Sau bài học này, em sẽ:
- Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh, liên quan đến Triều Lý.
- Trình bày được một số nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Lý thông qua các câu chuyện về một số nhân vật Tịch sử, như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi Ỷ Lan, Từ Đạo Hạnh,....
- Đọc và nêu nhận xét về nội dung, ý nghĩa của Chiếu dời đỏ.
KHỞI ĐỘNG
Hình bên là công trình kiến trúc tiêu biểu của Triều Lý. Hãy chia sẻ điều em biết về triều đại này.
Hình 1. Chùa Một Cột (Hà Nội)
KHÁM PHÁ
1. Triều Lý định đô ở Thăng Long
Đọc thông tin và khai thác tư liệu, em hãy:
- Nêu nội dung chính và ý nghĩa của Chiếu dời đô.
- Cho biết những đóng góp của Lý Công Uẩn đối với dân tộc.
Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các quan trong Triều Tiên Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua (tức vua Lý Thái Tổ), lập ra Triều Lý. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là Thăng Long.
TƯ LIỆU. Trong Chiếu dời đô có đoạn: "...làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh".
...Thành Đại La ở giữa khu vực trời đất, được thể rồng cuộn hồ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này đất rộng mà bằng phẳng, thẻ đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yêu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời."
(Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký
toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, 1998, tr. 241)
Hình 2. Bản Chiếu dời đô trên bức bình phong tại Đền Đô (Bắc Ninh)
Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn sáng suốt của vua Lý Thái Tổ, đồng thời mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
Câu chuyện Lịch sử
VỊ VUA SÁNG LẬP TRIỀU LÝ
Vào thời Tiền Lê, ở châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh) có đôi vợ chồng sinh được một cậu bé, đặt tên là Lý Công Uẩn. Lớn lên, Lý Công Uẩn được gửi theo học nhà sư Vạn Hạnh. Vừa nhìn thấy Lý Công Uẩn, nhà sư đã đoán ngay: "Đứa bé này không phải là người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy, gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ".
Lý Công Uẩn làm quan đến chức Điện tiến chỉ huy sứ trong Triều Tiên Lê. Khi vua Lê Long Đĩnh mất mà không có người nối dõi, ông được các quan tôn lên làm vua, lập ra Triều Lý. Tương truyền, khi dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, lúc đoàn thuyền của vua đỗ dưới thành thì có rồng vàng hiện lên. Vì thế, nhà vua đã đặt tên cho kính đồ mới là Thăng Long.
Vua Lý Thái Tổ được ca ngợi là "người khoan từ nhân thứ, tính ôn nhã, có lượng đế vương".
(Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđđ)
Hình 3. Tượng đài vua Lý Thái Tổ (Hà Nội)
2. Triều Lý xây dựng và bảo vệ đất nước
Đọc thông tin, em hãy:
- Nêu một số nét chính về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Triều Lý.
- Cho biết đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với dân tộc
Trải qua hơn 200 năm, Triều Lý đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nhà nước có nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp, nhờ đó, nhiều năm mùa màng bội thu.
Dưới thời nhà Lý, trong việc trị nước nổi bật lên vai trò của một người phụ nữ, đó là Nguyên phi Ỷ Lan.
Câu chuyện Lịch sử
NGUYỄN PHI Ỷ LAN GIÚP VUA TRỊ NƯỚC
Vào thời nhà Lý, ở làng Thổ Lỗi (Gia Lâm, Hà Nội) có một cô gái nổi tiếng xinh đẹp. Một lần, vua Lý Thánh Tông về chùa Dâu (Bắc Ninh) để cầu "quốc thái dân an". Khi kiệu vua đi qua cánh đồng, thấy một người con gái hái dâu xinh đẹp, bên cho với tới rồi đưa về cung, phong làm Ỷ Lan phu nhân. Khi Ỷ Lan họ sinh được Hoàng tử Còn Đức thì được vua phong là Nguyên phi.
Bà là người hiểu biết, ham học hỏi,... từng được vua Lý Thánh Tông giao trông coi việc nước khi nhà vua đưa quân đi đánh giộc. Năm 1076, quân Tống xăm lược nước ta. Vì vua Lý Nhân Tông còn nhỏ tuổi nên bà đã cùng với Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành bàn kế sách và lãnh đạo nhân dân kháng chiến Ba được sử sách ghi nhận là người phụ nữ có nhiều đóng góp dưới Triều Lý.
(Theo Nguyên Khác Thuận, Việt sử giai thoại, Tập 2, NXB Giáo dục, 2003)
Trong thời kì này, Phật giáo phát triển thịnh đạt. Các vua Triều Lý như: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông đều theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ chức vụ quan trọng trong triều đình, tiêu biểu như Tử Đạo Hạnh.
Trong những năm 1075 - 1077, Triều Lý đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Tổng giành thắng lợi. Trong cuộc kháng chiến này có đông góp rất quan trọng của Lý Thường Kiệt.
Em có biết?
Từ Đạo Hạnh quê ở Hà Nội là một thiên sự am tường Phật giác, thông hiểu Nho giáo, Đạo giáo. Ông là người đặt nền móng cho Phật giáo mang bần sắc dân tộc và cũng là nhà thơ nổi tiếng.
Lịch sử
LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TÔNG
Khi quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Triều đình đã cử Lý Thường Kiệt làm Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Với chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc". Lý Thường Kiệt đã cho quân tập kích, phá tan các căn cứ của nhà Tống ở gần biên giới Đại Việt để giành thế chủ động.
Năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tiến đành nước ta. Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến bên bờ bắc sông Như Nguyệt (Bắc Ninh) để chặn thế giặc. Quách Quý cho quân tấn công nhiều lần nhưng chúng không thể phá được phòng tuyến của ta.
Hình 4. Tượng đài Lý Thường Kiệt tại đến thờ Lý Thường Kiệt (Bắc Ninh)
Mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân đánh thẳng vào doanh trại quân Tống. Để khích lệ tinh thần quân sĩ, ông cho người vào đền thờ bên bờ sông, ngăm vang bài thơ Nam quốc sơn hà. Quân sĩ hàng hải xông thẳng vào doanh trại địch. Quân Tống khiếp đảm, giảm đạp lên nhau mà chạy, chết đến quá nửa. Ngay lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà. Quách Quỳ mừng rỡ, liền đồng ý và vội vàng hạ lệnh rút quân về nước.
Cuộc kháng chiến chống Tổng kết thúc thắng lợi, bảo vệ vững chắc nên độc lập dân tộc.
(Theo Đỗ Đức Hùng, Danh tướng trong lịch sử Việt Nam, NXB Thanh niên, 2010)
LUYỆN TẬP
1. Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của lịch sử Việt Nam dưới Triều Lý.
2. Kể chuyện về một nhân vật lịch sử thời Lý mà em yêu thích.
VẬN DỤNG
Sưu tầm tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện,...) về một di tích hoặc nhân vật lịch sử thời nhà Lý và chia sẻ với bạn.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn