BÀI 13: MẦM NON | Tiếng Việt 5 - Tập 1 | Tuần 7 - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

BÀI 13: MẦM NON


Trang 64

ĐỌC

Em hãy nêu sự thay đổi của thời tiết, cỏ cây,. khi mùa đông chuyển sang mùa xuân hoặc mùa khô chuyển sang mùa mưa.


MẦM NON


Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im...


Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ ál
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn.
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Thấy chỉ cội với cành.
Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng.
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu...

Trang 65

 Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến.
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng,
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.


Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.

(Võ Quảng)


1. Trong 2 khổ thơ đầu, mầm non được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả đó có gì thú vị?
2. Cảnh vật mùa đông hiện ra như thế nào qua cảm nhận của mầm non?

hinh-anh-bai-13-mam-non-8083-0


Mây; Mưa; Lá cây

3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân đến?
4. Nêu nhận xét của em về hình ảnh mầm non trong khổ thơ cuối.
5. Nội dung chính của bài thơ àl gì?
* Học thuộc lòng bài thơ.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ ĐA NGHĨA

1. Đọc đoạn thơ và các nghĩa của ừt mắt rồi trả lời câu hỏi.

Xe có (1) mắt đèn.
Chân người: mắt cá!
(2)Mắt chim, hình tròn
(3)Mắt người, hình lá.

(Phạm Hổ)

Mắt:
Nghĩa :1 cơ quan để nhìn của người 
hay động vật.
Nghĩa 2: chỗ lồi ra, giống hình con mắt ở một số vật.

a. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm.
b. Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển)?
c Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào?

Trang 66 

2. Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, câu ca dao dưới đây và cho biết nghĩa nào àl nghĩa gốc, nghĩa nào àl nghĩa chuyển.

a. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi)

b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Huy Cận)

c. Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời Biển Đông.

(Ca dao)

Ghi nhớ
Từ đa nghĩa àl ừt có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
Các nghĩa của một từ đa nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

3. Từ lưng trong mỗi đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa đó.


a. Trăng tròn như quả bóng
Lơ lửng treo lưng trời.
(Nguyễn Ngọc Hưng)

b. "Lưng núi thì to mà (2)lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên (3)lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)

hinh-anh-bai-13-mam-non-8083-1hinh-anh-bai-13-mam-non-8083-2


4. Chọn 1 trong 2 từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.

a. ấm
- Nghĩa 1: có nhiệt độ cao hơn mức trung bình một chút 
(thường mang lại cảm giác dễ chịu).
- Nghĩa 2: có tác dụng mang lại cảm giác êm dịu, dễ chịu.

b. lạnh
- Nghĩa 1: có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình rất nhiều (thường gây cảm giác khó chịu).
- Nghĩa 2: tỏ ra không có chút tình cảm gì trong quan hệ người với người.

 Trang 67

VIẾT

LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ởquê hương em hoặc ởnơi gia đình em sinh sống.
Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.

1. Lập dàn ý.

Dựa vào kết quả quan sát trong hoạt động Viết ởBài 12, lập dàn ýcho đề bài đã chọn.

G:

Mở bài Nêu những ý giới thiệu bao quát về phong cảnh theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân bài Liệt kê nội dung miêu tả theo một trong các trình tự:
- Theo không gian: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải,...
- Theo thời gian: Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm,...).
- Theo không gian kết hợp với thời gian: Tả sự đối thay của từng sự vật, hiện tượng,... trong những thời điểm khác nhau.
Lưu ý:
- Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
- Tập trung miêu tả những sự vật, hiện tượng,. nổi bật.
Kết bài Nêu suy nghĩ, nhận xét hoặc tình cảm, cảm xúc đối với phong cảnh được miêu tả theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

2 . Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
- Những cảnh vật được lựa chọn để miêu tả
- Cách sắp xếp trình tự miêu tả các cảnh vật

Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời,. hoặc hiện tượng trong thế giới ựt nhiên (núi lửa phun trào, lốc xoáy, mưa đá,...).

 

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 13: MẦM NON | Tiếng Việt 5 - Tập 1 | Tuần 7 - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.