Nội Dung Chính
Nói và nghe
Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
1. TRƯỚC KHI NÓI
– Chọn đề tài trình bày: Muốn chọn được đề tài phù hợp với nội dung phần Nói và nghe của bài học, trước hết em phải hiểu thế nào là sự việc. Khác với vấn đề hoặc hiện tượng, sự việc là những gì đã diễn ra trong thực tế, gắn với thời gian, địa điểm, con người,... xác thực. Từ đó, em nhớ lại những gì đã biết qua các phương tiện truyền thông hoặc được chứng kiến hay nghe kể lại để chọn một sự việc có tính thời sự làm đề tài cho bài nói. Sau đây là một số gợi ý để em tham khảo:
+ Một vụ xả nước thải chưa qua xử lí.
+ Một vụ phá rừng phòng hộ.
+ Việc triển khai một dự án trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc.
+ Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn.
+ Việc khởi đông một dự án bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm.
+...
(Trang 34)
– Lập dàn ý cho bài nói:
+ Sau khi chọn được đề tài phù hợp, em hãy lập dàn ý cho bài nói với đầy đủ các phần Mở đầu, Triển khai, Kết thúc.
+ Cần ghi chú một số bằng chứng (sự việc thực tế, số liệu,...), từ ngữ then chốt để chủ động khi trình bày.
2. TRÌNH BÀY BÀI MỚI
– Mở đầu: Giới thiệu sự việc cần trình bày. Có thể kể một câu chuyện nhỏ, dẫn một tài liệu, dùng một bức ảnh hay đoạn phim để giới thiệu sự việc.
– Triển khai: Bám sát dàn ý để trình bày nội dung theo trật tự hợp lí, giúp người nghe dễ theo dõi, nắm bắt ý kiến. Có thể đặt câu hỏi về từng khía cạnh của sự việc để thu hút sự chú ý của người nghe (Ví dụ: Bản chất của sự việc là gì? Sự việc có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội? Có ý kiến trái chiều nào về sự việc cần tranh luận, bác bỏ? Cần những giải pháp nào cho sự việc? Cần có hành động gì trước thực trạng đang diễn ra?); diễn giải rõ ràng, thể hiện chủ kiến của người nói trước những khía cạnh đó.
– Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc đã trình bày, liên hệ trách nhiệm của mỗi người.
Lưu ý: Khi trình bày, cần phối hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ; luôn chú ý thái độ của người nghe để điều chỉnh khi cần thiết.
3. SAU KHI NÓI
Trao đổi về những gì đã thực hiện trong phần Nói và nghe để rút kinh nghiêm. Khi trao đổi, cần đánh giá hoạt động của cả người nói và người nghe.
Người nghe | Người nói |
Đánh giá về sự việc được người nói đề cập (chú ý mức độ phù hợp của đề bài so với yêu cầu đặt ra trong bài). | Giải thích lí do lựa chọn sự việc để trình bày ý kiến, phân tích thêm để thấy tính hợp lí của sự lựa chọn đó. |
Thể hiện sự tán thành hoặc không tán thành với những ý kiến của người nói về các khía cạnh | Lắng nghe để nắm bắt ý kiến trao đổi của người nghe về các khía cạnh cụ thể của sự việc |
Nhận xét về nội dung trình bày và cách trình bày của người nói. | Tiếp thu hoặc trao đổi lại những nhận xét, đánh giá của người nghe. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn