp trong gia đình và tiết kiệm tài chính.

  • Chia sẻ kết quả: Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân và hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình; Trách nhiệm tham gia lao động trong gia đình; Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

(Trang 30)

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình

1. Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình

Gợi ý:

- Những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần đối với người thân trong gia đình.

- Sự hiểu biết của em về từng người thân trong gia đình (điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách,...).

- ...

2. Thảo luận để xác định những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình

Gợi ý:

- Những việc cần làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc sức khoẻ thể chất của người thân trong gia đình.

- Những việc cần làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến đời sống tinh thần của người thân trong gia đình.

- ...

HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu cách hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

1. Chia sẻ về những tình huống em đã tham gia hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

2. Dựa vào kinh nghiệm đã có, em hãy chia sẻ cách hoá giải mâu thuẫn trong các tình huống

Tình huống 1 Hương mắng em trai vì mải chơi điện tử nên quên nhiệm vụ tưới cây. Bà nội đã bênh em và mắng Hương. Mẹ chứng kiến sự việc và giải thích với bà là Hương không sai, nhưng bà lại cho là mẹ cãi bà nên rất giận mẹ.

?. Nếu là Hương, em sẽ làm gì?

Tình huống 2 Em của Khánh đang ở tuổi dậy thì nên rất muốn khẳng định mình, em muốn được tự quyết định mọi việc từ học tập đến kết giao bạn bè,... khiến bố mẹ rất lo lắng. Bố nhắc em bớt giao du với bạn, dành thời gian cho học tập, nhưng em cãi lại: "Bố đừng can thiệp vào việc của con, con tự biết sắp xếp". Bố Khánh rất tức giận.

?. Nếu là Khánh, em sẽ làm gì?

(Trang 31)

3. Thảo luận để xác định cách hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Gợi ý:

Khi bản thân có mâu thuẫn, xung đột với người thân Khi các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, xung đột với nhau

- Chủ động nói chuyện với người thân để hoá giải mâu thuẫn, xung đột.

- Đặt mình vào vị trí người thân để hiểu cảm xúc của họ.

- ...

- Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột.

- Nói chuyện riêng với từng người để hiểu về mâu thuẫn, xung đột đó.

- ...

HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu về sự tự tin tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc và tự giác tham gia lao động trong gia đình

1. Thảo luận trường hợp

Một ngày sinh hoạt, học tập và tham gia lao động của Phong

Phong là học sinh lớp 11, bạn đã biết kết hợp hài hoà giữa nhiệm vụ học tập và giúp đỡ gia đình. Phong đã xây dựng thời gian biểu của mình dựa trên thời khoá biểu và những công việc được bố mẹ phân công: xác định các nhiệm vụ cần hoàn thành trong ngày, lựa chọn những việc quan trọng theo thứ tự ưu tiên để sắp xếp làm trước, phân chia thời gian thực hiện một cách hợp lí để dễ quản lí và điều chỉnh. Theo đó, Phong đã tự tin sắp xếp công việc gia đình theo thời gian biểu, cụ thể:

Thời gian Hoạt động/công việc

Ghi chú

(Những điều chỉnh khi có việc phát sinh đột xuất)

Sáng 6h-12h 6h-6h15 Tưới cây, rau ...
6h30-12h Đi học ...

Chiều

14h-17h30

14h-16h Học bài ...
16h-17h Lao động giúp gia đình ...
17h-17h30 Rèn luyện sức khoẻ ...
Tối 20h - 22h30 20h-22h30 Học bài ...

(Trang 32)

Gợi ý:

- Nhận xét về ý thức tự giác tham gia lao động trong gia đình qua thời gian biểu của Phong.

- Xác định những căn cứ đề Phong tự tin về việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình của mình.

2. Thảo luận về cách tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc để tự tin và tự giác, trách nhiệm tham gia lao động gia đình

Gợi ý:

- Lập danh sách các công việc cần làm.

- Ưu tiên những việc quan trọng và cấp bách.

- ...

HOẠT ĐỘNG 4. Tìm hiểu về kế hoạch chỉ tiêu phù hợp, thực hiện tiết kiệm tài chính

1. Chia sẻ về các khoản chi tiêu của gia đình em

Gợi ý:

- Tổng thu nhập.

- Các khoản chi: Chi thiết yếu (ví dụ: ăn uống, học tập....); chi phát sinh (hiếu, hỉ,...).

- Khoản tiết kiệm.

2. Thảo luận về kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình

Gợi ý:

- Chi thiết yếu không quá 80%.

- Chi phát sinh:...

- Tiết kiệm: Tối thiểu 7%.

VỚI CUỘC SỐNG

3. Thảo luận để xác định cách thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính

Gợi ý:

hinh-anh-chu-de-4-cham-soc-gia-dinh-12354-1

Cân đối thu, chi trong gia đình.

Lập danh sách những khoản chi cho nhu cầu thiết yếu.

HOẠT ĐỘNG 5. Rèn luyện kĩ năng hoá giải mâu thuẫn, xung đột và quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình

1. Thảo luận để xác định cách giải quyết các tình huống

(Trang 33)

Tình huống 1 Chiều tối, em gái mượn xe của Hiền sang nhà bạn, trên đường về nhà lốp xe đã bị chiếc đinh đâm vào nhưng em không biết. Sáng hôm sau, Hiền lấy xe đi học thì phát hiện xe bị xẹp lốp. Trong tâm trạng lo lắng bị muộn học, Hiền đã mắng em là vô trách nhiệm, làm hỏng xe mà không nói để anh có thời gian sửa. Vì thế, hai anh em giận nhau, không trò chuyện, vui đùa như mọi khi nữa.

?. Nếu là Hiền, em sẽ làm gì để hoá giải mâu thuẫn này?

Tình huống 2 Nhà Hương có ba chị em là Hương, Nam và em gái út. Có lần, Hương thấy em gái đọc trộm nhật kí của anh Nam và mách với mẹ là anh đang yêu. Bị mẹ mắng, Nam rất tức giận định đánh em.

?. Nếu là Hương, em sẽ giải quyết xung đột giữa hai em của mình như thế nào?

Tình huống 3 Mấy ngày nay, bố vẫn đi làm đều nhưng Linh nhận thấy bố có vẻ mệt, ăn ít và gầy hơn. Linh hỏi bố để tìm hiểu thêm, nhưng bố nói: "Con cứ yên tâm, bố không sao". Linh hiểu rằng, bố không muốn Linh phải lo lắng.

?. Nếu là Linh, em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình?

Tình huống 4 Minh là người sống tình cảm, luôn quan tâm đến mẹ. Hôm nay, Minh để ý thấy tâm trạng mẹ có vẻ bất ổn, không như mọi ngày. Từ tối, mẹ nhiều lần thở dài, nét mặt hiện nỗi buồn và lo lắng. Mình hỏi chị gái xem có biết nguyên nhân không, chị nói: "Mẹ vừa nhận được tin bà ngoại ốm nặng mà mẹ không còn tiến".

?. Nếu là Minh, em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình?

2. Chia sẻ và nhận xét về sự phù hợp, chưa phù hợp trong cách xử lí các tình huống trên

HOẠT ĐỘNG 6. Tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình và tự giác thực hiện có trách nhiệm

1. Em hãy sắp xếp hợp lí và tự giác thực hiện công việc gia đình, những hoạt động lao động khác mà em thấy có trách nhiệm tham gia

(Trang 34)

Gợi ý:

Những việc cần làm Thời gian thực hiện Điều kiện, phương tiện Kết quả mong đợi
... ... ... ...

2. Trao đổi cùng các bạn và giải thích vì sao em tự tin về sự sắp xếp công việc của mình là hợp lí

3. Chia sẻ cảm xúc của em khi tự giác thực hiện các công việc trong gia đình một cách có trách nhiệm

HOẠT ĐỘNG 7. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình

1. Dựa vào thu nhập thực tế của gia đình, em hãy lập kế hoạch chi tiêu phù hợp

Gợi ý:

KẾ HOẠCH CHI TIÊU GIA ĐÌNH

(Đơn vị: triệu đồng)

Các khoản thu, chi Tỉ lệ (%) Tháng 1 2 ... ... 11 12 Tổng
1. Tổng thu:                  
2. Dự kiến các khoản chỉ tiêu:
2.1. Chi thiết yếu (không vượt quá 80%) ... ... ... ... ... ... ... ... ...
2.2. Chi phát sinh (lễ, tết, hiếu, hỉ,...) ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Tổng chi: ... ... ... ... ... ... ... ... ...
3. Tiết kiệm (Tiết kiệm = Tổng thu – Tổng chỉ) (Tối thiểu 7%) ... ... ... ... ... ... ... ... ...

2. Chia sẻ với gia đình và hoàn thiện kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình

3. Cùng gia đình thực hiện kế hoạch

HOẠT ĐỘNG 8. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình

Thảo luận để xử lí các tình huống

Tình huống 1 Gia đình Sương đã xây dựng được kế hoạch chi tiêu trong tháng phù hợp với thu nhập của gia đình, trong đó dành 5% cho tiết kiệm và thống nhất cùng thực hiện. Đến giữa tháng, mẹ Sương phát hiện khoản chỉ cho “ăn uống" đã vượt so với dự kiến 2 000 000 đồng.

?. Nếu là Sương, em sẽ đề xuất biện pháp nào để gia đình mình thực hiện được mục tiêu tiết kiệm trong kế hoạch?

(Trang 35)

Tình huống 2 Trong kế hoạch chỉ tiêu phù hợp với thu nhập của gia đình, hằng tháng, gia đình Phùng đã dành 7% để tiết kiệm. Sau 20 ngày thực hiện, bố Phùng phát hiện ra khoản chi tiêu không thường xuyên đã vượt quá giới hạn cho phép 2 000 000 đồng nhưng tất cả những khoản chi đó đều cần thiết.

?. Nếu là Phùng, em sẽ đề xuất biện pháp nào để gia đình mình thực hiện được mục tiêu tiết kiệm trong kế hoạch?

HOẠT ĐỘNG 9. Thực hiện trách nhiệm đối với gia đình

- Luôn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

- Chủ động tham gia hoá giải mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa mình với người thân hoặc giữa những người thân để không khí gia đình luôn vui vẻ.

- Tự giác tham gia có trách nhiệm các hoạt động lao động trong gia đình và điều chỉnh, sắp xếp công việc phát sinh sao cho hợp lí.

- Thực hiện kế hoạch chi tiêu hằng tháng phù hợp với thu nhập trong gia đình, điều chỉnh chi tiêu đề thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

- Ghi chép lại những kết quả, cảm xúc khi thực hiện thành công, những khó khăn, cách em vượt qua những khó khăn đó và chia sẻ với thầy cô, các bạn.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ

- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc sức khoẻ thể chất của những người thân trong gia đình hằng ngày.

- Nhận biết được trạng thái sức khoẻ tinh thần của những người thân trong gia đình.

- Biết cách hoá giải được mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.

- Tự giác tham gia có trách nhiệm các hoạt động lao động trong gia đình.

- Sắp xếp được công việc gia đình hợp lí và tự tin điều chỉnh khi có công việc phát sinh.

- Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.

- Thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong kế hoạch chi tiêu của gia đình.

Mức độ em đạt được: Đạt/Chưa đạt

Tin tức mới


Đánh giá

Chủ đề 4: Chăm sóc gia đình | Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.