(Trang 10)
Yêu cầu cần đạt - Biết được các bước cơ bản khi tìm hiểu về tác giả thuộc lĩnh vực mĩ thuật. - Lập được dàn ý và viết được bài luận ngắn giới thiệu về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào việc tìm hiểu, giới thiệu về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật. |
KHÁM PHÁ
Lĩnh vực mĩ thuật bao gồm những loại hình của nghệ thuật tạo hình chủ yếu như hội hoạ, điêu khắc, đồ hoạ (tranh in).... diễn đạt một tác phẩm với các hình tượng mang tính tượng trưng, trừu tượng hay cụ thể. Cùng với đó, lĩnh vực mĩ thuật cũng được ứng dụng vào nhiều mặt của đời sống xã hội như các ngành kiến trúc, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế đa phương tiện.... theo cách kết hợp hài hoà giữa yếu tố thẩm mĩ và chức năng sử dụng.
Ô-guýt Rô-đanh (Auguste Rodin) (1840 – 1917) nhà điêu khắc thời kì hiện đại với phong cách hiện thực có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ nhà điêu khắc sau này(1)
Nguyễn Nam Sơn (1890-1973). một trong những hoạ sĩ đầu tiên của nên mĩ thuật hiện đại Việt Nam.(2)
(1) Nguồn: theartpostblog.com
(2) Nguồn: design.vn
(Trang 11)
Quá trình tạo ra các tác phẩm mĩ thuật là hoạt động sáng tạo của cá nhân hoặc nhóm người lao động nghệ thuật. Nghệ sĩ bằng sự lao động của mình trực tiếp tạo ra tác phẩm với hình thức sáng tạo phù hợp với ý tưởng và khả năng thực hiện. Tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật gắn liền với những tên gọi như: hoạ sĩ, nhà điêu khắc, cũng có thể còn là nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, kiến trúc sư, nhà tạo mẫu....
Phranh Lợi Rai
(Frank Lloyd Wright) (1867-1959) kiến trúc sư với những thiết kế công trình kiến trúc dựa trên sự hài hoà giữa con người và môi trường xung quanh(1)
Ga-bri-en Sa-nen (Gabrielle Chanel) (1883-1971) nhà tạo mẫu, thiết kế thời trang, sáng lập thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng Chanel
Võ An Ninh (1907-2009) nhiếp ảnh gia viết sử bằng ảnh
(1) Nguồn: franklloydwright.org
(2) Nguồn: businessoffashion.com
(3) Nguồn: Tam Thái
(Trang 12)
EM CÓ BIẾT
Một số tác giả tiêu biểu của nền hội hoạ hiện đại Việt Nam
Nền hội hoạ hiện đại Việt Nam có dấu mốc quan trọng với việc mở Trường Mĩ thuật Đông Dương vào năm 1925. Trong quá trình đào tạo của nhà trường, các hoạ sĩ được học và chịu ảnh hưởng của lối tạo hình áp dụng phương pháp khoa học như luật xa -gần, diễn tả hình khối, màu sắc, quy luật ánh sáng.... Tác phẩm thời kì này được sáng tạo bằng các chất liệu tạo hình khác nhau như sơn dầu, sơn mài, màu nước.... Ở giai đoạn từ năm 1925 đến năm 1945, nhiều hoạ sĩ được đào tạo tại nhà trường đã thành danh với những đề tài gần gũi với cuộc sống như hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí (với tác phẩm tranh sơn mài Chùa Thầy, Đền Trung Tự, Dọc mùng....), hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (với tác phẩm tranh sơn dầu Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen,...), hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh (với tác phẩm tranh lụa Cô gái rửa khoai, Đi chợ, Chăn trâu, Đi xem bói,...), hoạ sĩ Trần Văn Cần (với tác phẩm tranh khắc gỗ Gánh cát trên bờ sông Nhị, Gội đầu, tranh sơn dầu Em Thuý...)...
Trong thời kháng chiến chống Pháp, nhiều hoạ sĩ đã tham gia vẽ tranh cổ động như Trần Văn Cần với tác phẩm Nước Việt Nam của người Việt Nam; Nguyễn Sáng với Toàn dân đoàn kết, tranh chân dung của Hồ Chủ tịch của Nguyễn Đỗ Cung và Tô Ngọc Vân; Dương Bích Liên với Học quốc ngữ, Trần Đình Thọ với Lúa mới...
Giảng viên và sinh viên Trường Mĩ thuật Đông Dương trong giai đoạn đầu thành lập trường(1)
(1) Nguồn: vietnamarts.vn
(Trang 13)
NHẬN BIẾT
Đặc điểm của nghệ sĩ sáng tạo trong lĩnh vực mĩ thuật
Nghệ sĩ sáng tạo trong lĩnh vực mĩ thuật là những người thực hành, sáng tác trên cơ sở yếu tố và nguyên lí tạo hình của nghệ thuật thị giác. Các nghệ sĩ lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp với ý tưởng mới để tạo nên các tác phẩm. Chính việc sáng tạo giúp các tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật phát triển các giải pháp khác nhau, cũng như thử nghiệm những ý tưởng mới về kĩ thuật, chất liệu tạo hình,... nhờ vậy đã tạo nên những tác phẩm có tính tiên phong. Qua đó, các nghệ sĩ sáng tạo hình thành những phẩm chất đặc trưng khác như sự kiên định, đam mê, khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú....
Việc hiểu đặc điểm của nghệ sĩ sáng tạo trong lĩnh vực mĩ thuật giúp em điều gi trong quá trình tìm hiểu tác giả, tác phẩm?
Nghệ sĩ Páp-lô Pi-cát-xô (Pablo Picasso) về một chiếc bình gốm, 1953
(1) Nguồn: artsy.net
(Trang 14)
Những điều lưu ý trong lập dàn ý khi tìm hiểu tác giả
- Xác định tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình hay lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng. Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tác giả đó như năm sinh, năm mất, cuộc đời, sự nghiệp, sở trường, cách tạo hình hoặc cách khai thác chủ đề nghệ thuật....
- Khai thác dữ liệu về tác giả cần tìm nguồn tin cậy và đối chiếu qua các kênh thông tin khác nhau để kiểm chứng nguồn tin như tài nguyên số trên internet, tư liệu sách báo, các cứ liệu lịch sử liên quan đến tác giả,... Sau khi chọn lọc thông tin chính xác, cần tập hợp các dữ liệu một cách hệ thống và đặt trong hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội mà tác giả đó hoạt động trong lĩnh vực mĩ thuật.
EM CÓ BIẾT
Hoạ sĩ người Pháp, Giấc Lu-i Đa-vít (Jacques-Louis David) sinh năm 1748, mắt năm 1825, là đại diện tiêu biểu của nghệ thuật Tân cổ điển (Neo-Classicism), một trường phải hội hoạ mang tính triết li trong giới văn nghệ sĩ giữa thế kỉ 18. Ông là tác giả của nhiều bức hoạ đề tài lịch sử, gắn liền với bối cảnh xã hội và quan điểm nghệ thuật thịnh hành vào thời bấy giờ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông phá vỡ sự cứng nhắc theo lối thể hiện hàn lâm với sự năng động và màu sắc ấm áp như Lễ tang Ăng-đrô-mác (La Douleur d'Andromaque, 1783), Lòi thể của Hô-rắc (Le Serment des Horaces, 1784), Những người phụ nữ Xa-bi-ni (Les Sabines, 1799). Bô-na-pác vượt đèo Xanh Béc-na (Bonaparte franchissant le Grand-Saint-Bernard, 1801)...
Giác Lu-i Đa-vít (Jacques-Louis David), Chân dung tự hoạ (Self portrait), 1794, tranh sơn dầu(1)
(1) Nguồn: Bảo tàng Louvre, thành phố Paris, Pháp
(Trang 15)
Ca-txu-si-ca Hô-cu-xai (Katsushika Hokusai) sinh năm 1760, mắt năm 1849, là một nghệ sĩ chuyên sáng tạo và sản xuất các bản in và tranh in mộc bản về các chủ đề núi Phú Sĩ, con người và cảnh vật thiên nhiên kì vĩ của Nhật Bản. Ông được biết đến với các lĩnh vực nghệ thuật như hội hoạ, đồ hoạ, thiết kế. Tác phẩm của ông nhấn mạnh các mặt phẳng và phác thảo bằng những đường nét mạnh mẽ theo lối tạo hình dân gian, nhưng ông cũng như một số nghệ sĩ Nhật Bản cùng thời kì đã tiên phong thử nghiệm phối cảnh tuyến tính của phương Tây và tạo nên phong cách riêng của mình.
Kê-xai Ê-xen (Keisai Eisen), Chân dung Ca-txu-si-ca Hô-cu-sai (Portrait of Katsushika Hokusai), 1848, tranh khắc gỗ(1)
(1) Nguồn: archive.wul.waseda.ac.jp
(Trang 16)
Gợi ý viết bài luận tìm hiểu về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật
Đề tim hiểu về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật có nhiều cách: trực tiếp hoặc gián tiếp. Từ đó có được thông tin cơ bản, những nhận định xác đáng, có căn cứ và đạt được mục đích đề ra. Về cơ bản, việc tìm hiểu thông tin để viết bài luận giới thiệu về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật theo các bước gợi ý sau:
Khái quát về thân thế, sự nghiệp, những ảnh hưởng tác động đến việc lựa chọn chủ đề và phong cách của tác giả. Sưu tầm một số hình ảnh đề minh hoạ cho phần viết qua các công cụ tìm kiếm trên internet. |
Khát quát một số ý kiến trao đổi, nhận định về tác giả của nhà nghiên cứu trong những bài viết liên quan. |
Đưa ra một số đánh giá ban đầu về những thành tựu nghệ thuật của tác giả trên cơ sở căn cứ chuyên môn và được công chúng thừa nhận. Trong đó, lí giải cách đặt và giải quyết vẫn đề của tư tường, giá trị nội dung thông qua phương thức biểu đạt của ngôn ngữ tạo hình với các phương tiện biểu đạt của màu sắc, hình khối, chất liệu,... được tác già thể hiện qua một số tác phẩm cụ thể. |
Đưa ra nhận định của bản thân về những đóng góp, ghi nhận (nếu có). |
Lưu ý: Trong quá trình tìm hiểu, luôn kiểm tra nguồn trích dẫn (nếu có) trên tài liệu, kênh tham khảo và các liên kết để đảm bảo thông tin đưa ra có căn cứ xác thực (Ví dụ, những tư liệu, bài biết của bảo tàng, viện nghiên cứu có độ tin cậy cao). Việc tra cứu thông tin trên internet bằng các công cụ tìm kiếm giúp tham khảo đa chiều, góp phần làm phong phú nội dung của bài viết.
(Trang 17)
EM CÓ BIẾT
Cuộc đời và sự nghiệp của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ có nhiều tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu cho nền mĩ thuật Việt Nam hiện đại với nhiều tác phẩm như: Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ phủ, Con trâu quả thực....
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh năm 1906 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nghèo. Năm 1926, ông thi đỗ vào Trường Mĩ thuật Đông Dương và tốt nghiệp năm 1931. Thời gian theo học tại trường, ông chịu ảnh hưởng của tri thức hội hoạ phương Tây nhưng có sự kết hợp với tư duy thầm mĩ Á Đông, tinh thần dân tộc. Trong các tác phẩm của minh, ông khai thác chủ đề gần gũi và cách thể hiện thân quen với đời sống xã hội trong bối cảnh những năm đầu thế kỉ 20. Nhờ vậy những tác phẩm hội hoạ của ông có được vẻ đẹp độc đáo riêng biệt.
Tô Ngọc Vân, Thiếu nữ bên hoa sen, 1944, tranh sơn dầu(1)
Không chỉ sáng tác trong lĩnh vực hội hoạ, ông còn được biết đến là một nhà lí luận mĩ thuật với nhiều bài viết có tính chuyên sâu, bày tỏ quan điểm của mình về mĩ thuật, góp phần định hướng sáng tác cho nhiều hoạ sĩ đương thời. Trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng, ông cũng là hoạ sĩ thiết kế tem, bìa sách.
Tô Ngọc Vân, Tem Apsara, 1931-1932(2)
(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(2) Nguồn: vietstamp.net
(Trang 18)
Trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo, ông cũng là hiệu trưởng Trường Mĩ thuật Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc, là người thầy hướng dẫn toàn bộ công tác chuyên môn và hoạt động của trường, góp phần đào tạo nên nhiều thế hệ hoạ sĩ theo mục đích: “hội hoạ phụng sự nhân dân, làm đẹp cuộc đời của nhân dân, hướng dẫn đề nâng cao trình độ hội hoạ của nhân dân..."(1), bởi vì, chúng ta "nhận của nhân dân cơm áo, chúng ta trả lại nhân dân bằng hội hoạ".
Gia đình hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, 1954(2)
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 tại Km 41. Ba Khe, bên kia đèo Lũng Lô, gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Ông được truy tặng danh hiệu Liệt sĩ và phần mộ hiện an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Để ghi nhận những đóng góp cho nền mĩ thuật, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (1996), giải thưởng cao quý nhất của Nhà nước ghi dấu tài năng và công lao đóng góp to lớn cho sự phát triển của dân tộc dành cho các nghệ sĩ và nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật.
Lựa chọn một tác giả yêu thích trong lĩnh vực mĩ thuật ở Việt Nam hoặc trên thế giới và viết bài luận để giới thiệu.
THẢO LUẬN
Trao đổi với các thành viên trong nhóm theo một số nội dung gợi ý sau:
- Đề lập dàn ý cho bài luận về tìm hiểu tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật, bạn đã thực hiện -theo các bước nào?
- Những thông tin nào cần tập hợp khi viết bài luận giới thiệu về tác giả trong lĩnh vực - mĩ thuật?
- Bạn tìm những thông tin về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật từ nguồn nào?
- Điều gì khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu thông tin về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật?
- Bạn căn cứ vào đâu để đánh giá những cống hiến, đóng góp của tác giả đối với nền mĩ thuật (hoặc trong một lĩnh vực cụ thể)?
(1) Nguồn: trích trong bài Người vẽ của Tô Ngọc Vân, đọc tại lễ khai giảng Trường Mĩ thuật ở Nghĩa Quân, Phú Thọ.
(2) Nguồn: tapchimythuat.vn
(Trang 19)
VẬN DỤNG
Sử dụng kiến thức về tìm hiểu tác giả đề viết bài luận giới thiệu vài nét về một số tác giả mĩ thuật tiêu biểu của nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam.
EM CÓ BIẾT
Các nghệ sĩ được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực mĩ thuật
Từ Đợt 1 (năm 1996) – Đợt 5 (2017)
Nghệ sĩ | Năm được phong tặng |
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân | 1996 |
Hoạ sĩ Nguyễn Sáng | 1996 |
Hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm | 1996 |
Hoạ sĩ Trần Văn Cần | 1996 |
Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái | 1996 |
Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung | 1996 |
Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh | 1996 |
Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu | 1996 |
Nhiếp ảnh gia Lâm Hồng Long | 1996 |
Nhiếp ảnh gia Vũ Năng An | 1996 |
Nhiếp ảnh gia Võ An Ninh | 1996 |
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản | 1996 |
Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện | 1996 |
Kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp | 1996 |
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát | 1996 |
Hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung | 2000 |
Hoạ sĩ Huỳnh Văn Gấm | 2000 |
Hoạ sĩ Dương Bích Liên | 2000 |
Hoạ sĩ Hoàng Tích Chủ | 2000 |
Hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ | 2000 |
Nhà điêu khắc Nguyễn Hải | 2000 |
Hoạ sĩ Nguyễn Khang | 2000 |
Hoạ sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc | 2000 |
Nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim | 2000 |
Hoạ sĩ Lê Quốc Lộc | 2000 |
Nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định | 2000 |
Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí | 2012 |
Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo | 2017 |
Nhiếp ảnh gia Lương Nghĩa Dũng | 2017 |
Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng những công trình nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, những công trình giáo dục và văn học, nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật(1)
(1) Pháp lệnh Quy định Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn