(Trang 44)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Thực hành được thí nghiệm hô hấp ở thực vật.
II. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ, thiết bị
Tủ sấy (nếu có), đĩa Petri, bông y tế hoặc giấy thấm, cốc thuỷ tinh, nước ấm (khoảng 40 °C), chuông thuỷ tinh.
2. Hoá chất
Nước vôi trong.
3. Mẫu vật
Một trong các loại hạt sau: đậu tương, đậu đen, đậu xanh, lạc, vừng.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Nguyên lí
CO, được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa (váng đục trên bề mặt cốc nước vôi trong).
2. Quy trình thí nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị hạt nảy mầm:
- Chọn khoảng 5 g hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt.
- Ngâm hạt trong cốc nước ấm (khoảng 40 °C) trong khoảng 2 giờ.
- Vớt hạt, rải đều vào đĩa Petri đã lót giấy thấm (hoặc bông).
- Phủ giấy thấm đã thấm nước (hoặc bông thấm nước) lên trên bề mặt hạt và đậy nắp đĩa Petri.
- Để đĩa Petri ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm có nhiệt độ 30 – 35 °C trong 1 - 2 ngày.
Hình 7.1. Cách bố trí thí nghiệm
(Trang 45)
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm:
- Chuẩn bị 2 chuông thuỷ tinh đã dán nhãn (A, B) và 2 cốc nước vôi trong.
- Đặt đĩa hạt nảy mầm và 1 cốc nước vôi trong vào chuông A.
- Đặt cốc nước vôi trong còn lại vào chuông B.
- Để 2 chuông trong điều kiện phòng thí nghiệm khoảng 1 giờ.
Bước 3: Quan sát hiện tượng và kết quả thí nghiệm:
- Sau 1 giờ, mở 2 chuông và quan sát hiện tượng trên bề mặt của 2 cốc nước vôi trong.
- Ghi lại kết quả thí nghiệm và giải thích.
Hình 7.2. Kết quả thí nghiệm
IV. THU HOẠCH
Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau:
BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Mục đích 2. Kết quả và giải thích Báo cáo kết quả thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm và giải thích. 3. Trả lời câu hỏi a) Tại sao phải ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40 °C? b) Tại sao trong thí nghiệm này dùng hạt nảy mầm mà không dùng cây? |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn