Bài 18: Cố Đô Huế | Lịch Sử Và Địa Lí 4 | CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lịch sử và địa lý 4 - Bài 18


Sau bài học này, em sẽ:

• Xác định được vị trí địa lí của Cố đô Huế trên bản đồ hoặc lược đồ.

• Mô tả được vẻ đẹp của Cố đô Huế qua hình ảnh sông Hương, núi Ngự và một số công trình tiêu biểu.

• Kể lại được một số câu chuyện lịch sử liên quan đến Cố đô Huế.

• Đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế.

KHỞI ĐỘNG

Quần thể di tích Cố đô Huế là Di sản văn hoá thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Hãy chia sẻ những điều em biết về di sản này.

hinh-anh-bai-18-co-do-hue-8905-0

Hình 1. Toàn cảnh Kinh thành Huế

KHÁM PHÁ

1. Vẻ đẹp của Cố đô Huế

   1. Quan sát lược đồ hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Cố đô Huế.

   2. Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế.

Quần thể di tích Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một số vùng phụ cận của thành phố Huế.

hinh-anh-bai-18-co-do-hue-8905-1

Hình 2. Lược đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

Cảnh quan thiên nhiên Cố đô Huế được tô điểm bởi vẻ đẹp của dòng sông Hương uốn lượn quanh kinh thành. Núi Ngự Bình nằm cạnh sông Hương, mang vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ với bốn mùa thông reo, chim hót.

Cố đô Huế có nhiều công trình kiến trúc cổ kính như: chùa Thiên Mụ, lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, đặc biệt là Kinh thành Huế. Kinh thành gồm ba vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành, có sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây.

hinh-anh-bai-18-co-do-hue-8905-2

Hình 3. Sông Hương, núi Ngự Bình

hinh-anh-bai-18-co-do-hue-8905-3

Hình 4. Toàn cảnh chùa Thiên Mụ

hinh-anh-bai-18-co-do-hue-8905-4

Hình 5. Ngọ Môn trong Đại nội Huế

2. Kể chuyện lịch sử Cố đô Huế

   1. Đọc thông tin, hãy cho biết Kinh thành Huế được xây dựng vào triều đại nào?

   2. Hãy kể một câu chuyện lịch sử có liên quan đến Cố đô Huế mà em yêu thích.

Kinh thành Huế được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, nơi đây gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc.

Câu chuyện Lịch sử

CUỘC PHẢN CÔNG QUÂN PHÁP Ở KINH THÀNH HUẾ

Tại Kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết – vị quan đại thần của triều Nguyễn đã gấp rút chuẩn bị lực lượng chống Pháp. Khi biết tin, tướng Pháp vờ cho mời Tôn Thất Thuyết đến họp để bắt, nhưng ông cáo bệnh không đến và quyết định nổ súng để giành thế chủ động.

Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 – 7 – 1885, dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết, quân ta bất ngờ tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp.

Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối và cố thủ đến gần sáng thì đánh trả lại, khiến quân triều đình tổn thất lớn. Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

Cuộc phản công ở Kinh thành Huế khẳng định tinh thần chiến đấu, khát vọng giành lại độc lập, tự do của nhân dân ta.

(Theo Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (Chủ biên),
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005)

hinh-anh-bai-18-co-do-hue-8905-5

Hình 6. Tôn Thất Thuyết (1835-1913)

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở HUẾ

Hoà trong không khí Cách mạng tháng Tám của cả nước, tại Huế, ngày 23-8-1945, nhân dân đã giành được chính quyền.

Chiều 30 – 8 – 1945, trước cổng Ngọ Môn, hàng vạn người dân xứ Huế chứng kiến giây phút lịch sử: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại ấn kiếm cho chính quyền cách mạng. Trên kì đài, cờ đỏ sao vàng tung bay giữa những tiếng hô vang “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!". Sự kiện này đánh dấu sự thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám trên đất Cố đô.

(Theo Phạm Như Thơm, Hồi kí Trần Huy Liệu, NXB Khoa học xã hội, 1991)

3. Bảo tồn và giữ gìn giá trị Cố đô Huế

Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy cho biết cần làm gì để bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế?

Cố đô Huế chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hoá đặc sắc. Vì thế, nơi đây thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.

Tuy nhiên, những hoạt động đó cùng với tác động của điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các di tích.

Với mục tiêu bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của Cố đô Huế, nhiều hoạt động tu bổ, phục dựng các di tích, cũng như tuyên truyền về những giá trị văn hoá của vùng đất Cố đô đã được tiến hành thường xuyên.

hinh-anh-bai-18-co-do-hue-8905-6

Hình 7. Lễ khai mạc Phét-ti-van (Festival) Huế năm 2018

LUYỆN TẬP

1. Vì sao Cố đô Huế là nơi thu hút nhiều khách du lịch?

2. Hoàn thiện những nội dung (theo gợi ý dưới đây) vào vở về những việc nên làm hoặc không nên làm để bảo tồn và phát huy giá trị của Cố đô Huế.

hinh-anh-bai-18-co-do-hue-8905-7

Nên: Thực hiện nội quy khi tham quan

Không nên: Vứt rác bừa bãi

VẬN DỤNG

Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:

1. Thiết kế một tấm áp phích nhằm tuyên truyền mọi người bảo vệ di tích Cố đô Huế.

2. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên hoặc một di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 18: Cố Đô Huế | Lịch Sử Và Địa Lí 4 | CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 4

  1. Mở Đầu
  2. CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
  3. CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
  4. CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
  5. CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
  6. CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.