Bài 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ. | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ.


Trang 102

Học xong bài này, em sẽ:

• Biết được thế nào là: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc (Xích đạo), các bán cầu, toạ độ địa lí.

• Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bản cầu. Ghi được toạ độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

hinh-anh-bai-1-he-thong-kinh-vi-tuyen-toa-do-8719-0

Hình 1. Quả Địa Cầu

Em có biết?

Kinh tuyển gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých (nằm ở ngoại ô thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh).

Kinh tuyển gốc cùng với kinh tuyến 180° chia quả Địa Cầu thành hai bán cầu: bán cầu Đông và bán cầu Tây.

Vĩ tuyến gốc là Xích đạo chia quả Địa Cầu thành hai bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Vĩ tuyến 23°27' được gọi là chỉ tuyến, vĩ tuyến 66°33' được gọi là vòng cực.

Ngày nay, các con tàu ra khơi đều có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí của tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biển?

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên quả Địa Cầu, có thể hiện cực Bắc, cực Nam và hệ thống kinh, vĩ tuyến. Kinh tuyến là nửa đường tròn nói hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu. Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với các kinh tuyến. Để đánh số các kinh tuyến và vĩ tuyến, người ta chọn một kinh tuyến, một vĩ tuyến làm gốc và ghi 0°. Các kinh tuyến và vĩ tuyến khác được xác định dựa vào kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

hinh-anh-bai-1-he-thong-kinh-vi-tuyen-toa-do-8719-1

Kinh tuyến 180°.

Kinh tuyến tây

Vĩ tuyến nam

Kinh tuyến đông

Vĩ tuyên bắc

Xích đạo - Vĩ tuyến gốc

Kinh tuyến gốc

Hình 2. Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu

? Dựa vào hình 2 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:

1. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đồng, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyển nam.

2. So sánh độ dài giữa các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.

Trang 103

2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí

Muốn xác định vị trí của bất cứ địa điểm nào trên quả Địa Cầu hay trên bản đồ, ta phải xác định được kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó. Vì dụ: Cột cờ Hà Nội có vĩ độ là 21°01'57"B, kinh độ là 105°50′23″Đ, toạ độ địa lí của Cột cờ Hà Nội được ghi là (21°01'57"B, 105°50'23"Đ). Khi biết toạ độ địa lí, ta có thể xác định được vị trí của bất kì điểm nào trên quả Địa Cầu và bản đồ.

? Xác định toạ độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4.

hinh-anh-bai-1-he-thong-kinh-vi-tuyen-toa-do-8719-2

Hình 3. Cột cờ Hà Nội có toạ độ (21°01′57″B, 105°50′23″Đ)

hinh-anh-bai-1-he-thong-kinh-vi-tuyen-toa-do-8719-3

Hình 4. Một số địa điểm trên quả Địa Cầu

Em có biết?

Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyển đi qua điểm đó. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ Xích đạo đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.

Luyện tập và Vận dụng

1. Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1º thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.

2. Tra cứu thông tin, ghi toạ độ địa lí các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ. | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 6

  1. Phần lịch sử_Chương 1: Vì sao phải học lịch sử
  2. Phần lịch sử_Chương 2: Xã hội nguyên thủy
  3. Phần lịch sử_Chương 3: Xã hội cổ đại
  4. Phần Lịch Sử - Chương 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẤU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
  5. Phần Lịch Sử - Chương 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X
  6. Phần Địa Lý: BÀI MỞ ĐẦU
  7. Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT
  8. Phần Địa Lý - Chương 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
  9. Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT.
  10. Phần Địa Lý - Chương 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  11. Phần Địa Lý - Chương 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
  12. Phần Địa Lý - Chương 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
  13. Phần Địa Lý - Chương 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.