Nội Dung Chính
(trang 56)
Sau bài học này, em sẽ:• Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,...) liên quan đến Triều Nguyễn. • Trình bày được những nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Nguyễn thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử (ví dụ: vua Gia Long, vua Minh Mạng, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Hàm Nghi, Phan Đình Phùng,...) |
KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình 1 và cho biết loại hình nghệ thuật dưới đây liên quan đến triều đại nào trong lịch sử dân tộc. Hình 1. Biểu diễn Nhã nhạc của đình Huế |
KHÁM PHÁ
1. Triều Nguyễn và công cuộc xây dựng đất nước
a) Triều Nguyễn buổi đầu xây dựng đất nước
Câu hỏi
Đọc thông tin, em hãy:
- Nêu sự thành lập Triều Nguyễn.
- Trình bày một số việc làm của Triều Nguyễn để xây dựng đất nước.
Năm 1802, sau khi đánh bại Triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lập ra Triều Nguyễn, định đô ở Phú Xuân (Huế), lấy niên hiệu là Gia Long.
Các vua Triều Nguyễn đã từng bước cũng có bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, thống nhất đất nước,...
(trang 57)
Vua Gia Long ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ nhằm củng cố trật tự xã hội. Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).
Các vị vua Triều Nguyễn tiếp tục các hoạt động thực thi chủ quyền biển, đảo đặc biệt là đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Câu chuyện Lịch sử
MINH MẠNG VỚI SỰ NGHIỆP TRỊ NƯỚC AN DÂN |
Minh Mạng là con thứ tư của vua Gia Long, hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn. Trong thời trị vì của mình vua Minh Mạng đã đề xuất nhiều cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các, Cơ mật viện ở kinh đô; chia cả nước thành các tỉnh và phủ,... Nhà vua còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở vùng ven biển Bắc Bộ và Nam Bộ. Ông cũng cho mở lại các kì thi Hội, thi Đình để tuyển chọn nhân tài. Hình 2. Vua Minh Mạng Nhà vua đặc biệt đề cao sự nghiêm minh và của pháp luật. Chuyện kể rằng, vào năm 1823, quan Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng và bị phát hiện. Theo luật vua ban, tội ăn trộm tiền của Nhà nước dù là ít hay nhiều điều bị xử tội chết. Tuy nhiên, khi xét xử bộ hình thấy Lý Hữu Diệm có nhiều công trạng nên đã tha tội chết, chỉ bắt đi đày. Khi án được tâu lên, vua Minh Mạng không đồng ý, ban lệnh cho Bộ Hình phải xử Lý Hữu Diễm theo đúng quy định để mọi người trông theo đó mà sửa mình. (Theo Lê Thái Dũng, Những câu chuyện lí thú về hoàng đế Minh Mạng, NXB Lao động, 2018) |
b) Công cuộc khai quang dưới triều Nguyễn
Câu hỏi
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Nêu kết quả của công cuộc khai hoang dưới Triều Nguyễn.
- Kể chuyện về Nguyễn Công Trứ và nêu đóng góp của ông.
Nhiều vua triều Nguyễn đã nỗ lực tổ chức khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở vùng đồng bằng Nam Bộ và vùng Duyên Hải Bắc Bộ Để ổn định đời sống nhân dân một số quan lại đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc khai quang như Nguyễn Tri Phương Nguyễn Công Trứ,...
(trang 58)
Câu chuyện Lịch sử
NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ CÔNG CUỘC KHAI HOANG LẤN BIỂN |
Đầu thế kỉ XIX, nhiều nông dân không có ruộng đất cày cấy phải bỏ làng đi phiêu tán và nổi dậy chống triều đình. Trước tình hình đó, Nguyễn Công Trứ đã tâu lên vua Minh Mạng cho khai hoang để yên nghiệp dân nghèo. Nhà vua đồng ý và cử ông làm Doanh điền sứ chuyên coi Việt khai phá đất hoang. Nhận thấy vùng duyên hải Bắc Bộ còn nhiều đất đai chưa được khai phá, ông đã chiêu tập dân chúng khai hoang lấn biển, lập nên huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay,... Cuộc khai hoang lấn biển của Nguyễn Công Trứ đã góp phần mở rộng diện tích canh tác ổn định xã hội và thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Với lòng thành kính và biết ơn, nhân dân các vùng khai hoang đã lập đền thờ Nguyễn Công Trứ ngay khi ông còn sống. Hậu thế gọi ông với cái tên trìu mến "Ông tổ mở đất". (Theo Quốc sự quán Triều Nguyễn, Đại Nam chính biên liệt truyện, NXB Thanh Hóa, 1993) Hình 3. Đền thờ Nguyễn Công Trứ tại Kim Sơn (Ninh Bình) |
c) Những đề nghị canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX
Câu hỏi
Đọc thông tin, em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trường Tộ đối với lịch sử dân tộc.
Nửa cuối thế kỉ XIX, trong bối cảnh đất nước ngày càng khó khăn và đứng trước nguy cơ mất nước, một số người yêu nước như: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,
(trang 59)
Nguyễn Lộ Trạch,... đã đề xuất một số biện pháp cải cách. Họ gửi các bản điều trần lên vua Tự Đức đề xuất chấn chỉnh bộ máy quan lại, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng,... Tuy nhiên, hầu hết những đề nghị đó không được thực hiện.
Câu chuyện Lịch sử
KHÁT VỌNG CANH TÂN ĐẤT ĐẤT NƯỚC |
Nguyễn Trường Tộ quê ở Hưng Yên (Nghệ An). Từ nhỏ, ông sớm bộc lộ tư chất thông minh, học một biết mười, được ca ngợi là "Trạng Tộ". Thuở thiếu thời, Nguyễn Trường Tộ được theo học các thầy giáo ở quê nhà. Sau đó, ông được học thêm tiếng Pháp và các môn khoa học khác. Ông may mắn được tiếp xúc trực tiếp với nhiều thành tựu, kĩ nghệ phương Tây nên sớm có hoài bão canh tân đất nước. Sau chuyến đi Pháp và một số nước khác ở châu Âu, châu Á trở về Nguyễn Trường Tộ đã để trình lên vua Tự Đức nhiều bảng điều trần, bày tỏ mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh. Ông đề nghị mở rộng quan hệ với nước ngoài, mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng,... Trước những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ các quan trong triều có nhiều ý kiến trái ngược nhau, do đó những đề nghị của ông không được thực hiện. Dù vậy, ông vẫn được coi là một đại diện tiêu biểu cho trào lưu canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX. (Theo Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Trường Tộ với triều đình Tự Đức, NXB Trẻ 2013) |
2. Phong trào Cần Vương chống Pháp
Câu hỏi
Đọc thông tin, em hãy:
- Cho biết những nét chính về phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.
- Kể câu chuyện về Phan Đình Phùng và cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
Năm 1884, Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, một bộ phận quan lại thuộc phái chủ chiến, đứng đầu là vua Hàm Nghi vẫn nêu cao tinh thần chống Pháp, mong muốn khôi phục độc lập dân tộc. Năm 1885, lấy danh nghĩa vua
Hình 5. Vua Hàm Nghi
Hình 6. Tôn Thất Thuyết
(trang 60)
Hàm Nghi Tôn Thất Thuyết ban bố Chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng giúp vua cứu nước. Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, gắn với tên tuổi của một số nhân vật tiêu biểu như: Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng,...
PHAN ĐÌNH PHÙNG VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ |
Cuối thế kỉ XIX, hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng - một sĩ phu yêu nước ở Đức Thọ Hà Tĩnh đã đứng sát chiếu tập lực lượng chống Pháp. Hình 7. Phan Đình Phùng Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ tại chính Hương Khê (Hà Tĩnh). Các anh hùng, hào kiệt khắp bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tự nguyện liên kết lực lượng dưới quyền chỉ huy của Phan Đình Phùng. Cuộc khởi nghĩa kéo dài hơn mười năm, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Cuối năm 1895, Phan Đình Phùng hi sinh trong một trận chiến đấu chống quân Pháp. Cuộc khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã. Tuy thất bại nhưng Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. (Theo Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Sđd) |
LUYỆN TẬP
1. Vẽ sơ đồ tư duy những nét chính về lịch sử Việt Nam dưới Triều Nguyễn.
2. Kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử dưới thời nhà Nguyễn mà em sưu tầm được. Câu chuyện đó giúp em biết được thông tin gì về lịch sử Việt Nam thời nhà Nguyễn?
VẬN DỤNG
Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh và giới thiệu về một di sản văn hoá của Triều Nguyễn.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn