Bài 11: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ QUÁ TRÌNH NGOẠI SINH. HIỆN TƯỢNG TẠO NÚI | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT. - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 11: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ QUÁ TRÌNH NGOẠI SINH. HIỆN TƯỢNG TẠO NÚI


Trang 131

Học xong bài này, em sẽ:

• Phân biệt được quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh.

• Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.

Bề mặt Trái Đất không bằng phẳng mà rất lồi lõm. Những nơi cao là vùng núi, cao nhất là đình Ê-vơ-rét (Chô-mô-lung-ma) với độ cao 8 848 m. Những nơi thấp là những vực sâu dưới đáy đại dương, sâu nhất là vực Ma-ri-an với độ sâu khoảng 11 000 m. Theo em, điều gì khiến bề mặt Trái Đất lồi lõm như vậy?

1. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

? Dựa vào nội dung kiến thức dưới đây, em hãy cho biết:

- Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh khác nhau như thế nào.

- Trong các hình 1, 2, 3, 4, hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình nội sinh, hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình ngoại sinh.

Nội sinh là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất. Quá trình nội sinh làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đầy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

Ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

hinh-anh-bai-11-qua-trinh-noi-sinh-va-qua-trinh-ngoai-sinh-hien-tuong-tao-nui-8751-0

Hình 1. Nếp uốn của các lớp đá

hinh-anh-bai-11-qua-trinh-noi-sinh-va-qua-trinh-ngoai-sinh-hien-tuong-tao-nui-8751-1

Hình 2. Đứt gãy

hinh-anh-bai-11-qua-trinh-noi-sinh-va-qua-trinh-ngoai-sinh-hien-tuong-tao-nui-8751-2

Hình 3. Dạng địa hình do sóng mài mòn

hinh-anh-bai-11-qua-trinh-noi-sinh-va-qua-trinh-ngoai-sinh-hien-tuong-tao-nui-8751-3

Hình 4. Nắm đá do gió thổi môn

Trang 132

2. Hiện tượng tạo núi

Trong quá trình di chuyển, các địa màng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa màng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất tạo thành núi lửa. Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá huỷ của ngoại sinh.

Ở nhiều vùng núi trẻ, mới được hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm, tác động của nội sinh mạnh hơn ngoại sinh nên vẫn tiếp tục được nâng cao. Ở những vùng núi già được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, tác động của ngoại sinh mạnh hơn nội sinh nên bị bào mòn mạnh.

hinh-anh-bai-11-qua-trinh-noi-sinh-va-qua-trinh-ngoai-sinh-hien-tuong-tao-nui-8751-4

Dãy núi

Cao nguyên

Cao nguyên

Mảng lục địa

Màng lục địa

Man-ti

Man-ti

Hướng di chuyển của mảng kiến tạo

Hình 5. Hiện tượng tạo núi do hai mảng kiến tạo xô vào nhau

1. Quan sát hình 5 và và đọc thông tin trong mục 2, em hãy trình bày hiện tượng tạo núi.

2. Ngoại sinh có vai trò như thế nào trong việc làm biến đổi hình dạng của núi?

Luyện tập và Vận dụng

1. Em hãy nêu vai trò của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

2. Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.

3. Thu thập thông tin, hình ảnh về một số dạng địa hình do gió, nước,... tạo thành và chia sẻ với các bạn.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 11: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ QUÁ TRÌNH NGOẠI SINH. HIỆN TƯỢNG TẠO NÚI | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT. - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 6

  1. Phần lịch sử_Chương 1: Vì sao phải học lịch sử
  2. Phần lịch sử_Chương 2: Xã hội nguyên thủy
  3. Phần lịch sử_Chương 3: Xã hội cổ đại
  4. Phần Lịch Sử - Chương 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẤU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
  5. Phần Lịch Sử - Chương 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X
  6. Phần Địa Lý: BÀI MỞ ĐẦU
  7. Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT
  8. Phần Địa Lý - Chương 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
  9. Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT.
  10. Phần Địa Lý - Chương 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  11. Phần Địa Lý - Chương 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
  12. Phần Địa Lý - Chương 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
  13. Phần Địa Lý - Chương 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.