BÀI 16: PHÉP NHÂN SỐ NGUYÊN | Toán 6 - Tập 1 | Chương III: SỐ NGUYÊN - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

BÀI 16: PHÉP NHÂN SỐ NGUYÊN


Trang 70

THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM

Tính chất giao hoán

Tính chất kết hợp

Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

• Thực hiện phép nhân hai số nguyên.

• Vận dụng các tính chất của phép nhân đề tính nhẩm, tính hợp lí.

• Giải toán thực tiễn liên quan đến phép nhân số nguyên.

Để quản lí chi tiêu cá nhân, bạn Cao dùng số nguyên âm để ghi vào sổ tay các khoản chi của mình. Cuối tháng, bạn Cao thấy trong số có ba lần ghi –15 000 đồng. Trong ba lần ấy, bạn Cao đã chi tất cả bao nhiêu tiền?

Em có thể giải bài toán trên mà không dùng phép cộng các số âm hay không?

1. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU

• Nếu a và b là hai số tự nhiên thì:

hinh-anh-bai-16-phep-nhan-so-nguyen-9362-0

1.a = a.1 = a; và a.b = b.a = a+a+ ... + a (b≥2),

(b số hạng a)

hinh-anh-bai-16-phep-nhan-so-nguyen-9362-1

2.3 = 2+2+2

Ta có thể làm tương tự đối với phép nhân hai số nguyên khác dấu.

Tích của hai số nguyên khác dấu

HĐ1. Dựa vào phép cộng các số âm, hãy tính tích (-11).3 rồi so sánh kết quả với –(11.3).

HĐ2. Hãy dự đoán kết quả của các phép nhân 5 - (-7) và (-6). 8.

Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu "–" trước kết quả nhận được.

Nếu m, n ∈ ℕ* thì m.(-n) = (-n).m = -(m.n).

Ví dụ 1

a) 25 . (-4) = (25 . 4) = -100;

b) (-10) . 11 = (10 . 11) = -110.

Luyện tập 1

1. Thực hiện các phép nhân sau:

a) (-12) . 12;

b) 137.(-15).

2. Tính nhẩm: 5 (-12).

Vận dụng 1

Sử dụng phép nhân hai số nguyên khác dấu đề giải bài toán mở đầu.

hinh-anh-bai-16-phep-nhan-so-nguyen-9362-2

Tích của hai số nguyên khác dấu luôn là một số nguyên âm.

Trang 71

2. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU

Ta đã biết cách nhân hai số nguyên dương (cũng là hai số tự nhiên). Dưới đây ta sẽ tìm hiểu cách nhân hai số nguyên âm.

Tích của hai số nguyên âm

HĐ3. Quan sát ba dòng đầu và nhận xét về dấu của tích mỗi khi đồi dấu một thừa số và giữ nguyên thừa số còn lại.

HĐ4. Dựa vào nhận xét ở HĐ3, hãy dự đoán kết quả của (-3) - (-7).

(-3) . 7 = -21

↓ (đổi dấu)

3 . 7 = 21

↓ (đổi dấu)

3 . (-7) = -21

↓ (đổi dấu)

(-3) . (-7) = ?

Quy tắc nhân hai số nguyên âm

Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau.

Nếu m, n ∈ ℕ* thì (m) . (-n) = (-n) . (m) = m . n.

hinh-anh-bai-16-phep-nhan-so-nguyen-9362-3

Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn là số nguyên dương.

Ví dụ 2

(-10) . (-15) = 10 . 15 = 150.

Luyện tập 2

Thực hiện các phép nhân sau:

a) (-12) . (-12);

b) (-137) . (-15).

Chú ý. Tích của một số nguyên với 0 luôn bằng 0:

a . 0 = 0 . a = 0

Thử thách nhỏ

Thay mỗi dấu "?" bằng số sao cho số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích các số trong hai ô kề với nó ở hàng dưới (H.3.18).

hinh-anh-bai-16-phep-nhan-so-nguyen-9362-4

Hình 3.18

Hình 3.18

3. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN

Tương tự như phép nhân các số tự nhiên:

Phép nhân các số nguyên có các tính chất:

Giao hoán: a b = ba

Kết hợp: a. (b - c) = (ab) c

Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a. (b+c) = ab+ac.

Tính a(b + c) và ab + ac khi a = −2, b = 14, c = -4.

Chú ý. Tích của nhiều số nguyên cũng được hiều tương tự như tích của nhiều số tự nhiên.

Trang 72

Ví dụ 3

Thực hiện các phép tính:

a) (-25) . (-17) . 4;

b) (-2) . (150+ 14).

Giải

a) (-25) (-17) 4 = (-25) . 4 . (17) ← Đổi chỗ (-17) và 4 (tính chất giao hoán)
= [(-25) . 4] . (-17) ← Nhóm hai thừa số (–25) và 4 (tính chất kết hợp)
= (-100) . (-17) = 100 . 17 = 1700.  
b) (-2) . (150+14) = (-2) . 150+ (-2) . 14 ← Tính chất phân phối đối với phép cộng
= (-300) + (-28) = -328.  

Luyện tập 3

1. a) Tính giá trị của tích P = 3 (-4)-5-(-6);

b) Tích P sẽ thay đổi thế nào nếu ta đổi dấu tất cả các thừa số?

2. Tính 4 . (-39) - 4 . (-14).

hinh-anh-bai-16-phep-nhan-so-nguyen-9362-5

Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:

a(b - c) = ab - ac.

BÀI TẬP

3.32. Nhân hai số khác dấu:

a) 24 . (-25);

b) (-15) . 12.

3.33. Nhân hai số cùng dấu:

a) (-298) . (-4);

b) (-10) . (-135).

3.34. Một tích nhiều thừa số sẽ mang dấu dương hay âm nếu trong tích đó có

a) Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

b) Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

3.35. Tính một cách hợp lí:

a) 4 . (1930+2019) + 4 . (-2019);

b) (-3) . (-17) + 3 . (120-17).

3.36. Cho biết tích của hai số tự nhiên n và m là 36. Mỗi tích n (m) và (-n) (m) bằng bao nhiêu?

3.37. Tính giá trị của biểu thức sau một cách hợp lí:

a) (-8). 72+ 8 . (-19) - (-8);

b) (-27) . 1011-27 . (-12) + 27 . (-1).

3.38. Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như Hình 3.19. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Vòng 10 điểm 7 điểm 3 điểm -1 điểm -3 điểm
An 1 2 0 1 1
Bình 2 0 1 0 2
Cường 0 3 1 1 0

Hỏi trong ba bạn, bạn nào đạt điểm cao nhất?

hinh-anh-bai-16-phep-nhan-so-nguyen-9362-6

Hình 3.19

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 16: PHÉP NHÂN SỐ NGUYÊN | Toán 6 - Tập 1 | Chương III: SỐ NGUYÊN - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.