(Trang 20)
Yêu cầu cần đạt - Biết được các bước cơ bản trong phân tích tác phẩm mĩ thuật. - Lập được dàn ý và viết được bài luận ngắn giới thiệu về một số tác phẩm mĩ thuật. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào phân tích tác phẩm. Từ đó thêm hiểu biết về những giá trị của những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật đối với nền nghệ thuật Việt Nam và trên thế giới. |
KHÁM PHÁ
Mỗi tác phẩm mĩ thuật đều thể hiện nhiều yếu tố như văn hoá, thời gian, địa điểm, chất liệu và truyền tải ý nghĩa, nội dung đa dạng.... Trong thế kỉ 21, nhiều loại hình nghệ thuật thị giác phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong bối cảnh đó, người xem thưởng thức tác phẩm mĩ thuật theo các xu hướng:
- Bằng quan niệm, xu hướng sáng tạo phù hợp với thời đại;
- Thông qua yếu tố và nguyên lí tạo hình;
- Qua những trải nghiệm thẩm mĩ bằng kinh nghiệm, vốn sống, sự hiểu biết về lĩnh vực mĩ thuật cụ thể;
- Khám phá những ý tường ẩn chứa đằng sau những hình ảnh mà mỗi tác giả muốn truyền tải thông qua tác phẩm.
Phạm Văn Đôn, Bác Hồ với nông dân, 1972, tranh in khắc gỗ(1)
(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 21)
NHẬN BIẾT
Tác phẩm mĩ thuật tạo hình hay mĩ thuật ứng dụng hội tụ các yếu tố cơ bản như chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chắt cảm, không gian.... được sắp xếp, xử líphù hợp theo các nguyên lí tạo hình như cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhắn mạnh, tỉ lệ, chuyển động, hài hoà.
Phạm Hậu, Gió mùa hạ, 1940, tranh sơn mài(1)
Lương Xuân Nhị, Thiếu nữ Nhật Bản, 1942, tranh sơn dầu(2)
Nguyễn Đình Hàm, Văn dại, 1958, tranh lụa,
(1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(3) Nguồn: wikipedia.org
(Trang 22)
Phranh Gê-ry (Frank Gehry), Bảo tàng Gu-gê-hem (Guggenheim) ở Bin-bao (Bilbao), Tây Ban Nha(1)
Một số tác phẩm còn ẩn chứa những thông điệp, cảm xúc, quan điểm cá nhân mà tác giả muốn gửi gắm đến người xem. Do đó, khi thưởng thức, phân tích một tác phẩm mà có thể làm rõ các yếu tố này sẽ giúp người xem được hiểu sâu hơn về tác phẩm.
Mác-xen Brút-tha-o (Marcel Broodthaers), Nhắc nhở (Reminder), 1966, tác phẩm nghệ thuật sắp đặt(2)
Rô-bốt Đô-lau-nây (Robert Delaunay), Tháp đồ (Champs de Mars: The Red Tower), 1911, tranh sơn dầu
(1) Nguồn: shutterstock
(2) Nguồn: frieze.com
(3) Nguồn: Viện Nghệ thuật Chicago, Chicago, Hoa Kỳ
(Trang 23)
Những nội dung cơ bản trong phân tích tác phẩm mĩ thuật
Để thưởng thức, phân tích và hiểu hơn về giá trị của một số tác phẩm mĩ thuật ở Việt Nam và trên thế giới, cần có những thông tin để hiểu thêm về tác giả, tác phẩm mĩ thuật. Bên cạnh đó, cần xác định rõ niên đại trên cơ sở các cử liệu lịch sử về địa danh, đặc điểm thẩm mĩ của thời kì đó trong tiến trình lịch sử mĩ thuật. Đây là bước khai thác tính lịch sửđằng sau đời sống nghệ thuật của các tác giả, tác phẩm mĩ thuật tại các thời điểm, giúp chúng ta tiếp cận mĩ thuật dưới góc nhìn liên ngành.
Qua các thông tin về tác giả, tác phẩm, các nhà nghiên cứu cũng như công chúng nghệ thuật có thể được tiếp xúc với các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm đối chiếu, so sánh và có những căn cứ đề liên hệ. Từ đó đưa ra kết luận, đánh giá về giá trị các tác phầm một cách thấu đáo....
Để tìm hiều, lựa chọn được những tác phẩm tiêu biểu ở mỗi giai đoạn, cần lưu ý một số nội dung sau:
- Bối cảnh xã hội khi tác phẩm mĩ thuật được sáng tác;
- Trường phái mĩ thuật hay khuynh hướng sáng tác của tác phẩm (nếu có); --
- Hình thức thể hiện của tác phẩm;
- Giá trị thẩm mĩ ở thời điểm xuất hiện và ảnh hưởng của tác phẩm đối với các giai đoạn sau (nếu có).
I-van Ai-va-dop-xki (Ivan Aivazovsky), Đợt sóng thứ chín (The Ninth Wave), 1850, tranh sơn dầu
(1) Nguồn: Bảo tàng Quốc gia, St. Petersburg, Nga
(Trang 24)
EM CÓ BIẾT
Thường thức tác phẩm mĩ thuật theo tuyên ngôn của trường phái Siêu thực
Trường phái Siêu thực là khuynh hướng lớn, tác động đến sáng tạo trong nhiều loại hình nghệ thuật như Hội hoạ, Văn học, Âm nhạc.... Trường phái này nối tiếp xu hướng nghệ thuật trước đó nhưng lại thể hiện một phong cách mới: Thể hiện tự do tư tưởng, biểu hiện tự phát của tâm lí trên cơ sở thuyết phân tâm học của Xích-mun Phrót (Sigmund Freud).
Khi thường thức, phân tích tác phẩm của trường phái Siêu thực, cần chú ý đến lối diễn tả không gian gắn kết những yếu tố hiện thực với các đối tượng siêu thực tạo nên dấu ấn riêng; màu sắc êm dịu hay tương phản mạnh mẽ; sắc điệu của màu nhịp nhàng uyền chuyển hay khúc chiết...
Xan-va-đo Đa-li (Salvador Dali), Sự bền bỉ của trí nhớ (The Persistence of Memory), 1931, tranh sơn dầu(1)
(1) Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại (MoMA), New York, Hoa Kỳ
(Trang 25)
Gợi ý lập dàn ý để phân tích tác phẩm mĩ thuật
Mô tả về tác phẩm mĩ thuật
Khi viết một bài phân tích tác phẩm mĩ thuật, việc đầu tiên nên làm là cảm nhận về ấn tượng tổng thể thông qua các yếu tố hình ảnh như đường nét, hình dạng, màu sắc và bố cục. Bằng cách này, chúng ta sẽ có thể phân tích một cách khách quan những gì đang nhìn thấy như hình khối, màu sắc, cách kết hợp các yếu tố tạo hình có phù hợp với chủ đề, cũng như kĩ thuật, cách thức mà nghệ sĩ thể hiện tác phẩm. Một số câu hỏi cần đặt ra và làm rõ ở bước này là:
- Chủ đề, nội dung có được phản ánh qua hình thức thể hiện của tác phẩm không?
- Nghệ sĩ đã sử dụng kĩ thuật, chất liệu gì để thể hiện?
- Các chi tiết trong tác phẩm có phù hợp, hài hoà trong tổng thể tác phẩm không?
Về cơ bản, những câu trả lời cho tác phẩm nghệ thuật đều được xác lập bởi những kinh nghiệm cá nhân và vốn sống của người viết bài, phân tích tác phẩm.
Lu-i Buốc-gio-oa (Louise Bourgeois), Nhện (Maman), 1999, tượng nhiều chất liệu (thép không gỉ, đồng. đá cẩm thạch), đặt tại Phòng trưng bày Quốc gia Canada, Ottawa, Canada(1)
(1) Nguồn: commons.wikimedia.org
(Trang 26)
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm mĩ thuật
Trong bước này, người phân tích cần có thông tin để giới thiệu về ngữ cảnh, cũng như các yếu tố tác động đến ý tưởng, sáng tạo của tác phẩm để có thể hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời, thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải đến với người xem. Có nhiều cách để thiết lập bước tìm kiếm thông tin như:
- Tìm thông tin trên hệ thống dữ liệu được số hoá ở thư viện, internet,... về tác giả, tác phẩm hoặc chất liệu mà nghệ sĩ sáng tác thành công.
- Đối chiếu với các dữ liệu trong bài nghiên cứu của bảo tàng, viện nghiên cứu, tạp chí.... để kiểm chứng lại thông tin một cách chắc chắn, cũng như có thể hiểu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp tác giả. Trong đó ghi nhận hoặc lồng ghép phân tích một vài tác phẩm điển hình cho phong cách của nghệ sĩ đó.
- Tìm kiếm thông tin về tác phẩm, những câu chuyện trong quá trình sáng tác qua các bài viết của các nhà nghiên cứu hay các xuất bản phẩm đã phát hành như: từ điền, sách báo, tạp chí hoặc giáo trình mĩ thuật,....
Với cách khai thác thông tin qua các kênh gián tiếp, nên kiểm chứng, đối chiếu để có được những thông tin ban đầu trước khi tiến hành phân tích nhận định về giá trị tác phẩm.
Trịnh Thiệp, Hà Nội giải phóng, 1976, tranh khắc gỗ(1)
(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 27)
Diễn giải có tính tổng hợp về tác phẩm mĩ thuật
Để nhận biết phong cách hay một trường phái nghệ thuật của một tác giả, cần xác định đúng quan điểm sáng tạo của trường phái, phong cách đó qua biểu hiện của ngôn ngữ hình thể, màu sắc, không gian biểu đạt,... hoặc các ý đồ tư tưởng bộc lộ qua cảm xúc tạo hình và những nguyên lí sáng tạo.
Ở bước này, người thưởng thức, phân tích tác phẩm cần thể hiện tư duy thẩm mĩ khi đưa ra những phân tích và tổng hợp thông tin đã có để tránh việc nhìn nhận chưa đầy đủ. Ví dụ, nếu chỉ tập trung vào yếu tố tạo hình thì sẽ không đầy đủ, dẫn đến việc phân tích tác phẩm mĩ thuật ở phạm vi hẹp. Do đó, cần đặt tác phẩm trong mối quan hệ tương hỗ của nhiều yếu tố nghệ thuật và nguyên tắc, cũng như đề cập đến bối cảnh và ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm. Nên xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố tạo hình (Chấm, Nét, Hình, Khối, Màu sắc, Đậm nhạt, Chất cảm, Không gian) và cách những yếu tố này kết hợp với nhau đề hình thành các nguyên lí tạo hình Nhịp điệu, Nhấn mạnh, Chuyền động, Tỉ lệ, Hài hoà) để truyền đạt ý nghĩa trong chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Tạ Quang Bạo, Vọng phu, 1993, tượng gỗ(1)
(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 28)
Đánh giá theo cảm nhận sau khi phân tích tác phẩm mĩ thuật
Trước một tác phẩm mĩ thuật, dù theo trường phái Hiện thực, Ấn tượng hay Trừu tượng.... người phân tích có thể đưa ra những nhận định dựa trên các thông tin thu nhận và kiến thức, kinh nghiệm về mĩ thuật. Do đó, sẽ có nhiều cách đánh giá với một tác phẩm ở những đối tượng khác nhau. Về cơ bản, việc đánh giá tác phẩm mĩ thuật cần theo các câu hỏi định hướng:
- Thông qua ngôn ngữ tạo hình, hình thức tác phẩm có tạo sức hút đối với người xem hay không?
- Điều gì thu hút, lí thú làm người xem có thể dành nhiều thời gian hơn để thưởng thức tác phẩm?
- Tác phẩm mĩ thuật có giới thiệu một thông điệp, ý tưởng nào không và điều đó có khiến người xem phải suy nghĩ sâu hơn không?
Häng-ri Ru-xô (Henri Rousseau), Người ngủ trong rừng (The Sleeping Gypsy), 1897, tranh sơn dầu
Lựa chọn một tác phẩm mĩ thuật yêu thích để thuyết trình theo hình thức phù hợp (PowerPoint, sơ đồ tư duy, bài viết,...)
(1) Nguồn: Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại, thành phố New York, Hoa Kỳ
(Trang 29)
THẢO LUẬN
Trao đổi với các thành viên trong nhóm theo một số nội dung gợi ý sau:
- Cần lưu ý điều gì khi lựa chọn tác phẩm mĩ thuật để phân tích, giới thiệu?
- Khi phân tích một tác phẩm mĩ thuật cần sử dụng những kĩ thuật gì? Vì sao?
- Những tiêu chí nào được sử dụng khi đánh giá một tác phẩm mĩ thuật?
- Bạn khai thác thông tin về tác phẩm mĩ thuật thông qua những nguồn nào? Điều gì gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu thông tin về tác phẩm mĩ thuật?
VẬN DỤNG
Xây dựng hệ thống tư liệu về những tác phẩm nổi tiếng qua mỗi giai đoạn hoặc theo trường phái nghệ thuật ở Việt Nam và thế giới mà em yêu thích.
EM CÓ BIẾT
Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, nơi lưu giữ những tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu của nền mĩ thuật Việt Nam.
Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam được thành lập vào năm 1966, với sứ mệnh là nơi nghiên cứu, sưu tập, bảo quản, trưng bày các tài liệu, hiện vật, tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu và giới thiệu tinh hoa văn hoá, nghệ thuật của Việt Nam.
Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam có diện tích trưng bày khoảng 3.000 m². Các hiện vật, tác phẩm mĩ thuật được trưng bày trong Bảo tàng tiêu biểu cho các thời kì cổ đại, cận đại và hiện đại, phản ánh được sự phát triển rực rỡ của nền mĩ thuật Việt Nam qua các giai đoạn.
Hiện nay, Bảo tàng giới thiệu gần 2.000 hiện vật tại hệ thống trưng bày thường xuyên. Hiện vật trưng bày tăng lên về cả số lượng và chất lượng: giải pháp trưng bày khoa học, hợp lí, hấp dẫn; hệ thống chú thích rõ ràng; hệ thống ánh sáng hiện đại,... đáp ứng được yêu cầu của một bào tàng hiện đại và nhu cầu của khách tham quan.
Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, địa chỉ 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội(1)
(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn