Đọc
Cả buổi sáng, sóc mới kiếm được một hạt dẻ. Vừa định thưởng thức món ngon đó thì sốc nhìn thấy nhím đang ủ rũ vì đói.
QUẢ HỒNG CỦA THỎ CON
Thỏ con phát hiện ra cây hồng. Cây chỉ có một quả, quả lại còn xanh. Thỏ nghĩ: "Chờ hồng chín, mình sẽ thưởng thức vị ngọt lịm của nó.". Hằng ngày, thỏ chăm chỉ tưới nước cho cây. Ít lâu sau, quả hồng ngả vàng, rồi đỏ. Thỏ kiên nhẫn đứng đợi quả rơi xuống, vì nó không biết trèo cây.
Vừa lúc đó, có đàn chim bay đến, định ăn quả hồng. Thỏ hốt hoảng kêu lên:
– Hồng của tớ!
Thấy vậy, đàn chim cầu khẩn:
– Cho chúng tớ ăn nhé. Chúng tớ đói là rồi.
Thỏ suy nghĩ một lát rồi đồng ý. Đàn chim ríu rít mổ ăn quả hồng.
Thỏ liếm môi, hỏi với lên:
- Hồng ngọt giống dưa hấu hay mật ong?
Đàn chim ngạc nhiên:
- Cậu chưa ăn hông bao giờ á?
Thỏ đỏ mặt lắc đầu. Đàn chim ái ngại:
- Đúng ra, chúng tớ không nên ăn hồng của cậu.
Thỏ nói:
– Tớ ăn, chỉ một mình tớ no bụng. Các cậu ăn thì cả đàn no bụng.
Đàn chim xúc động, cảm ơn thỏ rồi bay đi.
Vài ngày sau, thỏ đang ngồi nghỉ thì đàn chim lại bay đến:
- Chúng tớ tìm cậu mấy ngày nay. Này cậu, bên kia sườn núi có cây hồng đầy quả chín.
Rồi đàn chim đưa thỏ đến chỗ cây hồng lúc lỉu quả. Chúng tíu tít mổ nhiều quả chín mọng xuống cho thỏ. Đúng là một cơn mưa hồng!
(Theo Hà Nhi)
Từ ngữ
– Cầu khẩn: tha thiết xin người khác điều gì đó.
– Đói lả: đói đến mức không thể đứng vững.
– Lúc lỉu: (chùm quả) sai trĩu xuống.
- Tíu tít: vẻ bận rộn, tất bật của nhiều người.
2. Chuyện gì xảy ra khi thỏ đứng đợi quả hồng rụng xuống?
3. Vì sao thỏ nhường quả hồng cho đàn chim?
4. Kết hợp ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp với nội dung bài đọc.
A | B |
Đàn chim ngạc nhiên | khi thấy thỏ muốn chúng được no bụng. |
Đàn chim ái ngại | khi đã ăn mất quả hồng của thỏ. |
Đàn chim xúc động | khi thấy thỏ chưa được ăn hồng bao giờ. |
5. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?
Viết
Ôn chữ viết hoa:
1. Viết tên riêng: Ghềnh Ráng
2. Viết câu: Về thăm Bình Định quê ta
Không quên Ghềnh Ráng, Tiên Sa hữu tình.
(Phạm Tuấn Mạnh)
Luyện tập
1. Tìm từ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm dưới đây:
Hằng ngày, thỏ chăm chỉ tưới nước cho cây. Ít lâu sau, quả hồng ngả vàng, rồi đỏ. Thỏ kiên nhẫn đứng đợi quả rơi xuống, vì nó không biết trèo cây.
2. Dựa vào tranh, tìm 2-3 từ chỉ màu xanh. Đặt câu với từ em tìm được.
M: Mặt biển xanh biếc.
3. Lời nói của thỏ con và đàn chim trong đoạn văn dưới đây được đánh dấu bằng dấu câu nào? Nêu vị trí của dấu câu đó.
Vừa lúc đó, có đàn chim bay đến, định ăn quả hồng. Thỏ hốt hoảng kêu lên:
– Hồng của tớ!
Thấy vậy, đàn chim cầu khẩn:
– Cho chúng tớ ăn nhé. Chúng tớ đôi là rồi.
1. Đọc lời tranh luận của các bạn trong tranh và phát biểu ý kiến của em về thỏ con.
2. Viết đoạn văn nêu lí do em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con.
3. Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,...).
Ví dụ:
Vị khách tốt bụng
Một du khách nhìn thấy một bà cụ đứng bên bờ suối. Bà lão đang lo lắng vì chưa có cách nào qua suối. Chẳng là vừa có trận mưa nên suối còn ngập nước. Người khách hỏi:
– Bà ơi, bà có muốn con cõng bà vượt suối không?
Bà lão ngạc nhiên và lặng lẽ gật đầu. Du khách cõng bà qua suối. Sang tới bờ, anh cũng thấy thấm mệt. Anh thấy bà lão quay lại nhìn mình, gật gật đầu, rồi rời đi mà chẳng cảm ơn anh một lời. Anh thoáng buồn. Anh không mong bà báo đáp, nhưng nghĩ rằng: Ít ra, bà cũng nên nói với anh đôi lời, bày tỏ sự cảm kích.
Một giờ sau, vị du khách đã đi được quãng đường khá xa. Thật là một hành trình gian nan với anh. Chân của anh đang bị côn trùng cắn sưng tấy. Vừa lúc đó, một thanh niên đuổi kịp anh, vừa nói vừa thở hồn hển: “Cảm ơn anh đã giúp bà tôi. Bà bảo anh sẽ cần những thứ này và muốn tôi mang chúng đến cho anh.". Nói đoạn, cậu ấy lấy một ít thức ăn và thuốc men trong túi ra đưa cho du khách tốt bụng. Vị du khách không ngừng cảm ơn anh thanh niên. Sau đó, người thanh niên kể: “Bà của tôi không nói được. Vì vậy, bà muốn tôi thay mặt bà để cảm ơn anh!".
(Theo Truyện dân gian nước ngoài)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn