Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng | Tiếng Việt 3 - Tập Hai | Tuần 30 - Lớp 3 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Nội Dung Chính


ĐỌC

Quan sát tranh minh hoạ, cho biết hai người trong tranh đang làm gì.

SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG, BÀ ĐÙNG

Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lồ.

Hồi ấy, đất thì cao thấp, lồi lõm. Cây cối hoang dại mọc chẳng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đúng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.

Ông Đùng bàn với vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bởi đất đẳng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cùng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là con sông Đà ngày nay.

Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại môi biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đã cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới "trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh" như bây giờ.

(Theo Truyện cổ dân tộc Mương)

tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bởi đất đẳng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cùng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dông, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là con sông Đù ngày nay.

Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới "trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh" như bây giờ.

(Theo Truyện cổ dân tộc Mương)

Từ ngư

Mương Bi địa danh thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.

Chẳng chịt (cây cối) đan vào nhau dày đặc và không theo hàng lối nhất định.

Ra tay, bắt đầu làm để tỏ rõ khả năng, tài trí của mình.

Hì hụi: dáng vẻ cặm cụi, làm việc gì đó một cách khó nhọc, kiên nhẫn.

Ghếnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá nằm chắn ngang, làm nước dồn lại và chảy xiết.

31. Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?

2. Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.

3. Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?

4. Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?

5. Câu chuyện đã giải thích điều gì về con sông Đà ngày nay?

VIẾT

Ôn chữ viết hoa: Y

1. Viết tên riêng: Nam Yết 2. Viết câu: Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

LUYỆN TẬP

201 Dấu ngoặc kén trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?

LUYỆN TẬP

21. Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?

a. Bà Triệu là một trong những vị anh hùng đầu tiên của nước ta. Người dân Việt Nam mãi tự hào về chí khí của bà: "Tôi muốn cuối cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cả kinh ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ,...!".

(Lâm Anh)

Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật

b. Khi nhà Nguyên cho quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba, vua Trần hỏi Hưng Đạo Vương: “Thế giặc năm nay thế nào?". Trần Hưng Đạo phân tích: “Tâu bệ hạ, nay chúng sang thì quân ta đã quen đánh trận. Trong khi đó, quân giặc đi đường xa, mệt mỏi, lại đã từng bị thua nên chúng vẫn còn khiếp sợ. Bởi vậy thần thấy tất phả được chúng.".

(Theo Sử ta chuyện xưa kể lại, tập hai)

Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp lòi người khác

2. Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông.

a. Gặp vua, Quốc Toản quỹ xuống tâu: – Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội. Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ

dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái

trả lời: Ta thà làm ma nước Nam chứ không thêm làm vương đất Bắc.

(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)

3. Tim thêm 1-2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề, A lô, tớ đây, Sự tích ông Đùng, bà Đùng....).

1. Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.

a. Tên nhân vật là gì?

b. Nhân vật trong truyện nào?

Nhân vật yêu thích

c. Em thích những điều gì ở nhân vật?

d. Nêu li do yêu thích

3. lim them 1-2 vi dụ có sử dụng dau ngoạc kep trong cac bai em da học (ví dụ: Học nghề, A lô, tớ đây, Sự tích ông Đùng, bà Đùng....).

1. Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Nhân vật yêu thích

a. Tên nhân vật là gì?

b. Nhân vật trong truyện nào?

c. Em thích những điều gì ở nhân vật?

d. Nêu lí do yêu thích

2. Viết 2 – 3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật.

Tìm đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam hoặc về người có công với đất nước.

Ví dụ:

Thần Sắt

Xưa có anh nông dân làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn đói nghèo. Một hôm, anh mơ thấy Bụt hiện lên bảo:

- Ngày mai, có ba người đến xin nghỉ trọ. Con hãy chọn một người ung ý cho vào ngủ nhờ, đừng ngại nhà chật.

Quả nhiên, chiều hôm sau, một người mặc quần áo trắng, cuối con ngựa trắng, hơi bạc toả ra lạnh toát đi tới. Người đó dùng trước lều, hoạnh hoẹ:

- Ngươi mau thu xếp cho ta chỗ nghỉ. HỨC

Anh nông dân bên nói: CUỘC SỐNG – Lều rách của tôi không có chỗ xứng đáng, xin ngài đi nơi khác.

Lát sau, một người toàn thân dát vàng, cưỡi một con ngựa vàng, hơi vàng toả ra lạnh buốt đến xin nghỉ trọ. Anh nông dân cũng từ chối.

Đến lúc trăng lên, có một người đen đủi, cưỡi con ngựa đen, toả ra hương thơm của núi rừng, xin ngủ nhờ. Nhìn người này hiền lành nên anh

nông dân bằng lòng. Sáng hôm sau, anh nông dân không thấy người khách và con ngựa

đâu cả. Ở chỗ người khách ngủ chỉ thấy có một cục sắt đen sĩ, cứng như đá. Anh nông dân liền đem cục sắt ra rên cây, rèn cuốc để khai phá ruộng nương.

Nhờ có sắt và chăm chỉ làm ăn, đời sống của anh nông dân ngày càng no ấm. Sau này anh mới biết người khách trọ chính là Thần Sắt.

(Theo Kho tàng truyện có Việt Nam)

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng | Tiếng Việt 3 - Tập Hai | Tuần 30 - Lớp 3 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 3

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.