Nội Dung Chính
Chơi trò chơi: Kể nhanh tên các môn thể thao cá nhân và các môn thể thao đồng đội.
NGÔI SAO SÂN CỎ
Tôi được bạn bè khu phố công nhận là cầu thủ xuất sắc. Thế mà đợi mãi tôi mới có dịp ra mắt "giới hâm mộ bóng đã trường nhà" trong trận đấu với lớp 5C sáng nay.
Trận đấu gay cấn từ những phút đầu. Mạnh lăn xả cướp bóng rồi chuyền cho tôi dẫn xuống vòng cấm địa. Hậu vệ lớp C xô lên chận. Mạnh và Chiến đã lên kịp. Nhưng tôi vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn. Chậm rồi, thủ môn đã lao lên bắt bóng. Cả sân vỡ oà vì tiếc.
Sốt ruột lắm nhưng đến giữa hiệp tôi mới ghi bàn. Tiếng vỗ tay dội lên, tôi sung sướng chay như một ngôi sao sân cỏ. Từ lúc đó, lớp C kèm tôi như hình với bóng. Tôi dắt bóng một quãng là mất, lại chẳng chuyền cho ai. Lớp C được thế tân công và ghi liên hai bàn.
Giữa hai hiệp, chúng tôi hội ý. Mạnh thở hồng hộc:
- Tại Việt cử một mình ôm bóng, tụi nó phá mất.
Vinh đanh mặt:
- Hiệp sau đứng ích kỉ thế.
Tôi hám hám:
- Tớ không đá nữa, xem các cậu làm được gì.
Không ai đáp lại, chỉ lặng lẽ dãn ra cho tôi đi.
Tôi ngồi khuất một góc xem hiệp hai. Có một tích tắc Vĩnh chậm nhịp, không kịp chuyến cho Chiến làm lỡ cơ hội ghi bàn. Tôi làu bàu: "Giữ bo bo thể làm gì chẳng lỡ. Nói xong, bất giác tôi nóng bừng mặt.
Lớp tôi càng đá càng hay. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý. Hậu vệ lớp C không sao chặn nổi đường bóng ấy. Rồi Mạnh ung dung đội đầu, tạt bóng gọn vào lưới.
Cả săn võ tay vang dội. Bàn thắng đẹp quá! Nếu tôi là một trong ba đứa, bàn thắng có đẹp thế không? Tôi bản thân nghĩ, không biết Vĩnh chạy đến: "Vào đi Việt, Chiến đau chân.". Tôi ngẩn ra giây lát rồi tức tốc chạy theo Vĩnh, cứ như vừa đón được một đường bóng đồng đội chuyển đến cho tôi.
(Theo Lê Khắc Hoan)
1. Tìm các thông tin về câu chuyện theo gợi ý.
Thời gian Địa điểm Các nhân vật Nhân vật chính
2. Việt được giới thiệu như thế nào ở đầu câu chuyện?
3. Ở đầu trận bóng, hành động của Mạnh và Việt khác nhau ra sao? Những hành động đó cho biết điều gì về hai bạn?
4. Vì sao Việt không đá hiệp hai nữa? Theo em, Việt đã nhận ra được điều gì khi xem hiệp đấu thứ hai không có mình?
5. Em hiểu như thế nào về câu cuối cùng trong bài đọc?
1. Những từ ngữ nào trong đoạn dưới đây chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá?
Mạnh lăn xá cướp bông rồi chuyền cho tôi dẫn xuống vòng cấm địa. Hậu vệ lớp C xô lên chặn. Mạnh và Chiến đã lên kịp, nhưng tôi vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn. Chậm rồi, thủ môn đã lao lên bắt bóng.
2. Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá.
3. Đặt câu nổi tiếp câu cho trước, trong đó có sử dụng đại từ thay thế cho phần in đậm.
M: Mạnh lăn xả cướp bóng.
+ Mạnh lăn xả cướp bóng. Hậu vệ lớp C cũng vậy.
a. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyển bóng rất ăn ý.
b. Lớp tôi càng đá càng hay.
VIẾT
TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÁO CÁO CÔNG VIỆC
1. Đọc bản báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sa Pa, ngày 30 tháng 9 năm 2024
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 9
CỦA TỔ 1, LỚP 5C, TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 5C.
Em xin báo cáo các hoạt động của tổ 1 trong tháng 9 vừa qua như sau:
1. Về học tập:
- Tất cả thành viên của tổ 1 tích cực học tập, hàng hải phát biểu ý kiến trong nhóm, trước lớp.
- Một số bạn được tuyên dương trong học tập:
TT | Họ và tên | Thành tích | Môn |
1 | Nguyễn Đức Việt | Có cách giải bài tập thông minh. | Toán |
2 | Hoàng Hà Phương | Viết bài văn kể chuyện có chi tiết sáng tạo thú vị. | Tiếng Việt |
3 | Trần Nhật Anh | Lập sơ đồ tư duy khoa học, đẹp mắt. | Khoa học |
2. Về việc thực hiện nội quy của trường, lớp:
- Hầu hết các bạn trong tổ đi học đầy đủ, đúng giờ, chỉ có 1 bạn nghỉ học ngày vì bị ốm (bạn Phạm Thị Thanh Hương).
- Cả tổ thực hiện nghiêm túc việc giữ gìn sạch sẽ lớp học, sân trường, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học.
3. Về các hoạt động khác:
- Hát đơn ca trong liên hoan văn nghệ chào mừng ngày khai trường: bạn Nguyễn Chi Mai.
- Giới thiệu cuốn sách hay trong giờ sinh hoạt lớp: bạn Lê Gia Bách.
TỔ TRƯỞNG
Việt
Nguyễn Đức Việt
a. Bản báo cáo trên viết về điều gì?
b. Bản báo cáo được gửi cho ai? Ai là người viết báo cáo đó?
c. Nêu thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo.
Phần đầu Phần chính Phần cuối
d. Nhận xét về cách thức trình bày của từng phần trong bản báo cáo.
- Về hình thức
- Về nội dung
2. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khí viết báo cáo công việc.
Trước khi viết:
- Dựa vào đâu để xác định những nội dung cần báo cáo?
- Bằng cách nào có thể thu thập đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết?
- Vì sao cần lập bảng biểu trong bản báo cáo?
- 🌸
Trong khi viết:
- Cần chú ý điều gì khi viết quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức)?
- Trình bày các công việc như thế nào để dễ theo dõi?
- Làm thế nào để trình bày bảng biểu khoa học, đẹp mắt?
- 🌸
Sau khi viết:
- Rà soát nội dung báo cáo như thế nào để phát hiện lỗi?
- Căn cứ vào đâu để biết bản bảo cáo được trình bày dùng yêu cầu?
- 🌸
Ghi nhớ
Bản báo cáo công việc gồm 3 phần:
- Phần đầu quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức (Đội, Đoàn,...) và địa điểm, thời gian viết báo cáo.
- Phần chính tiêu đề, người nhận, nội dung báo cáo (các công việc đã thực hiện
- Phần cuối người viết báo cáo (chữ kí, họ và tên.
Nội dung báo cáo trình bày theo mục để dễ theo dõi.
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Đọc bài thơ viết về trẻ em.
Ví dụ:
.... Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc...
(Xuân Quỳnh,
Chuyện cổ tích về loài người)
... Những hạt nắng bé con
Lăng xăng đùa quanh tớ
Rì rào tiếng gió thở
Như bà kể chuyện xưa
Tớ có một giấc mơ
Dưới nắng vàng êm dịu...
(Nguyễn Quỳnh Mai,
Dưới bóng cây dã hương)
Con đường tới lớp cùng em
Đã thành người bạn thân quen lâu rồi
Mà sao chân bước bối hỏi
Nghe trong thầm lặng bao lời thân yêu.
(Nguyễn Trọng Hoàn, Con đường tới lớp)
2. Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH | |||
Tên bài thơ: 🌸 | Tác giả: 🌸 | Ngày đọc: 🌸 | |
Nội dung bài thơ: 🌸 | Những câu thơ hay hoặc những hình ảnh thơ đẹp: 🌸 | ||
Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: 🌸 | Mức độ yêu thích: ☆☆☆☆☆ |
3. Trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc.
G: Em có thể đọc những câu thơ hoặc đoạn thơ em yêu thích và chia sẻ với bạn.
- Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với trẻ em được thể hiện trong bài thơ
- Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên mà em yêu thích.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn