Bài 25: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ | Tiếng Việt 5 - Tập 1 | Tuần 14 - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 25: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ


Trang 122

ĐỌC

Trao đổi với bạn về ý nghĩa của âm nhạc đối với cuộc sống con người.

TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ

(Trích)

Tiếng đàn ba-la-lai-ca
Như ngọn gió bình yên
Thổi qua rừng bạch dương dìu dặt...

Tiếng đàn ba-la-lai-ca
Như ngọn sóng
Vỗ trắng phau ghềnh đá
Nghe náo nức
Những dòng sông nóng lòng tìm biển cả...

Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca như thế
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.

Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biến sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngà
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên.

(Quang Huy)

hinh-anh-bai-25-tieng-dan-ba-la-lai-ca-tren-song-da-8135-0

Trang 123

Từ ngữ

- Xe ben: xe tải, thùng xe có thể được điều khiển cho dốc hẳn xuống để đổ vật liệu.

- Sông Đà: phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, chảy từ Lai Châu qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Phú Thọ. (Trên sông Đà, tại khu vực tỉnh Hoà Bình, các chuyên gia Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng một công trình thuỷ điện lớn.)

- Ba-la-lai-ca: tên một loại đàn 3 dây của người Nga.

1. Tiếng đàn ba-la-lai-ca được miêu tả thế nào qua 8 dòng thơ đầu?

2. Trên công trường thuỷ điện sông Đà, tác giả đã nghe tiếng đàn ba-la-lai-ca vang lên trong khung cảnh như thế nào?

3. Miêu tả những điều em hình dung khi dọc 2 dòng thơ sau:

Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

4. Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi dàn ba-la-lai-ca trên công trường thuỷ điện sông Đà.

* Học thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến lấp loáng sông Đà

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

BIỆN PHÁP ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ

1. Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bé
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

a. Từ trồng được lặp lại mấy lần?

b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?

G:

Nhấn mạnh
người nông dân có nhiều
nỗi lo về công việc đồng áng.                            🌸

hinh-anh-bai-25-tieng-dan-ba-la-lai-ca-tren-song-da-8135-1

Trang 124

2. Từ nào được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây? Việc lập lại từ đó có tác dụng gì?

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Ghi nhớ

Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh nội dung được nói đến.

3. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ.

(Xuân Quỳnh)

hinh-anh-bai-25-tieng-dan-ba-la-lai-ca-tren-song-da-8135-2

a. Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ?

b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì? Chọn đáp án đúng.

A. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được mẹ yêu thương.

B. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được ra khỏi quả trứng.

C. Nhấn mạnh sự tươi đẹp của thiên nhiên mà chú gà con quan sát được.

D. Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.

4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới)

hinh-anh-bai-25-tieng-dan-ba-la-lai-ca-tren-song-da-8135-3

a. Từ nào được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn?

b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?

Trang 125

VIẾT

TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN
THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ

1. Đọc đoạn văn dưới dây và thực hiện các yêu cầu.

Bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà của tác giả Quang Huy để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Bài thơ gợi lên bức tranh sống động về đêm trăng trên công trường thuỷ điện. Dưới trăng, những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, những tháp khoan nhô lên trời như đang ngẫm nghĩ và tiếng đàn ba-la-lai-ca ngân nga, vang xa... Bài thơ tả tiếng đàn thật là hay! Tiếng đàn như ngọn gió bình yên thổi qua rừng bạch dương. Tiếng đàn như ngọn sóng vỗ trắng phau ghénh đá. Tiếng đàn ngân dài theo dòng trăng lấp loáng sông Đà. Tôi như nghe thấy những cung bậc âm thanh khi dìu dặt, khi náo nức, vang ngân của tiếng đàn ba-la-lai-ca. Tiếng đàn của cô gái đến từ đất nước Nga xa xôi giúp tôi cảm nhận về tình hữu nghị cao đẹp giữa các quốc gia. Những người bạn quốc tế đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà, mang dòng ánh sáng toả đi muôn nơi, để cuộc sống tươi đẹp hơn. Xúc động biết mấy! Cảm ơn nhà thơ Quang Huy đã viết bài thơ thật hay, thật đẹp về tiếng đàn ba-la-lai-ca và tình hữu nghị thắm thiết, bén chặt.

(Thanh Thanh)

hinh-anh-bai-25-tieng-dan-ba-la-lai-ca-tren-song-da-8135-4

a. Tìm phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và cho biết ý chính của mỗi phần.

b. Những điều gì ở bài thơ khiến người viết yêu thích hoặc xúc động?

Bài thơ gợi lên bức tranh sống động.

Bài thơ tả tiếng đàn thật hay.

🌸

c. Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua những từ ngữ, câu văn nào?

Trang 126

2. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

G:

- Bố cục đoạn văn

- Những điều yêu thích ở bài thơ

- Những cách thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ

+ Dùng từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc

+ Sử dụng câu cảm

+ 🌸

Ghi nhớ

Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ thường có 3 phần:

- Mở đầu: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của em về bài thơ.

- Triển khai: Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, nội dung, ý nghĩa,...) và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

- Kết thúc: Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

1. Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

G:

Nói với em

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiến.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

(Vũ Quần Phương)

hinh-anh-bai-25-tieng-dan-ba-la-lai-ca-tren-song-da-8135-5

2. Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, dạo diễn,...).

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 25: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ | Tiếng Việt 5 - Tập 1 | Tuần 14 - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.