Nội Dung Chính
BÀI 11
SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG
Sau bài học này, em sẽ:
• Xác định được sông Hồng trên bản đồ hoặc lược đồ.
• Kể được một số tên gọi khác của sông Hồng.
Sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử (tranh ảnh, đoạn trích tư liệu,...), trình bày được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
• Mô tả được một số nét cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ thông qua quan sát một số hình ảnh về cuộc sống của người Việt cổ trong hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, kết hợp với một số truyền thuyết.
Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số giải pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng.
KHỞI ĐỘNG
Em có biết sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Sông Hồng chảy qua những tỉnh, thành phố nào ở nước ta?
Hình 1. Sông Hồng – đoạn chảy qua thành phố Hà Nội
VOI CUOC SONG
700
KHÁM PHÁ
1. Vị trí và tên gọi sông Hồng
Q
Dựa vào bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam ở Bài 1, trang 7 và thông tin, em hãy:
– Xác định vị trí sông Hồng trên bản đồ.
– Kể một số tên gọi khác của sông Hồng.
Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 556 km, từ huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và đổ ra biển ở cửa Ba Lạt ranh giới giữa tỉnh Thái Bình và tỉnh Nam Định.
Sông Hồng còn có nhiều tên gọi khác như: Nhị Hà, Hồng Hà, sông Xích Đằng, sông Kẻ Chợ, sông Cái,...
2. Văn minh sông Hồng
a) Thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng
?
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
Cách đây khoảng 2 700 năm, trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã hình thành nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ.
Một số thành tựu tiêu biểu của nền văn minh này là sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa,...
Đứng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, đứng đầu Nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương; giúp việc cho vua có Lạc hầu, Lạc tướng.
Trống đồng Đông Sơn được phát hiện lần đầu tiên tại huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá). Trống đồng Đông Sơn có nhiều loại, đẹp nhất là trống đồng Ngọc Lũ (tỉnh Hà Nam). Trống đồng là nhạc cụ, thường được sử dụng trong các lễ hội.
KẾT NỐI TRỊ
T4 Hình 2. Trống đồng Ngọc Lũ
VỚI CUỘC SỐNG
XÃ VIỆT HÙNG
XÃ UY NÓ
Cửa Bắc
Xóm Thương
Cửa Bắc
Cửa Tây Bắc
Cửa Cửa Đông Công Song
Còn Tây Nam
Xóm Chùa
An Dương Vương
Cùa Nam
Thành Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), có ba vòng khép kín là thành nội, thành trung và thành ngoại.
Của Tây Nam
Mạch Trăng
XÃ DỤC TỪ
Hoàng Cương
XÃ ĐÔNG HỘI
CHỦ GIẢI
Thành nội
Thanh trung
Cổng thành
Thành ngoại
Sông, ao hồ
Xóm làng
Hình 3. Sơ đồ khu di tích Cổ Loa ngày nay
b) Đời sống của người Việt cổ
1. Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy mô tả một số nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
2. Câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy ở Bài 7, trang 35 cho em biết điều gì về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
• Đời sống vật chất
Nguồn lương thực chính của cư dân Việt cổ là thóc gạo, chủ yếu là gạo nếp. Người Việt cổ ở nhà sàn, đi lại chủ yếu bằng thuyền. Nam thường đóng khố, cởi trần; nữ mặc váy và áo yếm. Họ biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, làm thuỷ lợi,...
a) Hình thuyền
b) Hình người giã gạo
NỔI
TRI
THỨC
c) Hình người thối kèn, nhảy múa UỘC
SỐNG
d) Hình nhà sàn mái cong
Hình 4. Đời sống của người Việt cổ được khắc hoạ qua hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ
• Đời sống tinh thần
Cư dân Việt cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần như: thần Sông, thần Núi,... Họ có tục nhuộm răng đen, ăn trầu,... Vào những ngày hội, mọi người thường hoá trang, vui chơi, nhảy múa,...
3. Gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy đề xuất một số biện pháp để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng.
Sông Hồng mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất và đời sống của con người.
Hình 5. Cánh đồng lúa (tỉnh Thái Bình)
Hình 6. Du lịch trên sông Hồng (thành phố Hà Nội)
Tuy nhiên, hiện nay, sông Hồng cũng đang phải chịu những tác động do tự nhiên và con người gây ra, như: nguồn nước bị ô nhiễm, sạt lở bờ sông,... Vì vậy, chúng ta cần khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường, tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ nguồn nước sông Hồng,...
LUYỆN TẬP
1. Lập và hoàn thành bảng mô tả (theo gợi ý dưới đây) về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
Đời sống của người Việt cổ
THỨC
Biểu hiện
?
?
?
?
?
Thức ăn (lương thực)
SỐNG
Đời sống vật chất
Trang phục
Phương tiện đi lại
Đời sống tinh thần
Tín ngưỡng
Phong tục, tập quán
?
2. Giới thiệu một câu chuyện dân gian về đời sống của người Việt cổ. Câu chuyện đó giúp em biết điều gì về đời sống của con người thời kì đó?
VẬN DỤNG
Em hãy tìm hiểu và kể tên một số phong tục, tập quán của người Việt cổ còn được lưu giữ đến ngày nay.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn