Bài 10: Triều Trần Xây Dựng Đất Nước Và Kháng Chiến Chống Quân Mông - Nguyên Xâm Lược | Lịch Sử Và Địa Lí 5 | Chủ Đề 3: Xây Dựng Và Bảo Vệ Đất Nước Việt Nam - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lịch sử và Địa lý 5 - Bài 10


Sau bài học này, em sẽ:

  • Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh, liên quan đến Triều Trần và cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
  • Trình bày được những nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Trần thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (ví dụ: Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An,...).
  • Kể lại được chiến thắng Bạch Đằng có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đó, tranh ảnh, câu chuyện về Trần Quốc Tuấn đánh giặc trên sông Bạch Đằng).

KHỞI ĐỘNG

Trong tác phẩm Lịch sử nước ta (năm 1942), Bác Hồ viết:

Nhà Trần thống trị giang san
Trị yên trong nước, đánh tan giặc ngoài
...Đời Trần văn giỏi võ nhiều,
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiến mình.

Theo em, các câu thơ trên nói đến những đóng góp nào của Triều Trần đối với lịch sử dân tộc?

KHÁM PHÁ

1. Triều Trần và công cuộc xây dựng đất nước

Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy:

- Nêu những nét chính về tình hình đất nước dưới thời Trần.
- Kể về một nhân vật lịch sử của Triều Trần và đóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc.

Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, Triều Trần được thành lập.

Thời nhà Trần, bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẻ. Các vua Triều Trần thường nhường ngôi sớm cho con và xưng là Thái Thượng hoàng, cùng vua quản lí đất nước.

Câu chuyện Lịch sử

THƯƠNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY VUA

Sau một thời gian giữ ngôi, Trần Nhân Tông truyền cho con là Trần Anh Tông và lui về phủ Thiên Trường (Nam Định). Một lần, Thượng hoàng đến kinh thành nhưng vua Anh Tông uống say, quần thần đánh thức mãi mà vẫn không được Tức giận, Thượng hoàng quay về và lệnh cho các quan ngày mai phải tề tựu ở Thiên Trường để nghe chỉ dụ, ai vắng mặt sẽ bị trị tội nặng.

Nhà vua sau khi tỉnh dậy biết chuyện thì rất lo lắng, bèn về Thiên Trường dâng biểu tạ tội. Thượng hoàng cho gọi nhà vua vào răn dạy. "Trẫm còn có con khác có thể nối ngôi. Trẫm còn sống mà người còn dám như thế, huống chỉ sau này". Từ đó, vua Trần Anh Tông chăm chú hơn vào việc quản lí đất nước.

(Theo Nguyễn Khắc Thuận, Việt sử giai thoại, Tập 3, NXB Giáo dục, 1997)

Quân đội thời nhà Trần được tổ chức quy củ, chặt chẻ. Triều Trần tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ bình ư nông". Nhiều tướng giỏi như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư,... đã có công lớn trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

hinh-anh-bai-10-trieu-tran-xay-dung-dat-nuoc-va-khang-chien-chong-quan-mong-nguyen-xam-luoc-5959-0

Hình 1. Tháp gốm thời Trần trang trí cảnh chiến binh luyện tập võ nghệ

Em có biết?

Yết Kiêu và Dã Tượng là hai gia nô tài giỏi, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Yết Kiêu có tài về thuỷ chiến, còn Dã Tượng có tải thuần phục voi và là chỉ huy đội tượng binh.

Giáo dục, khoa cử thời nhà Trần được chú trọng. Ngoài Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long, trường học được mở nhiều ở địa phương. Triều đình tổ chức kì thị Thái học sinh, đặt danh hiệu "Tam khôi" (Trạng nguyên, Bảng nhăn, Thám hoa), tôn vinh ba người xuất sắc nhất. Dưới thời nhà Trần, giáo dục, khoa cử đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước như: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An,...

Câu chuyện Lịch sử

TRẠNG NGUYÊN TRẺ TUỔI NHẤT VIỆT NAM

Thời Trần, ở phủ Thiên Trường (Nam Định) có một cậu bé tên là Nguyễn Hiền nổi tiếng thông minh và hiếu học, được mệnh danh là thần đồng. Năm 13 tuổi, Nguyễn Hiền đã thì đỗ Trạng nguyên.

Chuyện kể rằng, khi sử thần nhà Nguyên sang nước ta, để thử tài người Việt, sử thần đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó bằng một sợi chỉ mành. Nhà vua truyền cho các quan xâu thử nhưng không được, bên cho hỏi Nguyễn Hiền. Ông lập tức có câu trả lời:

"Tích tịch tình tang,
bắt con kiên vàng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng,
bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang".

Sau đó, Nguyễn Hiền được vua trao giữ chức Thượng thư Bộ Công. Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền có nhiều kế sách hay giúp vua trị nước.

(Theo Mai Hồng, Các trạng nguyên nước ta, NXB Giáo dục, 1989)

NGƯỜI THẦY LƯU DANH MUÔN ĐỜI

Chu Văn An sinh ra trong một gia đình nông dân ở Thanh Đàm (Thanh Trì, Hà Nội). Ông là người có tính cương trực, học vấn tình thông nổi tiếng gần xa. Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An thi đỗ Thái học sinh và được mời ra làm quan nhưng ông từ chối. Ông về quê mở trường dạy học, học trò theo học rất đông. Nhiều học trò của ông đỗ đạt cao, có công giúp nước như: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát,... Nhờ thế, danh tiếng của Chu Văn An được cả nước biết đến. Ông được vua Trần mời làm Tư nghiệp (người đứng đầu) Quốc Tử Giám và trực tiếp dạy học cho các hoàng tử, trong đó có hai vị vua là Trần Hiến Tông và Trần Dụ Tông sau này.

hinh-anh-bai-10-trieu-tran-xay-dung-dat-nuoc-va-khang-chien-chong-quan-mong-nguyen-xam-luoc-5959-1

Hình 2. Tượng thờ Chu Văn An tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Dưới thời vua Trần Dụ Tông, triều chính rối ren, quan lại lộng hành, nhân dân cực khổ,... Bất bình, Chu Văn An dâng Thất trám sở, đòi chém bảy viên quan nịnh thần, nhưng nhà vua không nghe. Ông liền từ quan và về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) tiếp tục dạy học, viết sách. Sau khi mất, ông được thờ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) và được tôn là "Vạn thế sư biểu".

(Theo Định Xuân Lâm - Trương Hữu Quỳnh (Chủ biên),
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Sđđ)

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hây:

- Kể tóm tắt về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
- Kể câu chuyện về một nhân vật có đóng góp trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Em có biết?

Năm 1258, khi quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt, vua Trần Thái Tông hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ. Quan Thái sư trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Lời nói của quan Thái sư đã cùng có quyết tâm kháng chiến cho vua Trần Thái Tông.

Thời Trần, quân Mông - Nguyên ba lần xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1287-1288. Triều đình cùng quân dân nhà Trần đã chủ động bản kế sách đánh giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

Câu chuyện Lịch sử

LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG

Thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, giặc Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần nữa. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, nhà vua mở Hội nghị Bình Than (Hải Dương) bàn kế sách đánh giặc. Biết tin, Trần Quốc Toản đến xin dự họp. Thấy Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí khí, vua khen và ban thưởng cho quả cam. Căm giận quân xâm lược, lại vì không được dự họp, Quốc Toản đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào mà không biết.

Trở về, Quốc Toản tập hợp gia nô và người nhà, ngày đêm luyện tập, rèn đúc vũ khí, thêu lên là cơ sáu chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân" (Phá giặc mạnh, bào ơn vua). Đội quân của Quốc Toản đã tham gia nhiều trận đánh lớn. Trong một trận chiến đấu, Quốc Toản đã hi sinh khi mới 18 tuổi.

(Theo Nguyễn Huy Tường, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, NXB Kim Đồng, 2017)

Em có biết?

Đầu năm 1285, Thượng hoàng triệu tập các vị bộ lão trong nước họp ở diện Diên Hồng (kinh đô Thăng Long). Khi được hỏi về quyết tâm đánh giặc, muôn người như một điều đồng thanh hô: "Đánh!".

hinh-anh-bai-10-trieu-tran-xay-dung-dat-nuoc-va-khang-chien-chong-quan-mong-nguyen-xam-luoc-5959-2

Hình 3. Các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng (tranh vẽ)

Với tinh thần quyết tăm tiêu diệt giặc, quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Mông - Nguyên bằng các chiến thắng quan trọng như Đông Bộ Đầu, Chương Dương (Hà Nội), Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên),... và đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng.

Câu chuyện Lịch sử

TRẬN THỦY CHIẾN TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG NĂM 1288

Năm 1287 - 1288, vua Nguyên tiếp tục cho quân xâm lược Đại Việt. Dù chiếm được Thăng Long nhưng quân giặc vẫn lâm vào tình thế khó khăn và cuối cùng buộc phải rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ Cảnh quân thuỷ rút theo đường sông Bạch Đằng. Nhân đó quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn đã bố trí trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng để chọn giặc.

Khi đoàn thuyền giặc rút gần đến cửa sông thì bị quân Trần bất ngờ tấn công, buộc chúng phải rút lui theo đường dẫn đến bài cọc. Nhân lúc thuỷ triều lên, Trần Quốc Tuấn cho quân đưa thuyền ra khiêu chiến rồi giả thua bỏ chạy. Quân giặc mài đuổi theo và đã lọt vào trận địa mai phục của quân ta đúng lúc thuỷ triều rút nhanh. Lúc này, quân mai phục ở hai bên bờ đổ ra tần công quyết liệt Thuyền giặc vướng vào cọc bị vỡ, đắm rất nhiều, làm tắc cả một khúc sông. Tướng giặc là Ô Mã Nhi bị bắt sống. Quân Nguyên chết nhiều không kể xiết.

hinh-anh-bai-10-trieu-tran-xay-dung-dat-nuoc-va-khang-chien-chong-quan-mong-nguyen-xam-luoc-5959-3

Hình 4. Cọc gỗ Bạch Đằng (1288) (được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

(Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thân nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd)

Chiến thắng Bạch Đằng (1288) đã kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân Đại Việt. Sự kiện này cũng chứng tỏ tài năng quân sự xuất sắc của Trần Quốc Tuấn.

hinh-anh-bai-10-trieu-tran-xay-dung-dat-nuoc-va-khang-chien-chong-quan-mong-nguyen-xam-luoc-5959-4

Hình 5. Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng (1288)

LUYỆN TẬP

1. Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về một số nét chính của lịch sử Việt Nam dưới Triều Trần.

Lĩnh vực Nét chính Nhân vật lịch sử tiêu biểu
Chính trị - Thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng.
-...
Trần Nhân Tông,...
Quân đội ? ?
Giáo dục, khoa cử ? ?
Kháng chiến ? ?

2. Giới thiệu về một nhân vật thời nhà Trần và đóng góp của nhân vật đó đối với lịch sử dân tộc thông qua tư liệu mà em sưu tầm được.

VẬN DỤNG

Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu viết,.. về một di tích lịch sử liên quan đến Triều Trần còn lại đến ngày nay và chia sẻ với bạn.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 10: Triều Trần Xây Dựng Đất Nước Và Kháng Chiến Chống Quân Mông - Nguyên Xâm Lược | Lịch Sử Và Địa Lí 5 | Chủ Đề 3: Xây Dựng Và Bảo Vệ Đất Nước Việt Nam - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 5

  1. Chủ Đề 1: Đất Nước Và Con Người Việt Nam
  2. Chủ Đề 2: Những Quốc Gia Đầu Tiên Trên Lãnh Thổ Việt Nam
  3. Chủ Đề 3: Xây Dựng Và Bảo Vệ Đất Nước Việt Nam
  4. Chủ Đề 4: Các Nước Láng Giềng
  5. Chủ đề 5: Tìm hiểu thế giới
  6. Chủ đề 6: Chung tay xây dựng thế giới
  7. Giải thích khái niệm, thuật ngữ

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.