YÊU CẦU CẦN ĐẠT
√ Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
√ Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả.
√ Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
MỞ ĐẦUNhiều người nghĩ đến việc chăm chỉ kiếm tiền nhưng ít khi nghĩ đến việc quản lí tiền sao cho hiệu quả. Em hãy trao đổi với các bạn về cách quản lí chi tiêu theo gợi ý trong biểu đồ để tìm ra cách sử dụng tiền gợp lí. |
KHÁM PHÁ
1. Ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả
Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
1. Mình sắp đủ tiền mua xe đạp mới rồi.
2. - Xe bạn hỏng à? Ở kia có cửa hàng sửa xe đấy?
- Nhưng tớ mua đồ chơi hết sạch tiền rồi.
3. - Mẹ ơi, nằm viện hết nhiều tiền lắm phải không ạ?
- Con đừng lo mẹ đã có khoảng dự phòng rồi.
4. - Chị em mình ủng hộ quỹ này đi.
- Lấy tiền tiết kiệm em nhé!
a) Theo em, trong các hình ảnh trên, hình ảnh nào thể hiện ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả? Em hãy phân tích ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả được thể hiện trong mỗi hình ảnh đó.
b) Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?
• Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.
• Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
2. Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả
Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi
1. Các bạn ơi, mình nên chi tiêu như thế nào cho hợp lí nhỉ?
a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 1 đang tính toán các khoản thu nào?
b) Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em, các khoản tiền đó chủ yếu đến từ đâu?
2. - Tớ thì cứ thích tiết kiệm tiền trước đã. Chi tiêu gì tính sau.
- Tớ sẽ mua hết những gì tớ muốn.
- Tớ thì chỉ chi tiêu những thứ cần thiết.
a) Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của các bạn học sinh trong hình ảnh 2. Theo em, cách sử dụng tiền nào hợp lí? Vì sao?
b) Em hãy xác định các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu?
3. Các bạn ơi! Tớ phân chia thế này có hợp lí không nhỉ?
a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 3 đã đưa ra phương án chỉ tiêu cụ thể như thế nào?
b) Theo em, để quản lý tiền hiệu quả mỗi người cần thực hiện các nguyên tắc nào?
Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:
- Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.
- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.
- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.
3. Cách tạo nguồn thu nhập cá nhân
Em hãy quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi
1. - Mẹ giao đàn gà cho con chăm sóc.
- Con sẽ nuôi đàn gà thật tốt để bán lấy tiền mua sách.
2. Nếu bán được đồ thủ công tự làm này, mình sẽ đủ tiền mua cặp sách mới.
3. - Chúng mình gom giấy vụn để bán lấy tiền ủng hộ người nghèo.
- Mình giữ lại những bìa này để làm hộp bút.
a) Các bạn học sinh trong hình trên đã tạo thêm thu nhập bằng cách nào?
b) Em còn biết những cách nào khác để tạo thêm thu nhập cho bản thân phù hợp với lứa tuổi?
Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiền của bản thân, gia đình và xã hội.
LUYỆN TẬP
1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Quản lý tiền là việc của người trưởng thành, không phải là của học sinh.
B, Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người chủ động trong chỉ tiêu để thực hiện các dự định tương lai của bản thân.
C. Quản lí tiền là việc không cần thiết, tốn thời gian, nên dùng thời gian đó để kiếm tiền thi tốt hơn.
D. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể để phòng những trường hợp rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.
E. Học sinh không cần quản lý tiền, vì nhiều cha mẹ học sinh không muốn con mình sớm bị đồng tiền làm ảnh hưởng.
2. Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Vì sao?
A. Bạn K thường tận dụng các đồ vật có thể tái chế để làm đồ dùng học tập.
B. Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.
C. Bạn M sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.
D. Bạn X cứ có tiền là tiêu hết.
E. Khi nhận được tiền thưởng của nhà trường, bạn D dành một khoản để tiết kiệm.
3. Giả định em có 1 triệu đồng, em hãy xác định mục tiêu quản lý tiền của bản thân, phân chia số tiền đó thành các khoản cụ thể, hợp lí và chia sẻ với bạn về cách phân chia của mình.
4. Đầu năm mới, H nhận được một khoản tiền mừng tuổi và dự định dùng số tiền đó để mua một chiếc máy tính cầm tay. Nhưng khi thấy cửa hàng gần nhà bán một đồ chơi hấp dẫn, H đã dùng hết số tiền này để mua mà quên mất dự định của mình.
a) Em có nhận xét gì về việc làm của H?
b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?
5. Em hãy cùng bạn tìm các cách tăng nguồn thu nhập và thảo luận tính khả thi của những cách đó đối với học sinh.
VẬN DỤNG
1. Em hãy xây dựng “Quỹ học tập” hằng năm cho bản thân theo gợi ý sau:
- Xác định số tiền quỹ học tập được dùng cho các khoản nào?
- Tính toán số tiền cần thiết cho quỹ học tập.
- Liệt kê các việc sẽ làm để thực hiện mục tiêu đó.
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với bản thân.
2. Em hãy làm một đồ dùng học tập từ phế liệu và hướng dẫn các bạn cùng làm để tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn