YÊU CẦU CẦN ĐẠT
√ Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.
√ Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
√ Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng. Nêu được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
√ Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
MỞ ĐẦUTrước những tác động không mong muốn trong cuộc sống, mỗi người thường có biểu cảm, phản ứng khác nhau trong đó có cả biểu cảm, phản ứng thể hiện tâm trạng căng thẳng, lo lắng. Em hãy cùng bạn chơi trò chơi: “Gương mặt biết nói” theo gợi ý: Thể hiện biểu cảm, hành động phù hợp với tình huống bắt thăm được; đoán tình huống qua biểu cảm, hành động của bạn. Nếu được hỏi: Những biểu cảm, hành động thể hiện trong trò chơi có phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng hay không em sẽ trả lời như thế nào? |
KHÁM PHÁ
1. Tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể bị căng thẳng
Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
1. - Chị ơi! Chị chơi với em.
- Mai mình thi rồi, cứ ồn ào thế này thì ôn thi sau được.
2. Bố mẹ muốn mình phải được điểm thật cao.
3. Lớp mình thật là vui!
4. Đừng chơi với bạn ấy!
Sao các bạn lại không thích chơi với mình?
a) Theo em, tình huống nào trong các hình ảnh trên là tình huống gây căng thẳng? Hãy chỉ ra những biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống.
b) Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể và phân loại, sắp xếp những biểu hiện đó theo các nhóm theo bảng dưới đây.
Thể chất - mệt mỏi - đau đầu - mất ngủ - tim đập nhanh - đau ngực - chán ăn,... | Tinh thần - giảm tập trung và trí nhớ - thiếu quyết đoán - lơ đễnh - lú lẫn - không muốn chia sẻ - chán nản - uể oải,... |
Hành vi - khóc, la hét - đổ lỗi - cáu kỉnh, gây gổ - đập phá, ném đồ vật - hút thuốc lá - có ý định tự làm tổn thương bản thân - ăn uống nhiều hoặc bỏ ăn,... | Cảm xúc - lo âu - căng thẳng - trầm cảm - tức giận - thất vọng - lo lắng, sợ hãi - khó chịu - thiếu kiên nhẫn - nóng tính,... |
• Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.
• Một số tình huống gây căng thẳng thường gặp: kết quả học tập, thi cử không như mong muốn; bị bạn bè xa lánh; bị bố mẹ áp đặt, ngan cấm; bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn;...
• Biểu hiện khi căng thẳng: cơ thể mệt mỏi, luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung, hay lo lắng, buồn bực; dễ cáu gắt, tức giận; không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;...
2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng
Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi
Tâm đặt mục tiêu giành cúp vô địch trong giải thi đấu bóng rổ, do không cẩn thận nên Tâm bị chấn thương khi luyện tập. Phải nghỉ học, nghỉ thi đấu khiến cho Tâm trở nên cáu kỉnh, bực bội. Cậu trách móc, đổ lỗi cho các bạn, quát mắng em vô cớ. Một lần, trong lúc tức giận, cậu ném quả bóng rổ không may trung bóng đèn, nghe tiếng thuỷ tinh rơi loảng xoảng Tâm oà khóc: “Sao mình đen đủi như vậy”.
Mọi chuyện sẽ qua thôi con ạ!
a) Theo em, nguyên nhân nào gây ra căng thẳng của bạn Tâm?
b) Em hãy cho biết, sự căng thẳng của Tâm đã ảnh hưởng như thế nào tới bản thân và những người xung quanh?
• Nguyên nhân gây ra căng thẳng:
- Nguyên nhân khách quan: Do áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân; sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân; gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống;…
- Nguyên nhân chủ quan: Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối; luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề; tư đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao,…
• Ảnh hưởng của căng thẳng: Khi những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.
3. Cách ứng phó với căng thẳng
Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
1. Nhà tớ dạo này có nhiều chuyện không vui. Cậu nghe tớ tâm sự được không?
2. Bóng rổ sẽ là mình cảm thấy sảng khoái và thoải mái hơn.
3. Mình sẽ viết nhật kí cho nhẹ lòng.
4. Có thể cậu đã hiểu nhầm tớ, tớ muốn nói chuyện để cậu hiểu!
a) Theo em, các bạn học sinh trong các hình ảnh trên đã làm gì để ứng phó với căng thẳng?
b) Em hãy nêu thêm một số cách ứng phó với căng thẳng.
Để ứng phó với căng thẳng, có thể áp dụng một số cách:
- Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu, nghe nhạc,…
- Chia sẻ tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.
- Suy nghĩ tích cực.
- Viết nhật kí.
- Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lí.
- Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí,…
LUYỆN TẬP
1. Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi
1. Bố mẹ chẳng hiểu con gì cả!
2. Mình thật kém cỏi!
3. Học bài mệt quá! Đánh đàn một chút cho nhẹ nhõm.
4. Mình phải lập thời gian biểu hợp lí hơn.
a) Theo em, nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn trong các hình ảnh trên là gì?
b) Em hãy nhận xét về cách ứng phó với căng thẳng của các bạn trong các hình ảnh trên.
c) Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong những tình huống trên?
2. Gần đây, C nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khản, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt dày đặc mụn khiến C thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Những bất đồng ý kiến giữa C và bố mẹ xuất hiện nhiều hơn, mỗi khi bố mẹ góp ý, bảo ban thì C cho rằng bố mẹ không hiểu mình, không yêu thương mình nữa. Lúc nào C cũng thấy mệt mỏi, bồn chồn, bất an và cảm thấy bản thân thật vô dụng.
Nếu là bạn của C, em sẽ làm gì để giúp C vượt qua trạng thái căng thẳng này?
3. Em đã gặp những biểu hiện căng thẳng nào dưới đây? Em đã làm gì để vượt qua những căng thẳng đó? Hãy chia sẻ điều này với các bạn.
1 | Em cảm thấy khó ngủ và ngủ không ngon giấc. |
2 | Em cảm thấy gò bó, không thoải mái. |
3 | Em thấy tức giận khi mọi thứ không như em mong muốn. |
4 | Em cảm thấy khó khăn để tìm kiếm những công việc khiến em thấy thú vị. |
5 | Em cảm thấy mệt mỏi, uể oải suốt ngày. |
6 | Em cảm thấy lo lắng cho tương lai. |
7 | Em cảm thấy khó tập trung. |
8 | Em cảm thấy em đang phải học tập, làm việc quá nhiều. |
9 | Em sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác. |
10 | Em cảm thấy ít cười hơn trước. |
11 | Em cảm thấy buồn và thất vọng. |
12 | Em dường như cảm thấy mất kiểm soát bản thân (dễ cáu kỉnh, bực tức). |
13 | Em cảm thấy không có đủ thời gian cho tất cả mọi việc. |
14 | Em có thói quen nắm chặt tay, bẻ khớp ngón tay, xoay tóc hoặc cắn móng tay. |
15 | Em cảm thấy có vấn đề về sức khỏe khi học tập và làm việc. |
4. Em hãy quan sát hình ảnh thư giãn và chia sẻ cảm nhận qua bài tập yoga cười
1. Khởi động - Vỗ tay theo nhịp 1 - 2, 1 - 2 3 - Vừa vỗ tay vừa nói: hihi, haha bằng hơi từ bụng. | 2. Thở - Giơ tay lên. - Hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. - Vươn vai. - Cử động cổ: từ trái sang phải, từ phải sang trái và ngược lại. |
3. Cười Thực hiện tiếng cười cùng các động tác vận động cơ thể: - Vỗ tay và cười. - Bắt tay nhau và cười. - Tự cười không phát ra tiếng. - Làm động tác nghe điện thoại và cười. - Hát và cười. | 4. Thiền - Khi ngưng tiếng cười. - Thư giãn và hít thở sâu. - Cảm nhận cơ thể và không gian xung quanh: niềm vui sự thoải mái, hạnh phúc. - Biết ơn và hạnh phúc với tất cả. |
VẬN DỤNG
1. Em hãy cùng bạn thiết kế một cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện các trò chơi lành mạnh có tác dụng giảm áp lực, căng thẳng trong học tập.
2. Em hãy quay một video ghi lại quá trình thực hiện một hoạt động thể thao hoặc giải trí phù hợp có tác dụng giảm căng thẳng và chia sẻ lợi ích của hoạt động đó với các bạn trong lớp.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn