Nội Dung Chính
Sau bài học này, em sẽ:
- Xác định được vị trí của khu di tích Đền Hùng trên bản đồ hoặc lược đó, thời gian, địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay, đọc được sơ đồ khu di tích, xác định được một số công trình kiến trúc chính trong quần thể di tích Đền Hùng.
- Sử dụng tư liệu lịch sử và văn hoá dân gian để trình bày những nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
- Kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến Hùng Vương.
- Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
KHỞI ĐỘNG
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.
Câu ca dao trên gợi cho em nhớ đến lễ hội nào ở nước ta? Hãy chia sẻ điều em biết về lễ hội này.
KHÁM PHÁ
1. Khu di tích Đền Hùng
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy:
- Xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ hình 1.
- Kể tên và xác định vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng trên sơ đồ hình 2
Khu di tích Đền Hùng chủ yếu thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Khu di tích gồm: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, lâng Vua Hùng, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền Tổ Mẫu Âu Cơ....
Hình 1. Lược đồ hành chính tỉnh Phú Thọ
Hình 2. Sơ đồ các di tích chính của khu di tích Đền Hùng
2. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy:
- Cho biết lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
- Giới thiệu sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương và nêu ý nghĩa của ngày giỗ Tổ.
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào ngày 10 tháng Ba (âm lịch) hằng năm, nhằm tôn vinh công lao dựng nước của các Vua Hùng.
TƯ LIỆU. "Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn bị ngày Quốc tế tại miều Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Bả".
(Bản dịch bia Hùng miều điền lệ được dựng năm Khải Định thứ nhất, 1917)
Ngày nay, lễ giỗ Tổ Hùng Vương được Nhà nước tổ chức theo nghi lễ truyền thống. Nghi thức quan trọng nhất là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đoàn rước kiệu lần lượt đi qua các đền để đến Đền Thượng. Tại đây, lễ dâng hương được tổ chức trang trọng, thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn. Phần hội có các trò chơi như: thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, hát Xoan, đấu vật.....
3. Truyền thuyết thời Hùng Vương
Đọc thông tin và các câu chuyện dưới đây, em hãy:
1. Kể tên một số truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương.
2. Kể lại một trong hai truyền thuyết theo cách của em.
Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được lưu truyền đến ngày nay như: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Sơn Tình – Thuỷ Tinh....
CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ
CON RỒNG CHÁU TIÊN
Ngày xưa, ở vùng đất Lạc Việt có vị thần là Lạc Long Quân thuộc nòi Rồng, sống dưới nước, đã kết duyên với nàng Âu Cơ xinh đẹp sống ở núi cao. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trừng, nở ra một trăm người con hồng hào, khoẻ mạnh.
Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "Ta là nói Rồng sống dưới nước, năng là giống Tiên sống ở non cao; nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, có gì thì tương trợ lẫn nhau"
Hình 5. Lăng Hùng Vương trong khu di tích Đền Hùng
Âu Cơ và trăm con nghe theo. Người con trường theo mẹ, được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay), đặt tên nước là Văn Lang. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.
(Theo Tú Anh, Truyện cổ tích Việt Nam, NXB Thanh niên, 2002)
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
Hùng Vương thứ sáu lúc về già, muốn truyền ngôi, bên gọi các con đến và truyền rằng: ai tìm được lễ vật có ý nghĩa để lễ Tiên vương thì sẽ được truyền ngôi.
Các hoàng tử cho người lên rừng, xuống biến tim của ngon vật lạ. Riêng Lang Liêu thì rất lo lắng vì chưa biết chuẩn bị lễ vật gì. Một đêm, chăng được thần báo mộng: "Trong Trời, Đất không có gì quý bằng hạt gạo, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương".
Tỉnh dậy, Lang Liêu rất vui mừng. Chàng lấy gạo nếp thơm đem vo sạch, dùng đậu xanh, thịt lợn làm nhân, gói trong lá dong thành bánh hình vuông, tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng; vẫn gạo ấy đồ thành xôi rồi giã nhuyễn, nặn thành bánh hình tròn, tượng trưng cho Trời, gọi là bánh giầy.
Đến ngày lễ, các hoàng tử mang sơn hào hải vị tiến dâng. Lễ vật của Lang Liêu chỉ có hai thứ bánh. Thấy lạ, vua hỏi và biết ý nghĩa của lễ vật nên chọn những thứ bánh ấy để tế Trời, Đất và Tiên vương. Vua cũng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, dân ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy đế thở cùng Trời, Đất, Tổ tiên.
(Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 1, NXB Giáo dục, 2000)
LUYỆN TẬP
Kể lại một truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương mà em thích theo một trong các hình thức sau: đóng vai, kể chuyện bằng tranh,...
VẬN DỤNG
Ngày 10 tháng Ba (âm lịch) hằng năm được chọn là ngày Quốc lễ Hùng Vương. Điều đó thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn