Bài 4: KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 4: KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ


Trang 108

Học xong bài này, em sẽ:

• Đọc được các kí hiệu và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.

• Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

• Biết tìm đường đi trên bản đồ.

Em có biết?

Người ta có thể sử dụng kí hiệu để thể hiện quy mô, đặc điểm, thành phần của các đối tượng địa lí.

hinh-anh-bai-4-ki-hieu-va-bang-chu-giai-ban-do-tim-duong-di-tren-ban-do-8722-0

Về quy mô

Điểm dân cư dưới 1 triệu người

Điểm dân cư trên 1 triệu người

Về đặc điểm

Than đã

Than nâu

Về thành phần

Cơ khí

Chế biến nông sản

Hoá chất

Sản xuất vật liệu xây dựng

Em có biết?

Thứ tự các kí hiệu trong bảng chú giải được sắp xếp phụ thuộc vào nội dung chính mà bản đồ thể hiện. Ví dụ: Ở bảng chú giải của bản đồ tự nhiên, các kí hiệu thể hiện địa hình được đưa lên đầu, sau đó là các kí hiệu thể hiện sông ngời, đường giao thông, ranh giới, điểm dân cư,....

Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học tập và đời sống. Bài học này sẽ giúp các em có được kĩ năng đọc và sử dụng bản đồ.

hinh-anh-bai-4-ki-hieu-va-bang-chu-giai-ban-do-tim-duong-di-tren-ban-do-8722-1

Bản đồ trong chiếc điện thoại thông minh này sẽ chỉ đường cho chúng ta đến mọi noi ta muốn.

Bây giờ, chúng ta đi đường nào nhỉ?

Yên tâm, tớ có bản đồ ở đây.

1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ

a) Kí hiệu bản đồ

Để thể hiện các đối tượng địa li trên bản đồ, người ta phải sử dụng các dấu hiệu quy ước gọi là kí hiệu bản đồ.

Kí hiệu bản đồ rất đa dạng, có thể là những hình vẽ, màu sắc,... được dùng một cách quy ước để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ. Người ta thường sử dụng ba loại: kí hiệu điềm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.

hinh-anh-bai-4-ki-hieu-va-bang-chu-giai-ban-do-tim-duong-di-tren-ban-do-8722-2

Hình 1. Một số ki hiệu trên bản đồ

Kí hiệu điểm:

+ Sân bay

+ Cảng biển

+ Nhà máy thuỷ điện

Kí hiệu đường:

+ Biên giới quốc gia

+ Đường bộ

+ Đường sắt

Kí hiệu diện tích:

+ Đất cát

+ Đất phù sa sông

+ Đất phèn

? Hãy kể thêm tên một số đối tượng địa li được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.

Trang 109

b) Bảng chú giải

Trên bản đồ, các kí hiệu được giải thích trong bảng chú giải, thường được bố trí ở phía dưới bản đồ hoặc những khu vực trồng trên bản đồ.

hinh-anh-bai-4-ki-hieu-va-bang-chu-giai-ban-do-tim-duong-di-tren-ban-do-8722-3

Hình 2. Bảng chú giải bản đồ

? Quan sát hai bàng chú giải ở hình 2, hãy:

Cho biết bằng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên.

Kể ít nhất ba đối tượng địa li được thể hiện trên bản đồ hành chính và ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên.

2. Đọc một số bản đồ thông dụng

a) Cách đọc bản đồ

- Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện.

- Biết tỉ lệ bản đồ để có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng.

- Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.

- Xác định các đối tượng địa li cần quan tâm trên bản đồ.

- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

b) Đọc bàn đồ tự nhiên và bàn đồ hành chính

- Quan sát bản đồ Tự nhiên thế giới ở trang 96 – 97, em hãy:

+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.

+ Nêu tỉ lệ bản đồ.

+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.

+ Kể tên ít nhất một dãy núi, đồng bằng, dòng sông lớn ở châu Mỹ.

- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam trang 110, em hãy:

+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.

+ Nêu tỉ lệ bản đồ.

+ Cho biết các kí hiệu trong bằng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.

+ Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: thủ đô, các thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh/thành phố nơi em sinh sống.

Trang 110

hinh-anh-bai-4-ki-hieu-va-bang-chu-giai-ban-do-tim-duong-di-tren-ban-do-8722-4

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Trang 111

3. Tìm đường đi trên bản đồ

Để tìm đường đi trên bản đồ, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.

Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất hoặc yêu cầu phải đi qua một số địa điểm cần thiết), đảm bảo tuân thủ theo quy định của luật an toàn giao thông.

Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế sẽ đi.

hinh-anh-bai-4-ki-hieu-va-bang-chu-giai-ban-do-tim-duong-di-tren-ban-do-8722-5

Hình 3. Một phần bản đồ du lịch thành phố thành phố Đà Đà Lạt

1. Tìm trên bàn đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng.

2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng.

hinh-anh-bai-4-ki-hieu-va-bang-chu-giai-ban-do-tim-duong-di-tren-ban-do-8722-6

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Trang 112

hinh-anh-bai-4-ki-hieu-va-bang-chu-giai-ban-do-tim-duong-di-tren-ban-do-8722-7

Ga Đà Lạt

hinh-anh-bai-4-ki-hieu-va-bang-chu-giai-ban-do-tim-duong-di-tren-ban-do-8722-8

Bảo tàng Lâm Đồng

Luyện tập

1. Khi thể hiện các đối tượng: sông, mò khoáng sàn, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào?

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

2. Sưu tầm bàn đồ du lịch Hà Nội, sau đó tìm đường đi từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia đến Nhà hát Lớn Hà Nội.

3. Tìm hiểu về một ứng dụng bản đồ trên thiết bị điện tử (điện thoại thông minh, máy tính,...) và tìm đường đi từ chùa Thiên Mụ đến lăng Khải Định (Thừa Thiên Huế) trên ứng dụng đó.

hinh-anh-bai-4-ki-hieu-va-bang-chu-giai-ban-do-tim-duong-di-tren-ban-do-8722-9

Hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4: KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 6

  1. Phần lịch sử_Chương 1: Vì sao phải học lịch sử
  2. Phần lịch sử_Chương 2: Xã hội nguyên thủy
  3. Phần lịch sử_Chương 3: Xã hội cổ đại
  4. Phần Lịch Sử - Chương 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẤU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
  5. Phần Lịch Sử - Chương 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X
  6. Phần Địa Lý: BÀI MỞ ĐẦU
  7. Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT
  8. Phần Địa Lý - Chương 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
  9. Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT.
  10. Phần Địa Lý - Chương 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  11. Phần Địa Lý - Chương 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
  12. Phần Địa Lý - Chương 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
  13. Phần Địa Lý - Chương 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.