Sau bài học này, em sẽ:
- Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học.
- Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh, Thuỷ Tình, Thánh Gióng, Sự tích nữ thân,...), mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
KHỞI ĐỘNG
Năm 1954, trong lần về thăm Đền Hùng, Bác Hồ đã căn dặn:
"Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Câu nói của Bác không chỉ là lời nhắc nhớ mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với các Vua Hùng đã có công dựng nên Nhà nước Văn Lang. Hãy chia sẻ với bạn những điều em biết về Nhà nước này.
KHÁM PHÁ
1. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc
Thông qua tìm hiểu truyền thuyết, đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hày:
- Trình bày sự ra đời của Nhà nước Văn Lang
- Trình bày sự thành lập Nhà nước Âu Lạc
a) Nhà nước Văn Lang
Khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên (TCN), ở lưu vực các dòng sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay, Nhà nước Văn Lang đã ra đời. Sự ra đời của nhà nước này được phản ánh thông qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và nhiều bằng chứng khảo cổ học thuộc nền văn hoá Đông Sơn.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật như: lưỡi cày, rìu, đồ gồm, trống đồng, chứng tỏ đời sống vật chất, tinh thần của cư dân khá phát triển. Cùng với đó, nhu cầu làm thuỷ lợi, chồng ngoại xâm,... đã dẫn tới sự ra đời của Nhà nước Văn Lang.
Hình 1. Một số hiện vật thuộc văn hoá Đông Sơn
Nhà nước Văn Lang được chia thành 15 bộ, đừng đầu là Hùng Vương, tương truyền trải qua 18 đời vua theo hình thức "cha truyền con nối". Kinh đô đặt ở Phong Châu (Phú Thọ).
Hình 2. Lẫy nỏ và mũi tên đồng được tìm thấy ở Cổ Loa
b) Nhà nước Âu Lạc
Năm 208 TCN, sau khi lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra Nhà nước Âu Lạc. Kinh đô được dời xuống Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
2. Đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hãy:
- Mô tả một số nét chính về đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
- Cho biết truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tình phản ánh điều gì.
Nghề chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả,... Ngoài ra, họ còn biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, Cư dân Văn Lang, Âu Lạc biết đúc đồng để làm công cụ lao động, vũ khí và đồ trang sức. Họ cũng biết làm đồ gốm, đan lát, đóng thuyền,
Hình 3. Nồi gốm
Hình 4. Lưỡi cày đồng
Hình 5. Vòng tay bằng đồng
Câu chuyện Lịch sử
SƠN TINH, THỦY TINH
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua muốn kén cho con gái một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, gọi là Sơn Tình. Một người ở miền biển, gọi là Thuỷ Tinh. Hai người đều có tài khiến Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai. Nhà vua bèn ra điều kiện: Ai mang lễ vật đến trước thì sẽ gả con gái cho. Lễ vật gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước nên được rước Mỵ Nương về. Thuỷ Tinh đến sau, nổi giận hô mưa gọi gió và dâng nước sông lên cao. Sơn Tinh không hề nao núng dùng phép thuật bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, Thuỷ Tình kiệt sức đành rút quân. Tuy nhiên, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tình và lần nào cũng thua trận.
(Theo Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 1, NXB Giáo dục, 2000)
3. Công cuộc đầu tranh chống ngoại xâm của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc
Đọc thông tin, em hãy:
- Mô tả một số nét chính về công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc
- Kể lại một câu chuyện chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc
Từ rất sớm, cư dân Văn Lang, Âu Lạc đã phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Cuối thế kỉ III TCN, vua Tần cho quân sang xâm lược Văn Lang. Người Việt đã tôn Thục Phán lên làm tưởng lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của người Việt đã buộc quân Tân phải rút về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi.
Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc còn được phản ánh sinh động qua một số truyền thuyết như: Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần,...
Câu chuyện Lịch sử
SỰ TÍCH NỎ THẦN
Sau khi lập ra Nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa, nhưng xây đến đâu thì đồ đến đó. Về sau, nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, thành đã xây xong. Thần Kim Quy còn cho nhà vua một cái móng vuốt để làm nỏ thần. Khi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược Âu Lạc, An Dương Vương đã dùng nỏ thần đánh bại. Triệu Đà bên dùng kế xin hoãn bình, cho con trai là Trọng Thuỷ kết hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu và ở rể tại Âu Lạc. Khi lấy được lòng tìn của Mỵ Châu, Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần rồi lấy cớ về thăm cha. Có nỏ thần trong tay, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương ỷ thế có nỏ thần nên không tổ chức phòng bị dẫn đến thua trận.
Hình 6. Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa (Hà Nội)
Cuộc kháng chiến chồng Triệu Đà của An Dương Vương thất bại. Từ đây, đất nước rơi vào ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
(Theo Nguyên Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 1, Sđđ)
LUYỆN TẬP
1. Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.
Nội dung | Nhà nước Văn Lang | Nhà nước Âu Lạc |
Thời gian ra đời | ? | ? |
Kinh đô | ? | ? |
Người đứng đầu nhà nước | ? | ? |
2. Kể một truyền thuyết khác liên quan đến Nhà nước Văn Lang hoặc Nhà nước Au Lac
VẬN DỤNG
Chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Tìm hiểu từ sách, báo, internet, hãy kể tên một số di tích lịch sử liên quan đến thời Văn Lang - Âu Lạc.
2. Kể tên một số hoạt động kinh tế có từ thời Văn Lang - Âu Lạc còn đến ngày nay.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn