Bài 23: Về Ngôi Nhà Đang Xây | Tiếng Việt 5 - Tập 2 | Tuần 31 - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Bài 23


ĐỌC

Giới thiệu một công trình xây dựng mà em yêu thích.

VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY

Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.
Bao ngôi nhà đã hoàn thành
Đều qua những ngày xây dở.

Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh...

                                 (Đồng Xuân Lan)

Từ ngữ

- Trụ bê tông: cột thường được đúc bằng xi măng, có cốt sắt bên trong.

- Thợ nề (ít dùng): thợ xây.

- Cái bay: dụng cụ của thợ nề, gồm một miếng thép mỏng hình lá, tra vào cán, dùng để xây, trát, láng.

1. Theo cảm nhận của các bạn nhỏ, ngôi nhà đang xây hiện ra như thế nào?

Giàn giáo Trụ bê tông Ngôi nhà đang xây dở

2. Tìm trong bài những hình ảnh so sánh, nhân hoá và cho biết tác dụng của chúng trong việc miêu tả ngôi nhà đang xây.

3. Những chi tiết nào cho thấy cảnh vật thiên nhiên mang đến sự sống động cho ngôi nhà đang xây?

4. Nêu cảm nghĩ của em khi đọc hai dòng thơ “Ngôi nhà như trẻ nhỏ/ Lớn lên với trời xanh...".

5. Theo em, hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?

* Học thuộc lòng bài thơ.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

VIẾT HOA DANH TỪ CHUNG
ĐỂ THỂ HIỆN SỰ TÔN TRỌNG ĐẶC BIỆT

1. Nêu điểm giống nhau về cách viết những từ in đậm trong các đoạn thơ dưới đây. Các từ đó có phải danh từ riêng không?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

                                            (Viễn Phương)

hinh-anh-bai-23-ve-ngoi-nha-dang-xay-8274-0

b. Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh Vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế! (Tố Hữu)

2. Cách viết các từ in đậm ở bài tập 1 có tác dụng gì?

Ghi nhớ

Một số danh từ chung có thể được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với đối tượng được nói đến.

3. Tìm danh từ chung được viết hoa trong những câu thơ, câu văn dưới đây và cho biết tác dụng của việc viết hoa đó.

a. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..."
                                                                 mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

(Nguyễn Khoa Điềm)

b.

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người – Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hi sinh.

(Tố Hữu)

c. Sóng thần, động đất, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh,... là những lời cảnh báo nghiêm khắc của Mẹ Thiên Nhiên đối với loài người.

(Báo Văn nghệ)

4. Viết 2 – 3 câu trong đó có danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

VIẾT

LUYỆN TẬP LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.

1. Chuẩn bị.

- Lựa chọn cảnh đẹp thiên nhiên (cảnh đẹp gần nhà em hoặc cảnh đẹp ở địa phương em).

- Xác định trình tự miêu tả (theo không gian, thời gian hoặc kết hợp cả hai cách).

Lưu ý: Cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở là cảnh thiên nhiên mà em đã được ngắm nhìn mỗi ngày, qua mỗi mùa, mỗi tháng năm. Em có thể tả sự thay đổi của cảnh thiên nhiên đó theo trình tự thời gian, gắn với những kỉ niệm của bản thân.

- Quan sát trực tiếp cảnh đẹp thiên nhiên em muốn tả hoặc nhớ lại cảnh đẹp thiên nhiên đã quan sát, ghi chép kết quả quan sát.

2. Lập dàn ý.

G:

Mở bài

Giới thiệu cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thân bài

Nêu nội dung miêu tả dựa trên kết quả quan sát, cảm nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan:

– Tả bao quát toàn cảnh.

– Tả chi tiết cảnh đẹp thiên nhiên (theo trình tự đã lựa chọn).

Kết bài

Nêu cảm nghĩ về cảnh đẹp thiên nhiên hoặc những mong ước của em theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

3. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

G:

- Chọn cảnh đẹp thiên nhiên theo đúng yêu cầu của đề bài.

- Các chi tiết miêu tả thể hiện được vẻ đẹp riêng của cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.

- Nêu được suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đối với cảnh đẹp thiên nhiên được tả.

Trao đổi với người thân để có thêm thông tin về đặc điểm của cảnh đẹp thiên nhiên nơi gia đình em sinh sống.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 23: Về Ngôi Nhà Đang Xây | Tiếng Việt 5 - Tập 2 | Tuần 31 - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.