Sau bài học này, em sẽ:
- Trình bày được một số đặc điểm của một trong những thành phần của thiên nhiên Việt Nam (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng).
- Kể được tên và xác định được trên lược đồ hoặc bản đồ một số khoáng sản chính.
- Nêu được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Trình bày được một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống.
- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
KHỞI ĐỘNG
Em hãy chỉ ra các từ ngữ thể hiện thiên nhiên của Việt Nam trong những câu hát sau:
"Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời
Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả
Vút phi lao gió thổi trên bờ."
(Việt Nam quê hương tôi, Đỗ Nhuận)
Chia sẻ thêm những điều em biết về thiên nhiên Việt Nam.
KHÁM PHÁ
1. Địa hình và khoáng sản
a) Địa hình
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
- Chỉ trên lược đồ các khu vực đồi núi và các khu vực đồng bằng ở nước ta.
- Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
Trên phần đất liền của nước ta, đồi núi chiếm
Hình 1. Lược đồ tự nhiên Việt Nam
Vùng đồi núi có nhiều thuận lợi để phát triển khai thác khoáng sản, thuỷ điện, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), trồng cây công nghiệp... Tuy nhiên, địa hình hiểm trở nên giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt. Đồng bằng là nơi thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế, dân cư đông đúc. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng cũng chịu ảnh hưởng của một số thiên tai như bão, ngập lụt, xâm nhập mặn......
b) Khoáng sản
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy:
- Kể tên và xác định trên lược đã một số khoáng sản ở nước ta.
- Nêu vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế
Việt Nam có nguồn khoáng sản phong phú với nhiều loại khác nhau. Khoảng sân được khai thác làm nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp (nhiệt điện, sản xuất kim loại, hoá chất,...) và một phần để xuất khẩu.
Em có biết?
Một số khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta là dầu mỏ và khí tự nhiên, bô-xít (bauxite), đã với than đá, a-pa-tit (apatite), såt, ti-tan (itanium)...
Hình 2. Giàn khoan dầu khí ở mô Bạch Hổ, Bà Rịa - Vũng Tàu
2. Khí hậu và sông, hồ
a) Khí hậu
Đọc thông tin, bảng nhiệt độ trung bình của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, quan sát các hình 3, 4, em hãy:
- Trình bày đặc điểm chính của khí hậu nước ta.
- Nêu những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống và hoạt động sản xuất.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20°C (trừ vùng núi cao). Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Một năm có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông chủ yếu có hướng đông bắc và gió mùa mùa hạ chủ yếu có hướng tây nam, đông nam.
Khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã) có sự khác nhau. Ở miền Bắc có hai mùa chính: mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Ở miền Nam nóng quanh năm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
BẢNG NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình (°C) | ||
Cả năm | Tháng 1 | Tháng 7 | |
Hà Nội | 23,9 | 16,6 | 29,4 |
Thành phố Hồ Chí Minh | 28,1 | 26,9 | 28,0 |
(Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn)
Việt Nam có nguồn nhiệt, ẩm dồi dào nên cây trồng phát triển quanh năm và cho năng suất cao. Khí hậu thay đổi theo mùa và vùng miền nên sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, nước ta cũng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho đời sống và hoạt động sản xuất.
Hình 3. Rau vụ đông ở tỉnh Thái Bình
Hình 4. Ngập lụt do mưa lớn ở tỉnh Quảng Trị năm 2020
b) Sông, hồ
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy:
- Trình bày đặc điểm của sông, hồ ở nước ta.
- Nêu vai trò của sông, hồ đôi với đời sống và hoạt động sản xuất
Việt Nam có rất nhiều sông, chủ yếu là sông nhỏ, tuy nhiên cũng có một số sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long... Lượng nước sông thay đổi theo mùa. Mùa lú mực nước sông dâng cao, có thể gây lũ lụt, ngập úng. Mùa cạn, mực nước sông hạ thấp, có tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất ở một số khu vực.
Nước ta có nhiều hồi, gồm hồ tự nhiên và hồ nhân tạo. Một số hồ lớn như: hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)...
Sông, hồ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, tạo điều kiện phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, giao thông đường thuỷ, thuỷ điện,...
Hình 5. Sông Tiên đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp
Hình 6. Hồ Ba Bể ở tỉnh Bắc Kạn
3. Đất và rừng
a) Đất
Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, em hãy:
- Trình bày đặc điểm của các loại đất ở nước ta.
- Nêu vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp.
Việt Nam có hai nhóm đất chính là nhóm đất phe-ra-lít (feralit) và nhóm đất phù sa. Nhóm đất phe-ra-lít phân bố ở vùng đồi núi, với đặc điểm chua và nghèo mùn, thích hợp trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu. Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, nhìn chung tơi xốp, màu mỡ, thuận lợi trồng cây lương thực (đặc biệt là lúa nước), rau đậu, cây ăn quả,...
Hình 7. Vườn vải thiều ở vùng đồi núi phía Bắc (Bắc Giang)
Hình 8. Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang)
b) Rừng
Đọc thông tin và quan sát các hình 9, 10, em hãy:
- Trình bày đặc điểm của rừng ở nước ta.
- Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và hoạt động sản xuất.
Năm 2021, Việt Nam có khoảng 14,7 triệu ha rừng, chiếm hơn 40% diện tích lãnh thổ. Rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn ở nước ta.
Rừng có vai trò quan trọng: cung cấp gỗ và nhiều sản vật phục vụ cho sản xuất, đời sống của con người (thực phẩm, dược liệu,....); hạn chế xói mòn đất, lũ lụt.....
Hiện nay, diện tích rừng nước ta tăng lên do có nhiều rừng trồng mới, tuy nhiên một số khu rừng tự nhiên vẫn bị khai thác quá mức. Vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ rừng.
Hình 9. Rừng nhiệt đới ở tỉnh Nghệ An
Hình 10. Rừng ngập mặn ở tỉnh Cà Mau
4. Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai
Đọc thông tin, quan sát hình 11 và dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
Thiên nhiên đem đến cho con người nguồn tài nguyên đa dạng, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các loại tài nguyên đang bị suy giảm do khai thác chưa hợp lí. Nước ta chịu ảnh hưởng của một số thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,...), gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và đời sống. Vì vậy, cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
Hình 11. Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai
BIỆN PHÁP
Rèn luyện các kĩ năng phòng, thống thiên tai
Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quà tài nguyên
Trồng rừng và bảo vệ rừng
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió)
Xây dựng các công trình thủy lợi
Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai
LUYỆN TẬP
Hoàn thành bảng thông tin về vai trò của thiên nhiên Việt Nam đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người theo mẫu sau vào vở.
Thành phần thiên nhiên | Vai trò |
Địa hình và khoáng sản | ? |
Khí hậu | ? |
Sông, hồ | ? |
Đất và rừng | ? |
VẬN DỤNG
Tìm hiểu và chia sẻ về đặc điểm của một thành phần thiên nhiên tại địa phương nơi em đang sống.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn