Nội Dung Chính
PHẦN 1 – ÔN TẬP
TIẾT 1 - 2
1. Kể tên 4 chủ điểm đã học ở học kì I và cho biết mỗi chủ điểm giúp em có thêm những hiểu biết gì về cuộc sống.
2. Đọc một câu chuyện hoặc bài thơ trong các chủ điểm đã học và trả lời câu hỏi.
a. Bài đọc thuộc chủ điểm nào? Tác giả là ai?
b. Nội dung chính của bài đọc là gì?
c. Điều gì trong bài đọc gây ấn tượng đối với em?
3. Tìm kết từ phù hợp với mỗi bông hoa.
Và từ sau hôm đó, Hương bắt đầu viết thư 🌸 cô Thu. Một việc thật là mới mẻ 🌸thích thú. Hương không còn thấy buồn chán🌸 sợ hãi mỗi khi bố mẹ đi vắng. Mọi khi thì Hương nói chuyện🌸 con mèo.🌸nói mãi cũng chán! nó chẳng biết nói chuyện lại nói🌸 Hương mà chỉ biết meo meo thôi. Bây giờ thì Hương đã có người để mà trò chuyện rồi.
(Theo Xuân Quỳnh)
4. Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Chú mèo con nói nhiều
Mèo con mắc bệnh nói nhiều. Mẹ chú khuyên:
- Con đừng ồn ào như vậy. Phải nói ít thì mới bắt được chuột.
- Con sẽ bắt chuột cho mẹ xem. – Mèo con đáp.
Mèo con đặt một mẫu bánh trước cửa hang chuột, rồi nấp bên cạnh đợi chuột ra. Thấy bác ngỗng đi qua, nó liền liến thoắng:
- Bác ngỗng ơi, cháu đang bắt chuột đây.
Thấy cô vịt xuất hiện, mèo con lại đon đả:
- Cháu chào cô. Cháu đang rình chuột.
Thấy anh gà trống đi lại trong sân, mèo con gọi ầm ĩ:
- Anh nhìn xem! Em đang bắt chuột nè!
Đàn chuột trong hang nghe rõ mồn một. Chúng cười khúc khích. Chuột đầu đàn nói: "Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa. Hãy nghỉ ngơi, hát múa cả ngày."
Và thế là mèo con rình suốt một ngày trời cũng chẳng có kết quả gì.
(Theo Truyện kể cho bé hằng đêm)
a. Tìm từ ngữ dùng để xưng hô của mèo con.
Mèo con | Với mèo mẹ | Với ngỗng | Với vịt | Với gà trống |
Tự chỉ mình | 🌸 | 🌸 | 🌸 | 🌸 |
Chỉ người nghe | 🌸 | 🌸 | 🌸 | 🌸 |
b. Tìm từ dùng để xưng hô trong câu dưới đây và cho biết từ đó chỉ ai.
Hôm nay, chúng ta đừng ra ngoài tìm thức ăn nữa.
TIẾT 3 – 4
1. Đọc một bài dưới đây và nói lên cảm nghĩ của em về bài đọc đó.
Thư gửi các học sinh
Tấm gương tự học
Tranh làng Hồ
Một ngôi chùa độc đáo
2. Giải ô chữ: Ai giỏi tiếng Việt?
a. Tìm ô chữ hàng ngang.
(1) Biện pháp 🌸 là dùng từ lặp đi lặp lại để làm nổi bật sự vật, hoạt động, làm tăng tính biểu cảm.
(2) 🌸được dùng để nối các từ, các vế câu, các câu với nhau.
(3)🌸 là những từ được dùng để xưng hô, để hỏi hoặc để thay thế.
(4) Dấu 🌸 được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
(5) 🌸là những từ được dùng để gọi tên hoạt động, trạng thái của sự vật.
(6) Đại từ🌸 được dùng để chỉ người nói, người nghe trong giao tiếp.
(7) Đại từ 🌸được dùng để hỏi.
(8) Những từ🌸 là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
(9) Đại từ 🌸được dùng để thay cho từ ngữ đã được nêu trước đó.
b. Đọc từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc màu hồng.
3. Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm các điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích dưới đây:
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thẩm đậu khít nhau.
(Xuân Diệu)
b. Việc sử dụng các điệp từ, điệp ngữ trên có tác dụng gì?
G: Nhấn mạnh vẻ đẹp rực rỡ của hoa phượng.
🌸
4. Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) nói về một cảnh vật mà em quan sát được, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
5. Trò chơi: Đặt câu với cặp kết từ nếu... thì... hoặc vì... nên...
Cách chơi: Chọn ra 2 nhóm thi với nhau, mỗi nhóm 4 – 5 bạn (nhóm nếu... thì... và nhóm vì... nên...). Các bạn trong mỗi nhóm luân phiên nhau đặt các vế câu chứa cặp kết từ của nhóm mình (theo mẫu). Trong 5 – 7 phút, nhóm nào tạo được nhiều câu nhất sẽ chiến thắng.
M:
(1) Nếu còn sớm
2) thì chúng ta
(3) Nếu chúng ta đi xem phim sẽ đi xem phim.
(4) thì nên đặt mua vé trước.
TIẾT 5
1. Trao đổi với bạn về nội dung của cuốn sách viết về một tấm gương học tập.
G:
Tên cuốn sách
Nội dung cuốn sách
Cảm nghĩ của em
Viết về ai?
Viết điều gì về người đó?
Cảm xúc của em
Điều em học được
2. Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật tài năng trong cuốn sách em đã đọc.
G:
Tên nhân vật, tên cuốn sách
Tài năng
của nhân vật
Cảm nghĩ của em về nhân vật và cuốn sách
3. Trao đổi với bạn để góp ý cho nhau rồi chỉnh sửa bài viết.
PHẦN 2 – ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
(Đề tham khảo)
TIẾT 6 - 7
A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
BỐ ĐỨNG NHÌN BIỂN CẢ
Bố đứng nhìn biển cả
Con xếp giấy thả diều
Bố trời chiều bóng ngả
Con sóng sớm bừng reo.
Chuyện bố bố con con
Dập dồn như lớp sóng
Biển bốn phía biển tròn
Diều bay trong gió lộng.
Bố dạy con hình học
Đo góc biển chân trời
Khi vừng dương mới mọc
Nhuộm tím màu xa khơi.
Ống nhòm theo biển dài
Thấy buồm lên thích quá!
Theo con nhìn tương lai
Khấp khởi mừng trong dạ.
Trên boong tàu gió mát
Trên biển cả sóng cồn
Diều con lên bát ngát
Tưởng mọc vừng trăng non.
(Huy Cận)
Từ ngữ:
Vừng dương (hay vầng dương): mặt trời.
1. Khi ra biển cùng bố, người con thường làm những gì?
2. Câu thơ nào thể hiện niềm vui, sự tin tưởng của bố về tương lai con?
II. Đọc hiểu.
Những điều thú vị về chim di cư
Nhiều loài chim như diều hâu, bồ nông, bồ câu, nhạn biển, hải âu,... thường di chuyển nơi ở đều đặn theo mùa và theo những đường bay cụ thể. Vậy vì sao loài chim lại có tập tính này, thay vì sống cố định một chỗ? Làm sao chúng định hướng được đường bay?
Trước hết, chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông. Thời tiết khắc nghiệt khiến chim mất nhiều năng lượng để giữ ẩm. Thứ hai, chim di cư còn là để đi theo chuỗi thức ăn của chúng. Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ – "thực đơn" yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Một lí do nữa, tiết trời ấm áp sẽ giúp chim dễ dàng sinh sản và nuôi con. Như vậy, năng lượng, thức ăn và sự sinh sản chính là chìa khoá để các nhà khoa học giải mã hành vi thú vị này ở loài chim.
Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Chúng cũng có thể dựa vào những mốc lớn như bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc,... Nhờ có những kĩ năng đặc biệt trong việc tìm đường như vậy, các loài chim dù di cư rất xa vẫn quay trở về đúng "nhà" của mình.
(Hà Phan tổng hợp)
Từ ngữ
- Di cư di chuyển đến một miền hay một nước khác để sinh sống.
- Tập tính: đặc tính hoặc thói quen hoạt động có tính chất tự nhiên hay bản năng.
- Thiết bị GPS: hệ thống định vị toàn cầu dùng để xác định vị trí.
1. Theo bài đọc, chim di cư có tập tính gì?
2. Kể tên một số loài chim di cư.
3. Có mấy lí do khiến chim di cư? Đó là những lí do nào?
4. Vi sao chim di cư bay rất xa nhưng vẫn tìm được đường về nhà?
5. Trong câu "Như vậy, năng lượng, thức ăn và sự sinh sản chính là chìa khoá để các nhà khoa học giải mã hành vi thú vị này ở loài chim.", hành vi thú vị này là hành vi nào? Chọn đáp án đúng.
A. đi theo chuỗi thức ăn
C. di cư
B. sinh sản và nuôi con
D. tránh rét
6. Lập sơ đồ cấu trúc bài đọc theo mô hình sau:
7. Những từ ngữ nào được dùng để đánh dấu việc trình bày các lí do chim di cư?
8. Dấu gạch ngang trong câu dưới đây được dùng để làm gì? Chọn đáp án đúng.
Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ – "thực đơn" yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông.
A. Dùng để đánh dấu lời đối thoại.
B. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
C. Dùng để đánh dấu các ý liệt kê.
D. Dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.
9. Có thể dùng từ ngữ nào để thay thế cho từ nhà trong câu dưới đây?
Nhờ có những kĩ năng đặc biệt trong việc tìm đường như vậy, các loài chim dù di cư rất xa vẫn quay trở về đúng "nhà" của mình.
10. Viết một câu về chim di cư, trong câu có sử dụng 1 kết từ.
B. VIẾT
Chọn 1 trong 2 để dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc hoặc bộ phim hoạt hình em đã xem.
Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn