Nội Dung Chính
(trang 105)
Sau bài học này, em sẽ:• Xác định được vị trí địa lí của nước Hy Lạp hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ. • Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,...), tìm hiểu và mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc,... của văn minh Hy Lạp. • Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về lịch sử Ô-lim-píc, về các vị thần của Hy Lạp. |
KHỞI ĐỘNG
Hình bên là biểu tượng của Thế vận hội Ô-lim-píc (Olympic). Theo em, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này được khởi nguồn từ nền văn minh cổ đại nào? Hãy chia sẻ những điều em biết về nền văn minh đó. Hình 1. Biểu tượng Thế vận hội Ô-lim-píc |
KHÁM PHÁ
1. Vị trí địa lí và một số thành tựu tiêu biểu
Câu hỏi
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2 đến 4, em hãy:
- Xác định vị trí địa lí của nước Hy Lạp hiện nay.
- Kể tên và mô tả một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp cổ đại.
Hy Lạp ngày nay nằm ở phía nam châu Âu, phía bắc tiếp giáp với An-ba-ni (Albania), Bắc Ma-xê-đô-ni-a (Macedonia) và Bun-ga-ri (Bulgaria); phía đông và nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và biển Ê-giê (Aegea); phía tây giáp với I-ô-ni (Ionia).
Văn minh Hy Lạp cổ đại có những đóng góp lớn cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực như: chữ viết, văn học, khoa học, kĩ thuật và các thành tựu về kiến trúc, điêu khắc,...
Em có biết?
Thời cổ đại, lãnh thổ Hy Lạp chủ yếu ở phía nam bán đảo Ban- căng (Balkan), các đảo trong vùng biển Ê-giê (Aegea) và vùng biển phía tây Tiểu Á.
(trang 106)
Hình 2. Lược đồ Hi Lạp ngày nay
Kiến trúc
Hy Lạp cổ đại có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như đền thờ thần Dớt (Zeus), đền thờ thần A-pô-lô (Apollo) đền thờ nữ thần Hê-ra (Hera),... Trong đó, nổi bật là đền Pác-tê-nông (Parthenon) thờ thần A-tê-na - nữ thần bảo hộ thành A-ten (Athens).
Đền Pác-tê-nông được xây dựng trên đồi A-crô-pôn (Acropole) vào thế kỉ V TCN. Đền được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, mái được đỡ bởi các cột tròn ở bốn mặt. Bên trong đền có một phòng lớn, phía trước đặt tượng thờ nữ thần etana A-tê-na cao 6 m, được chế tác từ vàng và ngà voi.
Đền Pác-tê-nông là kiệt tác kiến trúc của văn minh Hy Lạp cổ đại còn được lưu giữ đến ngày nay.
Hình 3. Đền Pác-tê-nông
Em có biết?
Đền Pác-tê-nông được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới và sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của đền làm biểu tượng cho tổ chức này.
(trang 107)
Điêu khắc
Điêu khắc của Hy Lạp thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn hảo trong vẻ đẹp hình thể của con người. Các tác phẩm tiêu biểu là: tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ Mi-lô (Milo), tượng thần Dớt và các phù điêu,...
Tượng lực sĩ ném đĩa khắc họa hình ảnh một vận động viên trong tư thế ném đĩa. Bức tượng có tỉ lệ cơ thể cân đối dáng vẽ cường tráng. Đây là bức tượng độc đáo và của điêu khắc Hy Lạp cổ đại, tượng trưng cho sự tin tự tin và khát vọng chiến thắng trong thể thao.
Hình 4. Tượng lực sĩ ném đĩa
2. Chuyện kể về các vị thần và lịch sử Ô-lim-píc
Câu hỏi
Đọc thông tin, em hãy:
- Kể lại một câu chuyện về lịch sử Ô-lim-pic hoặc các vị thần của Hy Lạp.
- Em ấn tượng với câu chuyện nào nhất? Vì sao?
Câu chuyện Lịch sử
A-TÊ-NA - NỮ THẦN TRÍ TUỆ VÀ TÀI NĂNG |
Theo truyền thuyết, A-tê-na là con của thần Dớt và Me-tít (Metis). A-tê-na thông minh, xinh đẹp và có nhiều tài năng. Bà dạy phụ nữ biết cách dệt, may, làm nghề thủ công,... dạy đàn ông cách trồng trọt, làm vườn, luôn bảo vệ các anh hùng khi họ tham gia chiến trận,... Trong cuộc tìm kiếm vị thần bảo hộ thành phố A-tíc (Thủ đô A-ten sau này), có hai phần là Pô-xê-đông (Poseidon) - thần Biển cả và A-tê-na dự thi. Pô-xê-đông đâm ngọn giáo xuống đất, tạo cột nước lớn để tặng người dân, nhưng đáng tiếc lại là cột nước mặn, không thể sử dụng được. Đến lượt mình, A-tê-na cũng đâm ngọn giáo xuống đất và trồng vào đó một cây ô liu với mong muốn đem lại hòa bình, thịnh vượng. A-tê-na được coi là vị thần của trí tuệ, nghề thủ công, thần bảo hộ Thủ đô A-ten. (Theo Nguyễn Văn Khỏa, Thần thoại Hy Lạp, NXB Văn Học, 2022) Hình 5. Tượng thần A-tê-na (Hy Lạp) |
(trang 108)
LỊCH SỬ Ô-LIM-PÍC |
Lễ hội Thể thao Ô-lim-píc ra đời ở Hy Lạp cổ đại bởi thần Hê-cra-lét (con trai của thần Dớt), được tổ chức lần đầu tiên vào năm 776 TCN, nhằm tôn vinh các vị thần. Cứ bốn năm một lần, trai tráng ở khắp các thành bang náo nức rèn luyện sức khỏe, tài năng để tham gia thi đấu. Trong thời gian lễ hội, mỗi xung đột giữa các thành bang tạm dừng. Các môn thi đấu gồm: chạy, nhảy, bơi lội, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa,... Người đạt giải cao nhất trong mỗi nội dung sẽ nhận phần thưởng là vòng nguyệt quế linh thiêng được tết từ cành, lá cây ô liu và được tuyên dương ở khắp Hy Lạp. Hình 6. Hình vẽ các vận động viên điền kinh trên bình gốm Ngày nay, Đại hội Ô-lim-píc mở rộng ra toàn thế giới. Sự kiện này không chỉ là cuộc tranh tài của các môn thể thao mà còn là biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại. (Theo Đạo Đức An (Chủ biên), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, Sđd) |
LUYỆN TẬP
1. Hoàn thành sơ đồ tư duy (theo gợi ý dưới đây vào vở về một số thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại.
2. Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của văn minh Hy Lạp cổ đại? Vì sao?
VẬN DỤNG
Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một thành tựu của văn minh Hy Lạp cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn