Bài 29: Ôn Tập | Lịch Sử Và Địa Lí 4 | CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lịch sử và địa lý 4 - Bài 29


(Trang 121)

Câu 1.

Lựa chọn thông tin phù hợp với ba vùng và ghi kết quả vào vở.

1. Vùng trồng lúa, trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta

2. Nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch biển phát triển

3. Trương Định

4. Ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta

5. Lễ hội Cồng chiêng

a. Vùng Duyên hải miền Trung

b. Vùng Tây Nguyên

c. Vùng Nam Bộ

6. Vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất cả nước

7. Phố cổ Hội An

8. Cố đô Huế

9. Phát triển chăn nuôi gia súc và thuỷ điện

10. Địa đạo Củ Chi

Câu 2.

Hoàn thành bảng về vùng Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng Nam Bộ vào vở.

Đặc điểm Vùng Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Nam Bộ
Địa hình ? ? ?
Khí hậu ? ? ?
Dân cư ? ? ?
Một số nét văn hoá ? ? ?

Câu 3.

Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một vùng mà em yêu thích (theo gợi ý dưới đây):

- Tên vùng.

- Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá tiêu biểu.

- Câu chuyện lịch sử liên quan mà em thích.

- Chia sẻ cảm nghĩ của em về vùng đó.

(Trang 122)

GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ

B

Bảo tồn (38): hoạt động nhằm bảo vệ, gìn giữ các giá trị lịch sử, thành tựu văn hoá vật chất và tinh thần để truyền lại cho thế hệ sau.

Bão (67): gió mạnh từ cấp 8 trở lên kèm theo mưa to, có sức phá hoại lớn.

Biến đổi khí hậu (39): sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.

C

Cao nguyên (20): vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500 m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

Chợ nổi (109): loại hình chợ phổ biến vùng sông nước, trong đó người bán và người mua đều dùng ghe, thuyền,... làm phương tiện vận chuyển.

Cồn cát (67): những sóng cát khổng lồ có dạng không đối xứng giữa hai sườn, do gió tích tụ thành trong điều kiện có nhiều cát.

Cố đô (77): kinh đô cũ.

Cố thủ (79): cố giữ bằng được (thường là địa điểm đang bị tấn công).

D

Danh nhân (16): người có tài, đức nổi tiếng trong lịch sử, được lịch sử ghi công và nhân dân ca ngợi, truyền tụng.

Dân cư (24): tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định.

Di tích (17): là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hoá và lịch sử.

Đ

Đảo (66): bộ phận đất nổi có diện tích nhỏ hơn lục địa, xung quanh có biển hoặc đại dương bao bọc.

Đầm phá (67): vùng nước lặng và tương đối nông, thông ra biển và ngăn cách với biển bằng các bờ cát, đụn cát, đảo chắn hay các rạn san hô.

Đồi (20): dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với các vùng đất xung quanh thường không quá 200 m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

Đồng bằng (26): dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng hàng triệu km². Độ cao thường dưới 200 m so với mực nước biển.

H

Hạn hán (67): tình trạng thiếu hụt lượng nước so với giá trị trung bình trong một thời gian dài, làm cho độ ẩm của đất và không khí giảm đi nhiều, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây trồng, gây tình trạng khô hạn.

K

Không gian văn hoá (97): những khu vực, môi trường có các hoạt động văn hoá hoặc gắn với văn hoá.

L

Lăng tẩm (78): nơi chôn cất và thờ các vua đã mất.

Lũ (26): hiện tượng nước sông dâng lên trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống.

Lũ quét (22): loại lũ xảy ra khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

Lụt (39): hiện tượng nước trên các con sông tràn khỏi bờ, làm ngập một vùng đất đai rộng lớn trong thời kì nước lớn hoặc nước lũ.

(Trang 123)

Lượng mưa (13): là lượng nước trong khí quyển rơi xuống mặt đất ở một địa điểm trong khoảng thời gian nhất định (ngày, tháng, năm,...).

Lưu vực (51): vùng đất cung cấp các loại nước cho một con sông.

M

Mật độ dân số (24): số người dân trung bình sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị: người/km²).

N

Ngói âm dương (83): loại ngói sử dụng phổ biến trong các công trình cổ, gồm các ngói âm và ngói dương xếp đan xen với nhau.

Núi (18): dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên. Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

P

Phục dựng (80): khôi phục và dàn dựng lại cho giống như thật.

Q

Quần đảo (66): nhóm gồm nhiều đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau.

S

Sương muối (22): sương đọng trên các ngọn cỏ, lá cây dưới dạng những hạt nhỏ li ti có màu trắng như muối, có tác hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

T

Thành hoàng (47): là người có công giúp dân, giúp nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, hoặc có công lập làng, truyền dạy nghề cho dân làng, hoặc hiển linh phù hộ cho làng, xã,...

Thiên tai (79): sự thay đổi đột ngột, dữ dội của tự nhiên (bão, lũ quét, động đất,...) có tác động xấu đến điều kiện tự nhiên và môi trường trên Trái Đất, gây thiệt hại cho đời sống con người.

Thoái vị (79): từ bỏ chức tước cho người khác.

Tiên vương(35): cách gọi tôn kính vua đời trước thuộc cùng một triều đại.

Trùng tu (84): sửa chữa lại một công trình kiến trúc bị xuống cấp, hư hại (đình, chùa,...).

Truyền thống (16): thói quen đã hình thành từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tu bổ (62): là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.

V.

Văn hiến (56): truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp.

Văn minh (50): trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng.

Vịnh (37): một bộ phận của biển, đại dương ăn khá sâu vào lục địa nhưng vẫn có sự lưu thông, trao đổi với phần nước bên ngoài.

Vùng phụ cận (77): là vùng giáp, gần xung quanh của tỉnh/thành phố.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 29: Ôn Tập | Lịch Sử Và Địa Lí 4 | CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ - Lớp 4 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 4

  1. Mở Đầu
  2. CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
  3. CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
  4. CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
  5. CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
  6. CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN
  7. CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.