Sau bài học này, em sẽ:
- Trình bày được sự thành lập của nước Phủ Nam qua truyền thuyết lập nước và một số bằng chứng khảo cổ học.
- Mô tả được một số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam.
KHỞI ĐỘNG
Hình bên là một trong những hiện vật tiêu biểu của Vương quốc Phù Nam. Hãy chia sẻ những điều em biết về vương quốc này.
Hình 1. Bình gồm Nhơn Thành (Cần Thơ)
KHÁM PHÁ
1. Sự thành lập Vương quốc Phù Nam
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
- Cho biết thời gian và địa điểm thành lập Vương quốc Phú Nam.
- Kể lại truyền thuyết về Hỗn Điền – Liễu Diệp.
Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ 1, gắn với truyền thuyết về Hỗn Điền – Liêu Diệp cùng một số bằng chứng khảo cổ học. Địa bàn cư trú của cư dân Phủ Nam chủ yếu ở khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay.
Câu chuyện Lịch sử
TRUYỀN THUYẾT VỀ HỖN ĐIỀN - LIỄU DIỆP
Theo truyền thuyết, Liễu Diệp là Nữ vương của Phù Nam. Phía nam nước này có một vương quốc đặt dưới sự cai quân của Hỗn Điền. Một đêm, Hồn Điền được thân báo mộng sẽ trở thành vua của Phù Nam và bạn cho một cây cung. Theo chỉ dẫn của các vị thần, Hồn Điền đi thuyền ra biến, hướng về phía Phù Nam.
Thấy thuyền lạ xâm phạm lãnh thổ, Liễu Diệp mang quân chặn đánh. Từ xa, Hỗn Điền giương cung bằn, mũi tên xuyên qua mạn thuyền của Liễu Diệp. Nữ vương buộc phải xin hàng. Sau đó, Hỗn Điền và Liễu Diệp nên duyên vợ chồng, cùng nhau cai quản Phù Nam.
(Theo Lương Ninh, Vương quốc Phù Nam - Lịch sử và văn hóa,
NXB Văn hoá thông tin, 2005)
Những di tích và hiện vật khảo cổ học tìm thấy ở vùng Nam Bộ là bằng chứng quan trọng góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử ra đời và phát triển của Vương quốc Phủ Nam.
Hình 2. Dấu tích kiến trúc ở di tích Gò Cây Thị (An Giang)
Hình 3. Dấu tích cọc gỗ nhà sàn của cư dân Phù Nam ở di tích. Nến Chùa (Kiên Giang)
2. Một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 7, hãy kể tên và mô tả một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam.
Nhiều dấu tích, hiện vật khác nhau của Vương quốc Phù Nam như: nền móng kiến trúc, bếp đun, đồ gốm, tiền kim loại,... mà các nhà khảo cổ học tìm thấy đã chứng tỏ đời sống kinh tế, vật chất của cư dân Phù Nam khá phát triển.
Hình 4. Đồng tiền kim loại thời Vương quốc Phù Nam được phát hiện ở tỉnh An Giang
Cà ràng (bếp đun) được làm bằng đất nung, có thành che gió, đáy giữ tro, đun bằng củi hoặc than, thuận tiện khi sử dụng ở nhà sàn hoặc trên thuyền, ghe. Ngày nay, cà ràng vẫn được người dân vùng Tây Nam Bộ sử dụng khá phổ biến.
Hình 5. Nồi và cà ràng được phát hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh
Các hiện vật khác được tìm thấy như đồ trang sức, tượng thân, tượng Phật, cho thấy đời sống văn hoá tinh thần khá phong phú của cư dân Phủ Nam.
Hình 6. Khuyên tai bằng vàng của cư dân Phủ Nam được phát hiện ở An Giang
Hình 7. Tượng Phật Bình Hoà (Long An)
Em có biết?
Tượng Phật được làm bằng gỗ bằng lăng, tạc hình đức Phật đứng trên toà sen với mái tóc xoăn. Thân tượng khoác áo choàng phủ vai trái. Hai tay đề ngang ngực trong tư thế thuyết pháp. Bức tượng là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng của cư dân Phù Nam.
LUYỆN TẬP
1. Trình bày sự thành lập Vương quốc Phù Nam.
2. Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vớ) về một số hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam.
Lĩnh vực | Hiện vật |
Đời sống vật chất | ? |
Đời sống tinh thần | ? |
VẬN DỤNG
Vẽ và trang trí một hiện vật khảo cổ học của Vương quốc Phù Nam mà em ấn tượng.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn