Bài 13: CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT. KHOÁNG SẢN | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT. - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 13: CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT. KHOÁNG SẢN


Trang 135

Học xong bài này, em sẽ:

  • Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.
  • Kể được tên một số loại khoáng sản.
  • Có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản.
Tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh không giống nhau ở mọi nơi trên Trái Đất đã tạo nên sự đa dạng về địa hình và khoáng sản. Trên bề mặt Trái Đất có các dạng địa hình chính và các loại khoáng sản nào? Dựa vào đâu để phân biệt chúng?

1. Các dạng địa hình chính

a) Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên. Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

hinh-anh-bai-13-cac-dang-dia-hinh-chinh-tren-trai-dat-khoang-san-8756-0

Hình 1. Quang cảnh vùng núi An-pơ ở Thuỵ Sỹ

Em có biết?

Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất xung quanh gọi là chân núi. Sườn núi càng dốc thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.

b) Đồi cũng là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

hinh-anh-bai-13-cac-dang-dia-hinh-chinh-tren-trai-dat-khoang-san-8756-1

Hình 2. Quang cảnh đồi ở Việt Nam

Em có biết?

Hi-ma-lay-a là dãy núi đồ sộ, với đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới. Liền kể với dãy núi này là cao nguyên Tây Tạng - cao nguyên rộng nhất thế giới, với diện tích 2,5 triệu km².

Trang 136

1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.

2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96–97), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.

c) Cao nguyên là vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500 m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

hinh-anh-bai-13-cac-dang-dia-hinh-chinh-tren-trai-dat-khoang-san-8756-2

Hình 3. Quang cảnh cao nguyên Pa-ta-gô-ni ở Nam Mỹ

Em có biết?

Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một địa điểm so với mực nước biển trung bình gọi là độ cao tuyệt đối của địa điểm đó.

Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với một điểm khác ở dưới thấp gọi là độ cao tương đối của địa điểm đó.

d) Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phầng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km². Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200 m so với mực nước biển.

hinh-anh-bai-13-cac-dang-dia-hinh-chinh-tren-trai-dat-khoang-san-8756-3

Hình 4. Quang cảnh đồng bằng châu thổ sông Cửu Long của Việt Nam

1. Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.

2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 96 – 97), kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.

Trang 137

2. Khoáng sản

Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

Đa số khoáng sản gặp ở trạng thái rắn (các loại quăng, than,...). Chỉ có một số ít ở trạng thái lỏng (nước khoáng, dầu mỏ,...) hoặc trạng thái khí (khi thiên nhiên,...).

Em có biết?

Khoáng vật là các hợp chất tự nhiên được hình thành qua các quá trình địa chất.

Khoáng sản trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, có thể phân ra ba nhóm.

Nhóm khoáng sản Tên khoáng sản Công dụng
Năng lượng (nhiên liệu) Than đá, dầu mỏ,... Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất,...
Kim loại Đen Sắt, man-gan, crôm,.... Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì,...
Màu Đồng, chì...
Phi kim loại Muối mỏ, thạch anh, đá vôi,... Nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng....

Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế. Các mỏ khoáng sản đều được hình thành trong một thời gian dài hàng triệu năm. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài trăm năm, con người đã khai thác phần lớn trữ lượng khoáng sản đã thăm dò. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng khoáng sản một cách hợp lí, hiệu quả.

1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.

2. Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoáng sản.

3. Sắp xếp các loại khoáng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xít.

Trang 138

hinh-anh-bai-13-cac-dang-dia-hinh-chinh-tren-trai-dat-khoang-san-8756-4

Kim cương thô

hinh-anh-bai-13-cac-dang-dia-hinh-chinh-tren-trai-dat-khoang-san-8756-5

Quặng ni-ken

hinh-anh-bai-13-cac-dang-dia-hinh-chinh-tren-trai-dat-khoang-san-8756-6

Than đá

hinh-anh-bai-13-cac-dang-dia-hinh-chinh-tren-trai-dat-khoang-san-8756-7

Quặng vàng

hinh-anh-bai-13-cac-dang-dia-hinh-chinh-tren-trai-dat-khoang-san-8756-8

Đá vôi

hinh-anh-bai-13-cac-dang-dia-hinh-chinh-tren-trai-dat-khoang-san-8756-9

Muối mỏ

Hình 5. Một số loại khoáng sản

Luyện tập và vận dụng

1. Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

2. Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoáng sản?

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

3. Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.

4. Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 13: CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT. KHOÁNG SẢN | Lịch Sử Và Địa Lí 6 | Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT. - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử Và Địa Lí 6

  1. Phần lịch sử_Chương 1: Vì sao phải học lịch sử
  2. Phần lịch sử_Chương 2: Xã hội nguyên thủy
  3. Phần lịch sử_Chương 3: Xã hội cổ đại
  4. Phần Lịch Sử - Chương 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẤU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
  5. Phần Lịch Sử - Chương 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X
  6. Phần Địa Lý: BÀI MỞ ĐẦU
  7. Phần Địa Lý - Chương 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN MẶT TRÁI ĐẤT
  8. Phần Địa Lý - Chương 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
  9. Phần Địa Lý - Chương 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT.
  10. Phần Địa Lý - Chương 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  11. Phần Địa Lý - Chương 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
  12. Phần Địa Lý - Chương 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
  13. Phần Địa Lý - Chương 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.