Nội Dung Chính
ĐỌC
Trao đổi về những tên gọi của năm (theo âm lịch) mà em biết.
G: năm Mão (năm Mèo)
TUỔI NGỰA
(Trích)
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi...
- Mẹ ơi, con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió
Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn
Mấp mô triền núi đá...
Con mang về cho mẹ
Ngọn gió của trăm miền.
Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Loá màu trắng hoa mơ
Trang giấy nguyên chưa viết
Con làm sao ôm hết
Mùi hoa huệ ngọt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại.
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
(Xuân Quỳnh)
Từ ngữ
Tuổi Ngựa: sinh năm Ngựa (năm Ngọ), theo âm lịch.
1. Qua trò chuyện với mẹ, vì sao bạn nhỏ lại tưởng tượng mình là chú ngựa con rong ruồi đó đây?
2. Kể lại hành trình của chú ngựa con theo trí tưởng tượng của bạn nhỏ.
Những miền đất đã qua
Những cảnh vật đã thấy
Những cảm nghĩ đã có
3. Qua đoạn thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói với mẹ điều gì?
4. Nêu nhận xét về bạn nhỏ trong bài thơ.
*Học thuộc lòng bài thơ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐẠI TỪ
1. Những từ in đậm trong mỗi câu sau được dùng để thay cho từ ngữ nào?
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.
b. Cây tre này cao và thẳng. Các cây kia cũng thế.
c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, "một nắng hai sương" của các cô bác nông dân.
2. Trong những đoạn trích dưới đây, từ nào được dùng để hỏi?
a. Cốc Cốc! Cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là thỏ...
(Võ Quảng)
b. Bé nằm ngẫm nghĩ
- Nắng ngủ ở đâu?
- Nắng ngủ nhà nắng
Mai lại gặp nhau.
(Thuỵ Anh)
c. Mùa nào phượng vĩ
Nở đỏ rực trời
Ở khắp nơi nơi
Ve kêu ra rå?
(Câu đố)
3. Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi.
Hạt thóc
Hạt thóc được mẹ lúa yêu thương, chiều chuộng nên rất kiêu. Thóc nói với ngô, khoai, sắn:
- Tôi là hạt vàng đấy, các bạn ạ. Chẳng ai bằng tôi được.
Ngô liền nói:
- Cậu ơi, tớ nghĩ cậu chỉ là hạt vàng khi ở trên cánh đồng này thôi. Còn nếu ở trong bát cơm, chắc chắn cậu sẽ bị gắp bỏ ra ngoài.
Hạt thóc nghe xong, im lặng.
(Phan Tư Gia Bách)
a. Các từ in đậm trong câu chuyện trên được dùng để làm gì?
b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?
Ghi nhớ
Đại từ là từ dùng để thay thế như thế, vậy, đó, này.... (đại từ thay thế), đế hỏi như ai, gì, nào, sao, bao nhiêu, đâu,... (đại từ nghi vấn) hoặc để xưng hô như tôi, tớ, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, chúng ta,... (đại từ xưng hô). Ngoài ra, trong tiếng Việt, có nhiều danh từ được dùng để xưng hô như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cháu, thấy, bạn,...
4. Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ.
VIẾT
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn kế sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa.
Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.
1. Chuẩn bị.
Chuẩn bị
Lựa chọn câu chuyện (theo yêu cầu của đề bài)
Nhớ lại câu chuyện
Lựa chọn cách sáng tạo
Bối cảnh
Nhân vật
Diễn biến
Sáng tạo thêm chi tiết
Thay đổi cách kết thúc
Đóng vai nhân vật
2. Lập dàn ý.
G:
Mở bài:
Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào)
Thân bài:
Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:
- Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).
- Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em. Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hỏ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).
Kết bài:
Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
3. Góp ý và chỉnh sửa.
- Nội dung câu chuyện
- Cách sáng tạo các chỉ tiết trong câu chuyện
Chia sẻ với người thân dàn ý bài viết của em và trao đổi về cách sáng tạo cho câu chuyện.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn