Nội Dung Chính
(Trang 64)
Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông.
Hoài Thanh
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
|
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
|
(1) Một câu thơ trích trong bài thơ Phố Hàng Gai ngắn bên Hồ Kiếm của Huy Cận.
Đọc
TRI THỨC NGỮ VĂN
Truyện thơ Nôm
- Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng thơ, được viết bằng chữ Nôm; hình thành vào khoảng thế kỉ XVI - XVII, phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn ở cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Ở giai đoạn đầu, một số truyện thơ Nôm được sáng tác bằng thể thơ Đường luật hoặc song thất lục bát; sau đó các tác giả chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát.
- Truyện thơ Nôm có đề tài, chủ đề rộng mở, phong phú, giàu cảm hứng nhân đạo và có giá trị hiện thực sâu sắc. Cốt truyện của truyện thơ Nôm thường được triển khai theo trình tự thời gian với mô hình cơ bản: gặp gỡ - chia li - đoàn tụ. Khi tiếp thu nguồn cốt truyện từ văn học dân gian hoặc văn học Trung Quốc, các tác giả truyện thơ Nôm đã có những đóng góp riêng, tạo nên những tác phẩm mới có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Một số truyện thơ Nôm lấy đề tài từ đời sống thực tế và có cốt truyện do tác giả tự sáng tạo (Phạm Tải - Ngọc Hoa, Sơ kính tân trang, Truyện Lục Vân Tiên).
- Nhân vật chính trong truyện thơ Nôm là những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện (hình thể, tâm hồn, đức hạnh, trí tuệ, tài năng....) nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan. Những gian nan, trắc trở ấy không chỉ phản ánh thực trạng xã hội đương thời mà còn là cái "nền" để các tác giả làm nổi bật vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Họ hiếu thảo với mẹ cha, thuỷ chung trong tình yêu, giàu lòng nhân hậu và đức hi sinh; đồng thời rất mạnh mẽ, can đảm khi đối diện với những tai hoạ, khổ đau, bất hạnh; dũng cảm, kiên cường đấu tranh để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc gia đình, giữ gìn phẩm giá. Nhiều nhân vật đã được khắc hoạ ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động....) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí,...). Đặc biệt, lời thoại của nhân vật đã được chú ý ở cả hai hình thức: đối thoại và độc thoại. Trong một số tác phẩm, lời thoại đã được cá thể hoá và trở thành phương tiện thể hiện tính cách nhân vật. Nhiều tác giả truyện thơ Nôm đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm nhân vật.
- Truyện thơ Nôm là thể loại có đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong các tác phẩm đỉnh cao, ngôn ngữ truyện thơ Nôm giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân, được "tinh chế" bởi ngòi bút tài họa, điêu luyện của tác giả; thể thơ lục bát được hoàn thiện và đạt tới sự nhuần nhuyễn, không chỉ có khả năng biểu đạt mọi cung bậc tình cảm tinh tế của con người mà còn đảm nhận xuất sắc chức năng kể chuyện.
Lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện
- Lời đối thoại là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến là một hoặc nhiều người tham gia giao tiếp trực tiếp.
(Trang 66)
- Lời độc thoại là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến không phải là người tham gia đối thoại trực tiếp. Trong kịch, độc thoại được sử dụng để nhân vật tự nói với chính mình, khán giả chỉ là người "nghe trộm", nhờ đó biết được những câm xúc sâu kín của nhân vật. Trong truyện (bao gồm cả truyện thơ), đặc biệt là trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, độc thoại được sử dụng để tái hiện tiếng nói nội tâm hay trạng thái cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Lúc này, độc thoại được gọi bằng một thuật ngữ xác định hơn là độc thoại nội tâm.
Chữ Nôm và chữ quốc ngữ
- Chữ Nôm là chữ viết cổ dùng để ghi âm tiếng Việt, được ông cha ta sáng tạo dựa theo kí hiệu văn tự Hán. Chữ Nôm được hình thành vào khoảng thế kỉ X và đã được sử dụng để sáng tác thơ văn khoảng từ thế kỉ XII – XIII. Sự ra đời của chữ Nôm thể hiện tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc; đánh dấu bước phát triển vượt bậc về văn hoá và khẳng định vị trí, vai trò của tiếng Việt. Nhiều tác giả đã sử dụng chữ Nôm để sáng tạo nên những tác phẩm kiệt xuất, xây dựng những thể loại đặc sắc cho nền văn học trung đại Việt Nam: thơ Nôm Đường luật (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,...); truyện thơ Nôm (nhiều tác giả khuyết danh, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Du, Phạm Thái, Nguyễn Đình Chiểu....); ngâm khúc (Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,...); hát nói (Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh,...). Hàn Thuyên được cho là người có công đầu trong việc phát triển, phổ biến chữ Nôm.
- Chữ quốc ngữ là chữ viết dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt. Chữ quốc ngữ được hình thành từ đầu thế kỉ XVII, trong quá trình các tu sĩ Dòng Tên(1) truyền đạo Thiên Chúa tại Việt Nam. Trong đó những người có công lớn nhất là giáo sĩ Phran-xít-xcô đờ Pi-na(2) (Francesco de Pina) và giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt(3) (Alexandre de Rhodes). Nhiều trí thức người Việt đã có đóng góp quan trọng trong việc truyền bá, phổ biến chữ quốc ngữ thời kì đầu như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của,... Sau khi ra đời, chữ quốc ngữ được chỉnh lí, thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm; đến đầu thế kỉ XX, trở thành văn tự chính thức của quốc gia.
VĂN BẢN ĐỌC VĂN BẢN 1. Kim - Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều), Nguyễn Du VĂN BẢN 2. Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên), Nguyễn Đình Chiểu VĂN BẢN 3. Tự tình (bài 2), Hồ Xuân Hương |
(1) Dòng Tên (còn gọi là Dòng Chúa Giê-su): một dòng tu của Giáo hội Công giáo, được Giáo Hoàng phê chuẩn năm 1540
(2) Phran-xít-xcô đờ Pi-na (1585-1625) là giáo sĩ người Bồ Đào Nha, đến Đàng Trong năm 1617, người có công sáng tạo chữ quốc ngữ.
(3) A-lếch-xăng dờ Rốt (1593 - 1660) là giáo sĩ người Pháp, đến Đàng Trong năm 1624, người có công hoàn thiện và phổ biến chữ quốc ngữ.
(Trang 67)
TRƯỚC KHI ĐỌC
Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp.
ĐỌC VĂN BẢN
Kim - Kiều gặp gỡ(1)
Trích Truyện Kiều(2), NGUYỄN DU
Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách(3) đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
Hài văn(4) lần bước dặm xanh(5),
Một vùng như thể cây quỳnh cảnh dao(6).
Chàng Vương(7) quen mặt ra chào,
Hai kiều e lệ nép vào dưới hoa.
Nguyên người quanh quất đâu xa,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh(8)
(1) Nhan đề đoạn trích do người biên soạn đặt.
(2) Truyện Kiều có tên chữ là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột), được sáng tác bằng thể loại truyện thơ Nôm, gồm 3 254 câu thơ lục bát. Cốt truyện được triển khai thành ba phần: gặp gỡ - chia lì - đoàn tụ, kế về cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều, một người con gái tại sắc, đức hạnh vẹn toàn. Phần gặp gỡ giới thiệu gia đình họ Vương, ca ngợi tài sắc chị em Thuy Kiều, Thuy Vân; miêu tả sự kiện Thuý Kiều và Kim Trọng gặp gỡ, tương tư, hẹn hò, đính ước, thể nguyên. Phân chia lí kế về mươi lăm năm n lưu lạc của Thuý Kiều. Ngay khi Kim Trọng phải về quê hộ tang chủ thì gia đình Thuý Kiều mắc nạn. Thuý Kiều nhơ Thuý Vân trà nghĩa cho Kim Trọng, còn năng quyết bàn mình cứu cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh của Tù Bà. Sau đó năng được Thúc Sinh chuộc về làm vợ là nhưng bị vợ cả là Hoạn Thư ghen tuông, hành hạ nên phải trốn đi, rồi nàng lại bị Bạc Bà, Bạc Hạnh lừa bán vao lầu xanh. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải, một người anh hùng hào hiệp, nghĩa khi. Từ Hải cưới Kiều, giúp nàng đến ơn, báo oán. Nhưng chàng bị quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến lừa gạt dụ hàng rồi bôi ước; Từ Hải chết, Thuý Kiều tự vẫn ở sông Tiền Đường. Nàng được sự Giác Duyên cứu sống, cho nương nhờ ở Chiêu ẩn am. Sau nửa năm về quê chịu tang chủ, Kim Trọng trở lại, biết tin người yêu cùng gia đình mắc nạn, vô cùng xót thương, đau đơn. Dù đã nên duyên cùng Thuy Vân nhưng Kim Trọng luôn nhớ thương và kiên trì lận lợi, kiếm tìm Thuý Kiều. Phần đoàn tụ kết thúc ở sự kiện Thuý Kiều được đoàn viên cùng gia đình, cùng chàng Kim nói lại mối duyên xưa nhưng là duyên bầu bạn.
Đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ nằm ở phần 1 của cốt truyện (gặp gỡ) từ câu 141 đến câu 184: Nhân tiết Thanh mình, Thuý Kiều cùng hai em du xuân, tình cờ gặp ngôi mộ của Đạm Tiên, một ca nữ nổi danh tài sắc mà bạc mệnh. Thuý Kiều đã bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận Đạm Tiên. Cũng ở đây, nàng đã gặp Kim Trọng, giữa hai người lập tức nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến. Thúy Kiều trở về nhà với tâm trạng "ngổn ngang trăm mối"
(3) Khách: chỉ Kim Trọng.
(4) Hài văn: giầy có thêu những đường vân nổi.
(5) Dặm xanh: chỉ lối đi trên bãi cỏ xanh.
(6) Cây quỳnh cành dao: quỳnh và dao là hai giống cây cảnh thường được trồng cùng nhau, ở đây ý nói khi Kim Trọng bước đi thì cảnh vật xung quanh cũng như bừng lên và đẹp hài hoà, tươi sáng.
(7) Chàng Vương: Vương Quan em trai của Thuý Kiều và Thuý Vân.
(8) Nhà trâm anh: nhà quyền quý.
(Trang 68)
Nền phú hậu bậc tài danh(1),
Văn chương nết đất thông minh tính trời(2),
Phong tư tài mạo tót vời(3),
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa(4).
[...] Bóng hồng(5) nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc(6) mặn mà cả hai.
Người quốc sắc(7) kẻ thiên tài(8),
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.
Rốn ngồi(9) chẳng tiện dứt về chỉn khôn(10)
Bỏng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Kiều từ trở gót trướng hoa(11),
Mặt trời gác núi chiêng đà thu không(12)
Gương nga(13) chênh chếch dòm song,
Vàng gieo ngấn nước(14) cây lồng bóng sân.
Hải đường lả ngọn đông lân(15),
Giọt sương gieo nặng cảnh xuân la đà
Một mình lặng ngắm bóng nga,
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời
(1) Nền phú hậu: nền nếp gia đình giàu có; bậc tài danh: tài giỏi, nỗi tiếng.
(2) Văn chương nết đất: theo quan niệm xưa, một người có tài năng đặc biệt (ở đây là tài năng văn chương) là do linh khí, mồ mả tổ tiên hun đúc nên; thông minh tính trời: trí thông minh do trời phú cho.
(3) Phong tư: dáng điệu phong thái; tài mạo: vẻ mặt thông minh, tuấn tú; tót vời: hơn hết thảy, tột đỉnh.
(4) Vào trong phong nhã: chỉ tình cách phong lưu, tao nhã; ra ngoài hào hoa chỉ việc giao tiếp rộng rãi, ứng xử lịch sự, hào hiệp.
(5) Bóng hồng: chỉ người con gái.
(6) Xuân lan thu cúc: ý nói hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân mỗi người có một vẻ đẹp riêng (như hoa lan mùa xuân, hoa cúc mùa thu).
(7) Người quốc sắc: người có sắc đẹp nổi tiếng trong cả nước, chỉ Thuý Kiều.
(8) Kẻ thiên tài: người có tài năng đặc biệt được trời phú cho, chỉ Kim Trọng.
(9) Rốn ngồi: ngồn nán lại.
(10) Chỉn khôn: thật là khó.
(11) Trướng hoa: trướng có thêu hoa, chỉ phòng riêng của người con gái.
(12) Thu không: tín hiệu đóng cửa thành lúc gần tối (tiếng trống hoặc chuông).
(13) Gương nga: chỉ vầng trăng.
(14) Vàng gieo ngấn nước: ánh trăng vàng chiếu rọi xuống mặt nước.
(15) Đông lân: nhà hàng xóm phía đông.
(Trang 69)
“Người mà đến thế thì thôi(1),
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!
Người đâu gặp gỡ làm chỉ(2),
Trăm năm biết có duyên gì hay không?"
Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991, tr. 27-30)
SAU KHI ĐỌC
- Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc đời Nguyễn Du gắn với một thời đại lịch sử đầy biến động nên trải nhiều thăng trầm. Ông không chỉ có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc về con người mà còn có trái tim mang nặng nỗi thương đời.
Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương quý giá, gồm có: ba tập thơ chữ Hán (Thanh Hiên thì tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) và một số tác phẩm chữ Nôm (Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thác lời trai phường nón, Văn tế thập loại chúng sinh, Truyện Kiều). Với những đóng góp to lớn ở cả hai bộ phận sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, Nguyễn Du được suy tôn là đại thi hào của dân tộc. Năm 2013, Nguyễn Du được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của ông.
- Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du và của nền văn học dân tộc. Nguyễn Du đã sử dụng cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) để sáng tạo nên một tác phẩm mới. Ông đã sáng tác Truyện Kiều bằng ngôn ngữ, thể loại văn học của dân tộc; với cảm hứng trước “những điều trông thấy" và ngòi bút của một thiên tài.
Truyện Kiều có giá trị lớn lao và giá trị hiện thực sâu sắc. Nguyễn Du đã bài tỏ nỗi xót thương, đồng cảm với những số phận bi kịch; khẳng định, đề cao vẻ đẹp, quyền sống và những khát vọng chính đáng của con người (tình yêu, hạnh phúc, tự do và công lí,...). Nhà thơ cũng tố cáo, lên án thực trạng của một xã hội mà đồng tiền và cái ác "lên ngôi".
(1) Người mà đến thế thì thôi: chỉ Đạm Tiên, được chôn ở mộ mà Thúy Kiều và hai em tình cờ gặp trong ngày Thanh minh.
(2) Người đâu gặp gỡ làm chi: chỉ Kim Trọng.
(3) Câu tuyệt diệu: chỉ câu thơ hay tuyệt, ẩn chứa ý tình của Thúy Kiều.
(Trang 70)
Truyện Kiều của Nguyễn Du đặc biệt thành công về phương diện nghệ thuật: xây dựng nhân vật, kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ và thể thơ,... Nguyễn Du đã tổ chức lại cốt truyện, lược bỏ hoặc thay đổi trình tự nhiều chi tiết, sự kiện. Các nhân vật trong Truyện Kiều được miêu tả qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, diễn biến nội tâm. Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình,... Đặc biệt, Truyện Kiều đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngôn ngữ văn học dân tộc và sự hoàn thiện của thể thơ lục bát truyền thống. |
Em có biết?
Bìa cuốn Đoạn trường tân thanh, bản in năm Nhâm Dần (1902), đời vua Thành Thái |
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì?
2. Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ai? Qua những lời giới thiệu và miêu tả đó, em hình dung được những gì về nhân vật?
3. Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật nào? Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó.
4. Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình) để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thuý Kiều. Em hãy:
a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?
(Trang 71)
b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?
c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình.
d. Xác định đặc điểm tính cách của nhân vật Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn thơ.
5. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích.
6. Nêu chủ đề của đoạn trích; qua đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích 2 - 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim - Kiều gặp gỡ.
Thực hành tiếng Việt
CHỮ NÔM
| Sơ giản về chữ Nôm
- Phương thức vay mượn: Dùng một chữ Hán có sẵn để ghi một âm tiết tiếng Việt giống hoặc gần với âm Hán Việt của chữ Hán đó. Ví dụ: chữ 女 âm Hán Việt đọc là nữ, âm Nôm có thể đọc là nữ hoặc nỡ, nữa, nhô, lỡ, chữ 皮 âm Hán Việt đọc là bì, âm Nôm có thể đọc là bì hoặc bìa, bầy, bể, vào, vừa,... - Phương thức tự tạo: Kết hợp kí hiệu văn tự Hán với kí hiệu chỉnh âm để tạo ra một chữ Nôm. Ví dụ: chữ (vào) là sự kết hợp của kí hiệu 包, âm đọc Hán Việt là bao với kí hiệu chỉnh âm 入 (nhập, có nghĩa là vào).
|
(Trang 72)
VĂN BẢN 2
TRƯỚC KHI ĐỌC
Nhân vật anh hùng mà em yêu thích là ai? Điều gì ở nhân vật ấy gây ấn tượng nhất với em?
ĐỌC VĂN BẢN
Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga(1)
Trích Truyện Lục Vân Tiên(2), NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhắm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bở đảng hung đồ(3),
Chớ quen làm thói hồ đồ(4) hại dân”.
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng(5) vào đây?
Trước gây việc dữ tại mầy(6),
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng".
(1) Nhan đề do người biên soạn đặt.
(2) Truyện Lục Vân Tiên gồm 2 082 câu thơ lục bát (số lượng câu thơ có sự khác nhau giữa các bản in), kể về Lục Vân Tiên, một chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên đã ra tay trừng trị bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Nàng mời Lục Vân Tiên về nơi cha mình đang làm quan để được đền ơn cứu mạng nhưng chàng từ chối. Kiều Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Lục Vân Tiên, nàng vẽ một bức chân dung chàng và luôn mang theo bên mình.
Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mắt liền trở về quê chịu tang; trên đường về, chàng bị đau mắt nặng, rồi mù cả hai mắt. Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông nhưng được giao long cứu và được gia đình ông Ngư cưu mang. Sau đó, chàng bị cha con Võ Công bội ước, hãm hại, đem bỏ vào hang sâu; Lục Vân Tiên được Du thần và ông Tiêu cứu giúp.
Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga rất đau khổ và thề sẽ thủ tiết suốt đời. Nàng từ chối lời cầu hôn của con trai Thái sư đương triều, khiến tên Thái sư nổi giận, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Khi thuyền tới biên giới, nàng ôm tấm hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử và được Phật Bà Quan Âm cứu, đưa nàng dạt vào vườn nhà họ Bùi. Bùi Kiệm muốn ép Kiều Nguyệt Nga lấy hắn nên nàng phải trốn vào rừng, nương náu ở nhà một bà cụ làm nghề dệt vải.
Lục Vân Tiên được tiên cho thuốc, mắt sáng lại, trở về thăm cha và qua thăm cha của Kiều Nguyệt Nga. Chàng lại đi thi, đỗ Trạng nguyên, rồi được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Vân Tiên thắng giặc nhưng bị lạc trong rừng và gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Chàng trở về triều, tâu vua hết sự tình. Những kẻ gian ác bị trừng trị: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga được đoàn tụ, hạnh phúc.
Đoạn trích Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của tác phẩm, từ câu 123 đến câu 180, kể lại sự việc Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.
(3) Đảng hung đồ: nhóm những kẻ tàn ác, lũ hung bạo; ở đây chỉ bọn cướp do Phong Lai cảm đầu.
(4) Thói hồ đó: thỏi càn bậy.
(5) Mầy: mày.
(Trang 73)
Vân Tiên tả đột hữu xông(1),
Khác nào Triệu Tử phả vòng Đương Dang(2).
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong(3).
Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,
Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe nầy?”
[...] Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,
Con nầy tì tất(4) tên là Kim Liên.
Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê.
Sai quân đem bức thơ(5) về,
Rước tôi qua đó định bề nghi gia(6),
Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đường xa cũng đành(7).
Chẳng qua là sự bất bình,
Hay vầy(8) cũng chẳng đăng trình(9) làm chi.
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
Trước xe quân tử(10) tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào(11) thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần(12),
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đến ân cho chàng.
(1) Tả đột hữu xông: đánh mạnh ở cả bên trái, bên phải, thể hiện thế tấn công, tung hoành dũng mãnh.
(2) Triệu Tử: Triệu Vân, hiệu là Tử Long, một dũng tướng của Lưu Bị thời Tam Quốc, nổi tiếng võ nghệ cao cường: Đương Dang: Đương Dương (địa danh nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), nơi diễn ra trận đánh ác liệt giữa Tào Tháo và Lưu Bị. (Lưu Bị thua trận, phải bỏ cả vợ con, chạy về phía nam: Triệu Tử Long một mình phá vòng vây, tung hoành giữa hàng vạn quân của Tào Tháo, cứu được A Đầu, con trai duy nhất của Lưu Bị.)
(3) Thân vong: mất mạng, chết.
(4) Tì tất: người hầu gái.
(5) Bức thơ (từ địa phương): bức thư.
(6) Nghi gia: gả chồng.
(7) Không trải lời được, phải nghe theo.
(8) Hay vầy: biết như vậy.
(9) Đăng trình: lên đường đi xa.
(10) Quân tử: từ phụ nữ thời xưa dùng để gọi người đàn ông với ý tôn trọng.
(11) Liễu, đào: ẩn dụ chỉ người phụ nữ mềm yếu, mong manh; ở đây thể hiện ý khiêm nhường.
(12) Chỉ việc gặp phải bọn cướp.
(Trang 74)
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công(1),
Lấy chỉ cho phỉ(2) tấm lòng cùng ngươi".
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vì(3),
Làm người thế ấy cũng phi(4) anh hùng”.
(Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập I,
Ca Văn Thỉnh – Nguyễn Sĩ Lâm - Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980, tr. 97–100)
SAU KHI ĐỌC
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) quê gốc ở tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế) nhưng được sinh ra ở quê mẹ là phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông đỗ tú tài năm 1843, năm 1849 ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì mẹ mất, phải về Gia Định chịu tang. Trên đường về, Nguyễn Đình Chiểu ốm nặng, bị mù cả hai mắt. Ông về sống ở quê mẹ, dạy học và bốc thuốc. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nguyễn Đình Chiểu đã tham gia phong trào kháng chiến chống giặc. Ông là tấm gương mẫu mực của nghị lực sống phi thường, khí tiết thanh cao và lòng yêu nước tha thiết, mãnh liệt.
Nguyễn Đình Chiểu để lại một di sản văn chương quý giá, gồm các tác phẩm truyện thơ Nôm: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiểu y thuật vấn đáp; một số bài văn tế và thơ Đường luật. Năm 2021, Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông.
- Truyện Lục Vân Tiên ngợi ca những con người hiếu thảo, nhân hậu, thuỷ chung, nghĩa khí; lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở; thể hiện ước mơ của nhân dân về mẫu người anh hùng "cứu khốn, phò nguy và khát vọng công lí. Tác phẩm cũng kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật xây dựng được nhiều nhân vật có tính cách rõ nét, sinh động; ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân; kết hợp tính cổ điển, bác học với chất dân gian và đậm đà màu sắc Nam Bộ.
(1) Báo đức thù công: báo đáp ơn đức, đến trả công lao.
(2) Phỉ: thoả mãn, mãn nguyện.
(3) Kiến nghĩa bất vi: thấy việc nghĩa mà không làm, trích từ câu Kiến nghĩa bắt vi vô dũng dã (Thấy việc nghĩa mà không làm không phải là người có dũng khí) trong Luận ngữ.
(4) Phi: không phải.
(Trang 75)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần.
2. Hãy chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích.
3. Đọc mười bốn dòng thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp.
b. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên.
c. Cho biết người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật Lục Vân Tiên.
4. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Những từ ngữ, hình ảnh nào khiến em có cảm nhận như vậy?
5. Câu nói nào của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm của nhân vật về người anh hùng? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
6. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn trích.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích nét tính cách mà em yêu thích của một nhân vật trong đoạn trích.
Thực hành tiếng Việt
CHỮ QUỐC NGỮ
1. Dựa vào thông tin trong bài 3 và từ các nguồn tài liệu tham khảo, thực hiện những yêu câu sau:
a. Nêu một số điểm mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ.
b. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nhất giữa chữ quốc ngữ và chữ Nôm.
2. Theo em, việc chuyển đổi từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ đã có tác động như thế nào đối với đời sống văn hoá, xã hội của nước ta?
(Trang 76)
3. Tìm một số ví dụ cho thấy trong chữ quốc ngữ hiện nay có trường hợp không có mối quan hệ một đối một giữa âm và chữ; xếp những ví dụ tìm được vào một trong hai nhóm sau:
a. Nhóm 1: Một âm được viết bằng những con chữ khác nhau (tương tự trường hợp âm /k/ được viết bằng 3 con chữ: k, q, c).
b. Nhóm 2: Một con chữ dùng để ghi những âm khác nhau (tương tự trường hợp chữ a dùng để ghi âm /a/ và âm /ɛ/).
4. Trao đổi về những lỗi chính tả thường gặp và thử xác định lí do của việc mắc những lỗi đó.
VĂN BẢN 3
ĐỌC VĂN BẢN
TỰ TÌNH
Bài 2
HỒ XUÂN HƯƠNG
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom(1),
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc(2).
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om(3)?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm(4).
(1) Bom: giàn cao, nơi gà đậu hoặc nơi đặt bu gà trên thuyền.
(2) Cốc: từ mô phỏng âm thanh của tiếng mõ.
(3) Om: vang to, ồn ào.
(4) Mõm mòm: quá độ chín, ý nói duyên phận lỡ làng.
(Trang 77)
Tài tử văn nhân(1) ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom(2)!
(Hồ Xuân Hương, Thơ và đời,
Lữ Huy Nguyên tuyển, soạn, giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1998, tr. 38)
SAU KHI ĐỌC
- Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) quê ở huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Nghệ An. Tên tuổi Hồ Xuân Hương gắn liền với nhiều bài thơ Nôm được truyền tụng (Thiếu nữ ngủ ngày, Vịnh cái giếng, Vịnh quạt, Vịnh hang Thánh Hoá, Mời trầu, Bánh trôi nước,...) và tập Lưu hương kí. Năm 2021, Hồ Xuân Hương được UNESCO ra nghị quyết vinh danh và kỉ niệm 250 năm ngày sinh của bà.
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có phong cách rất độc đáo: khác biệt so với thơ ca bác học đương thời, gần gũi với ngôn ngữ và tinh thần thơ ca dân gian, trong đó nổi bật là tính đa nghĩa độc đáo của ngôn ngữ và hình tượng thơ, sự đan cài giữa tiếng nói trữ tình sâu lắng và tiếng cười trào lộng sảng khoái thường thấy trong ca dao hài hước hoặc truyện tiếu lâm. Thơ Hồ Xuân Hương góp phần quan trọng vào việc hình thành, khẳng định những giá trị nhân văn đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX. Đó là thái độ phản kháng nam quyền và định kiến xã hội về nữ giới, cảm thông với thân phận người phụ nữ, tôn vinh vẻ đẹp hình thể, phẩm chất và bản lĩnh của họ. Đó còn là tinh thần đề cao tình yêu sự sống tự nhiên, tán đồng và cổ vũ những khát vọng táo bạo, chính đáng của con người.
- Chùm thơ Tự tình gồm ba bài, kết tinh nhiều nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Theo nhiều tài liệu, bài thơ trên đây được xem là bài số 2 trong chùm thơ đó.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.
2. Hai câu để miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?
3. Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?
4. Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.
5. Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?
6. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.
(1) Tài tử văn nhân: chỉ người có học thức, tài hoa, tao nhã (tài tử người đàn ông có tại, văn nhân người có học thức, có tài văn chương).
(2) Già tom: gia sọm đi, héo hơn, hom hem.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn