Bài 1: Khái quát về lí luận mĩ thuật | Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Mỹ thuật - Lí luận và lịch sử mĩ thuật - Bài 1: Khái quát về lí luận mĩ thuật


(Trang 5)

Yêu cầu cần đạt

- Biết được một số đặc điểm về lí luận mĩ thuật.

- Hiểu được một số kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định liên quan đến lí luận mĩ thuật.

- Lập dàn ý và viết được bài luận ngắn giới thiệu về một tác phẩm mĩ thuật.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong tìm hiều vẻ đẹp, giá trị của di sản mĩ thuật. Yêu thích và có tình cảm với vốn văn hoá của nhân loại thông qua các tác giả, tác phẩm mĩ thuật.

 KHÁM PHÁ

Lí luận mĩ thuật

Lí luận mĩ thuật là hệ thống những tri thức về mĩ thuật đã được khái quát, đáng tin cậy liên quan đến bản chất, biểu hiện, nhận thức về cái đẹp và trải nghiệm nghệ thuật. Lí luận mĩ thuật giúp nhà nghiên cứu mĩ thuật có cơ sở để đánh giá các ý tưởng, hình thức biểu đạt và quá trình sáng tạo của nghệ sĩ thông qua tác phẩm. Từ đó góp phần giúp công chúng biết, hiểu và nâng cao năng lực, thị hiếu thẩm mĩ của bản thân.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-li-luan-mi-thuat-12528-0

Mối quan hệ giữa lí luận mĩ thuật với các thành phần liên quan

LÍ LUẬN MĨ THUẬT

Hệ thống tri thức về mĩ thuật

Trải nghiệm nghệ thuật

(Trang 6)

Công việc của nhà nghiên cứu lí luận mĩ thuật

Nhà nghiên cứu li luận mĩ thuật tham gia các công việc cụ thể như:

- Biên tập viên trong cơ quan báo chí, nhà xuất bản về lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật. -

- Giảng viên dạy lí luận mĩ thuật ở các trường đại học, cơ sở đào tạo về mĩ thuật.

- Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu hoặc là một nhà lí luận mĩ thuật độc lập.

- Tham gia tuyển chọn, giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật trưng bày trong bảo tàng, phòng triển lãm....

Cùng với đó, nhà nghiên cứu lí luận tham gia nhiều hoạt động như giao lưu, kết nối, toạ đàm trao đổi học thuật, viết bài, hệ thống hoá dữ liệu về nguồn tin tác giả, tác phẩm phục vụ cho công việc lí luận và phê bình mĩ thuật. Trong các hoạt động chuyên môn, các nhà nghiên cứu li luận mĩ thuật thường trình bày quan điểm của cá nhân về chủ đề, phong cách, xu hướng mĩ thuật trên cơ sở những dữ liệu về tác giả, tác phẩm thu thập được.

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-li-luan-mi-thuat-12528-1

Toạ đàm "Truyền thông hiểu học qua góc nhìn nghệ thuật" tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam(1)

Viết đoạn văn giới thiệu về công việc của nhà nghiên cứu lí luận mĩ thuật.

(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

(Trang 7)

NHẬN BIẾT

Lí luận mĩ thuật đáp ứng nhu cầu, sự quan tâm của nghệ sĩ và công chúng nghệ thuật về sáng tạo, thưởng thức tác phẩm mĩ thuật. Do đó, đối tượng của li luận mĩ thuật gắn liền với việc tìm hiều về tác giả, tác phẩm, quá trình sáng tạo và giá trị thẩm mĩ.

LÍ LUẬN MĨ THUẬT

TÌM HIỂU TÁC GIẢ

Những thành tựu, dấu mốc gắn với cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm cũng như những hoạt động trí tuệ.... để tạo ra các tác phẩm một cách sáng tạo.

NỘI DUNG, HÌNH THỨC TÁC PHẨM

Phân tích ngôn ngữ tạo hình thể hiện tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm thông qua hình thức, câu trúc, bố cục, kết cấu, bề mặt,...

QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC

Những yếu tố tác động đến bối cành, quá trình sáng tạo, thực hiện tác phẩm (Ý tưởng – thu -thập và phân tích thông tin liên quan – lựa chọn và cụ thể hoá ý tường....).

GIÁ TRỊ THÂM MÌ

Biểu hiện qua khả năng khơi gợi niềm vui (giá trị tích cực) hoặc không hài lòng (giá trị tiêu cực) khi được đánh giá qua những trải nghiệm nghệ thuật.

Đối tượng nghiên cứu của lí luận mĩ thuật

Trong các đối tượng nghiên cứu của lí l Vi sao? a lí luận mĩ thuật, đối tượng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Như vậy, thông qua lí luận mĩ thuật, người học không chỉ có thể tiếp nhận kiến thức chuyên môn về mĩ thuật mà còn nâng cao cái nhìn về cuộc sống và giá trị của di sản/ tác phẩm mĩ thuật, cũng như góp phần nâng cao kĩ năng thực hành. Có nhiều cách tiếp cận khi giải thích, xác định đặc điểm hay phân tích làm rõ những giá trị tác phẩm mĩ thuật:

- Tiếp cận theo hình thức thể hiện tác phẩm thông qua ngôn ngữ tạo hình, kĩ thuật thực hiện....

- Tiếp cận theo cảm xúc trên cơ sở phản ứng tâm lí và kinh nghiệm khi thưởng thức tác phẩm.

- Tiếp cận trên cơ sở kết hợp giữa hình thức tác phẩm và cảm xúc khi thưởng thức tác phẩm.

Hãy lựa chọn một cách tiếp cận để tìm hiểu tác phẩm mĩ thuật mà em yêu thích.

(Trang 8)

EM CÓ BIẾT

Bức tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ được công nhận là bào vật quốc gia theo Quyết định số 2599/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2013, của Thủ tướng Chính phủ. Đây là hiện vật nguyên gốc độc bản và là tác phẩm được rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, mĩ thuật đánh giá cao với đầy đủ các giá trị:

- Giá trị lịch sử: ghi lại chân thực hình ảnh một cuộc kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, phản ánh tinh thần hào hùng, quyết liệt của trận chiến lịch sử của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp. Bức tranh góp một phần quan trọng vào việc nghiên cứu các giá trị lịch sử căn bản để dẫn đến thắng lợi lừng lẫy của chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Giá trị thẩm mĩ: tác phẩm ghi nhận một phong cách tiêu biểu của một hoạ sĩ bậc thầy của nền mĩ thuật Việt Nam. Tác phẩm là sự kế thừa lối tạo hình của nghệ thuật phương Tây với thủ pháp hiện thực, nhưng lại mang đậm tinh thần, màu sắc Việt. Tác phẩm là minh chứng căn bản cho khả năng biều cảm đa dạng của nghệ thuật sơn mài Việt Nam ngoài lối biểu hình kiểu trang trí trong mĩ thuật truyền thống.

- Giá trị văn hoá: tác phẩm đã tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội như cổ động tinh thần quân dân trong thời kì kháng chiến chống Mỹ – thời điểm bức tranh ra đời, ảnh hưởng đến các thế hệ hoạ sĩ sau thời Nguyễn Sáng, với tinh thần là bản hùng ca về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam.(1)

hinh-anh-bai-1-khai-quat-ve-li-luan-mi-thuat-12528-2

Nguyễn Sáng, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, 1963, tranh sơn mài

(1) Nguồn: Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hoá

(Trang 9)

Gợi ý lập dàn ý bài viết giới thiệu một tác phẩm mĩ thuật yêu thích

Tìm hiểu thông tin về tác phẩm như: tên tác phẩm, tên tác giả, bối cảnh xã hội khi tác phẩm được sáng tác....
Tìm hiểu về hình thức biểu đạt của tác phẩm (nội dung. hình thức, kĩ thuật, chất liệu tạo hình....).
Tìm hiểu về tính sáng tạo của nghệ sĩ qua việc xem xét tác phẩm có thúc đầy trí tưởng tượng, liên tưởng khi thưởng thức hay không.
Tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm đối với nền văn hoá và đời sống xã hội đương thời, cũng như đối với thời gian sau đó.

Viết một bài luận ngắn giới thiệu về một tác phẩm mĩ thuật.

THẢO LUẬN

Trao đổi về lĩnh vực lí luận mĩ thuật theo những câu hỏi sau:

- Lí luận có vai trò thể nào trong thưởng thức, sáng tác mĩ thuật?

- Để có hiểu biết về lí luận mĩ thuật cần trang bị những kiến thức, kĩ năng nào?

- Khi viết bài giới thiệu về tác phẩm mĩ thuật yêu thích, cần lưu ý điều gì? Vì sao?

VẬN DỤNG

Sử dụng kiến thức lí luận mĩ thuật đề viết bài giới thiệu về nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam trong một giai đoạn cụ thể.

Gợi ý một số giai đoạn:

  • 1925-1945
  • 1945-1954
  • 1954-1975
  • 1975-1986
  • 1986 - không

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Khái quát về lí luận mĩ thuật | Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.