Bài 28: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Địa Lý - Chương 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 28: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN


Trang 184

Học xong bài này, em sẽ:

• Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

• Trình bày được những tác động chủ yếu của con người tới thiên nhiên Trái Đất.

• Yêu thiên nhiên, thấy được trách nhiệm với thiên nhiên.

Đời sống và sản xuất của con người không thể tách rời thiên nhiên Trái Đất. Thiên nhiên là môi trường sống của con người, đồng thời thiên nhiên cũng chịu tác động của con người.

Bài học này cho chúng ta thấy thiên nhiên tác động đến con người như thế nào và con người tác động lại thiên nhiên ra sao.

1. Tác động của thiên nhiên đến con người

a) Tác động của thiên nhiên đến đời sống con người

Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt lượng, nước,...) để con người có thể tồn tại.

Các điều kiện tự nhiên như địa hình (cao hay thấp, gồ ghề hay bằng phẳng,...), khi hậu (nóng hay lạnh, mưa nhiều hay mưa ít,...), đất trồng (màu mỡ hay bạc màu,...), nguồn nước (phong phú hay khô cạn,...) đều có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, lối sống và cả sinh hoạt hằng ngày của con người.

hinh-anh-bai-28-moi-quan-he-giua-con-nguoi-va-thien-nhien-8874-0

Hình 1. Chợ nổi trên sông ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

hinh-anh-bai-28-moi-quan-he-giua-con-nguoi-va-thien-nhien-8874-1

Hình 2. Cách di chuyển trên băng của người dân ở A-la-xca, Hoa Kỳ

? Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, 2; em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên đối với đời sống con người.

Trang 185

b) Tác động của thiên nhiên tới sản xuất

Các hoạt động sản xuất của con người đều chịu tác động của thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên có thể tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Với sự biến đổi khí hậu, thiên nhiên ngày càng gây nhiều trở ngại cho sản xuất của con người.

Đối với sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi (đối tượng của sản xuất nông nghiệp) chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,... phù hợp.

hinh-anh-bai-28-moi-quan-he-giua-con-nguoi-va-thien-nhien-8874-2

Hình 3. Cảnh đồng ruộng khô hạn

Đối với sản xuất công nghiệp

Tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoảng sàn) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.

hinh-anh-bai-28-moi-quan-he-giua-con-nguoi-va-thien-nhien-8874-3

Hình 4. Khai thác than ở Quảng Ninh

Đối với giao thông vận tải và du lịch

Địa hình đồng bằng thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ hơn địa hình đồi núi. Nơi nhiều sông, hồ thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ. Nơi có khí hậu ôn hoà, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành du lịch.

? Dựa vào thông tin trong mục b và các hình 3, 4, 5; em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch).

hinh-anh-bai-28-moi-quan-he-giua-con-nguoi-va-thien-nhien-8874-4

Hình 5. Du lịch Tràng An, Ninh Bình

2. Tác động của con người tới thiên nhiên

Con người ngày càng khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu ngày càng lớn của mình, trong khi tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất là có hạn. Điều đó dẫn tới hậu quả là nhiều loại tài nguyên bị suy thoái (tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật,...) hoặc có khả năng cạn kiệt (tài nguyên khoáng sản).

Đồng thời, trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên, con người đã đưa vào thiên nhiên nhiều loại rác thải ở các dạng khác nhau: bụi, khí, lỏng, rắn,...

Trang 186

Khi bay vào khí quyền, chúng gây ô nhiễm môi trường không khí; khi trôi nổi hoặc hoà vào nước, gây ô nhiễm môi trường sông, hồ, biển và đại dương, khi thắm xuống đất, gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm,...

hinh-anh-bai-28-moi-quan-he-giua-con-nguoi-va-thien-nhien-8874-5

Hình 6. Một bãi rác thải sinh hoạt

hinh-anh-bai-28-moi-quan-he-giua-con-nguoi-va-thien-nhien-8874-6

Hình 7. Một nhà máy xả khí thải

Con người ngày càng nhận thức được trách nhiệm của mình với thiên nhiên và đã có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường bằng cách trồng rừng, phù xanh đồi núi, cải tạo đất, biến những vùng khô cần, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu,...

Em có biết?

Ở Thuỵ Điển, Chính phủ có quy định khi khai thác một cây phải trông lại một cây. Thực tế, có nhiều công ty khai thác đã trồng lại ba cây. Nhờ vậy, đất nước này có môi trường sống trong lành, giảm việc phát thải khí nhà kính.

1. Theo em, những tác động nào của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái.

2. Dựa vào hình 6, 7 và hiểu biết của em, hãy kể tên một số loại rác thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp do con người đưa vào môi trường thiên nhiên.

Luyện tập và Vận dụng

1. Em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và du lịch.

2. Hãy nêu một số hành động của con người làm ô nhiễm môi trường không khí và nước.

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

3. Ở nơi em sinh sống, điều kiện tự nhiên nào tác động nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của người dân? Tại sao?

4. Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 28: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Địa Lý - Chương 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 6

  1. Phần lịch sử_Chương 1: Vì sao phải học lịch sử
  2. Phần lịch sử_Chương 2: Xã hội nguyên thủy
  3. Phần lịch sử_Chương 3: Xã hội cổ đại
  4. Phần Lịch Sử - Chương 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẤU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
  5. Phần Lịch Sử - Chương 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X
  6. Phần Địa Lý: BÀI MỞ ĐẦU
  7. Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT
  8. Phần Địa Lý - Chương 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
  9. Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT.
  10. Phần Địa Lý - Chương 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  11. Phần Địa Lý - Chương 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
  12. Phần Địa Lý - Chương 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
  13. Phần Địa Lý - Chương 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.