Bài 12. NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX | Lịch Sử 8 | LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị, đưa nước này phát triển theo con đường tư bản rồi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.


I - CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ

Các nước tư bản phương Tây (Mĩ, Nga, Anh, Pháp...) ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”. Trước tình hình ấy, Nhật Bản cần có sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước.

Tháng 1 - 1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, quân sự.

Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dụng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống ... phục vụ giao thông liên lạc.

Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền; thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, của những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...

hinh-anh-bai-12-nhat-ban-giua-the-ki-xix-dau-the-ki-xx-2412-0

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

hinh-anh-bai-12-nhat-ban-giua-the-ki-xix-dau-the-ki-xx-2412-1

- Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị.

II - NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ.

Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914), tỉ lệ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xui và Mít-su-bi-si, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp đường sắt, tàu biển...

hinh-anh-bai-12-nhat-ban-giua-the-ki-xix-dau-the-ki-xx-2412-2

Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.

Như vậy, Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ Thuận của Trung Quốc. Năm 1914, Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Thuộc địa của đế quốc Nhật mở rộng rất nhiều.

- Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh?

- Dựa vào lược đồ, trình bày sự mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật.

III - CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

Chủ nghĩa tư bản phát triển, nhân dân lao động Nhật Bản càng bị áp bức bóc lột nặng nề. Công nhân Nhật phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ trong những điều kiện rất tồi tệ, có hại cho sức khoẻ mà tiền lương lại thấp hơn ở các nước Âu, Mĩ rất nhiều.

Bị bóc lột quá nặng nề, phong trào công nhân Nhật Bản đã có những bước tiến đầu tiên trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Một số nghiệp đoàn ra đời. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản thành lập năm 1901, dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma Xen.

Ca-tai-a-ma Xen xuất thân trong một gia đình nghèo; năm 23 tuổi làm công nhân ở Tô-ki-ô. Ông tham gia hoạt động trong phong trào công nhân. Năm 1898, ông đã lãnh đạo công nhân đường sắt bãi công thắng lợi sau hàng tháng đấu tranh.

Từ năm 1906, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Nga 1905, phong trào công nhân ở Nhật Bản phát triển mạnh hơn. Phong trào đấu tranh chống tô thuế và nạn đắt đỏ của nông dân và các tầng lớp lao động khác cũng được đẩy mạnh.

Trong năm 1907, có 57 cuộc bãi công. Ở xưởng đúc vũ khí Ô-xa-ca, hàng vạn công nhân tham gia đấu tranh. Cuộc đấu tranh còn phát triển vào những năm sau đó (năm 1912 có 46 cuộc bãi công, đến năm 1917 tăng lên 398).

- Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của công nhân Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX?

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị 1868.

2. Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 12. NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX | Lịch Sử 8 | LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử 8

  1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
  2. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
  3. LỊCH SỬ VIỆT NAM

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.