(Trang 117)
Nỗi đau là một phần của cuộc sống, chúng ta có thể
học cách sống với nó và hướng tới hạnh phúc.
Ca-ren Xan-man-xon (Karen Salmansohn)
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
• Cuộc sống có niềm vui, nỗi buồn, nụ cười, nước mắt,... Có những lúc, con người phải đối mặt với thử thách, rơi vào mâu thuẫn khó giải quyết, chịu đựng đau đớn và mất mát. Văn học, bằng cách thể hiện những tình thế gay gắt, những sự việc bi thảm... đã khơi dậy nỗi xúc động thắm thiết, đem đến những trải nghiệm căng thẳng và lo âu sâu sắc cho người đọc. Qua đó, văn học đồng thời hướng ta đến những tình cảm nhân văn cao cả, thôi thúc ta hành động tích cực, xứng đáng với hai chữ Con Người. • Các kịch bản thuộc thể loại bi kịch và truyện ngắn kết nối về chủ đề trong bài học này thể hiện những tình huống đau đớn của con người, giúp em nhận diện sự phong phú, phức tạp của cuộc sống. Niềm thương cảm và nỗi khiếp sợ sẽ gợi ra cho em những suy tư về khả năng loại bỏ những điều tương tự trong các quan hệ đời sống. |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
• Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
• Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.
• Nhận biết được đặc điểm của câu rút gọn, câu đặc biệt và hiểu được chức năng của các loại câu này để sử dụng một cách hiệu quả.
• Viết được bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
• Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
• Coi trọng những giá trị nhân văn cao đẹp; lựa chọn hành động và cách ứng xử phù hợp để có được hạnh phúc chân chính.
(Trang 118)
Đọc
TRI THỨC NGỮ VĂN
Bi kịch
• Bi kịch là một thể loại của kịch, thể hiện xung đột không thể giải quyết giữa khát vọng cao đẹp của con người với khả năng, tình thế thực hiện. Xung đột bi kịch nảy sinh do mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác, cái cao cả với cái thấp hèn, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản tiến bộ, giữa các mặt khác nhau của tính cách, giữa mong muốn chủ quan và điều kiện khách quan, giữa các giá trị khác nhau của đời sống,... Các xung đột này tạo nên bởi hành động có ý thức của nhân vật trong việc thực hiện cái tất yếu mà nó tự thấy trước là không tránh khỏi bị tai hoạ. Qua hành động, nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất của mình. Nhân vật bi kịch có sức mạnh lớn lao, phẩm chất cao cả, mang trong mình những lí tưởng, khát vọng đẹp đẽ,... nhưng phải đối mặt với số phận nghiệt ngã, những quyết định khó khăn, sự không thuận lợi của hoàn cảnh,... Lời thoại của nhân vật thường thể hiện sự căng thẳng, những giằng xé nội tâm, có tính hùng biện, triết lí, hoặc có tính chất mĩ lệ, trau chuốt,....
• Đề tài của bi kịch thường mượn từ lịch sử hay huyền thoại, đề cập những vấn đề lớn, có tính vĩnh cửu của cuộc sống con người. Cốt truyện của bi kịch biểu thị chuỗi hành động tuân theo quy tắc nhân quả, dẫn tới kết cục bi thảm của nhân vật chính. Kết thúc bi thảm của nhân vật có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người.
Câu rút gọn và câu đặc biệt
• Câu rút gọn là câu có thành phần câu (thường là thành phần chính) bị tỉnh lược. Việc tỉnh lược chủ yếu do phương châm tiết kiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ, nhất là khi nói (lược bỏ những thông tin đã biết hoặc bị coi là lặp, thừa), hoặc do dụng ý của người sử dụng (không muốn nêu rõ sự vật, sự việc nào đó trong câu).
• Câu đặc biệt là câu không được cấu tạo theo mô hình câu hai thành phần, thường dùng để gọi – đáp; nhấn mạnh cảm xúc; liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
VĂN BẢN ĐỌC VĂN BẢN 1. Rô-mê-ô (Romeo) và Giu-li-ét (Juliet) (trích), Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare) VĂN BẢN 2. Lơ Xít (Le Cid) (trích), Coóc-nây (Corneille) VĂN BẢN 3. Bí ẩn của làn nước, Bảo Ninh |
(Trang 119)
VĂN BẢN 1
TRƯỚC KHI ĐỌC Tình yêu là để tài phổ biến trong văn học, nghệ thuật. Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về một tác phẩm viết về đề tài này. ĐỌC VĂN BẢN Rô-mê-ô và Giu-li-ét ------------------- HỒI THỨ HAI VƯỜN NHÀ CA-PIU-LÉT
Rô-mê-ô ra Rô-mê-ô: – Kẻ chưa từng bị thương thì há sợ gì sẹo! Giu-li-ét xuất hiện trên cửa sổ ------------------------------------ (Trang 120) thẹn thùng; còn cặp mắt kia trên bầu trời sẽ rọi khắp khoảng không một lần ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang vì tưởng là đêm đã tàn. Kia nàng tì má lên tay! Ước gì ta là chiếc bao tay nhỉ, để được mơn trớn má đào! Giu-li-ét: – Ôi chao! Rô-mê-ô: – Kìa, nàng vừa lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Đêm nay trên đầu ta, nàng toả ánh hào quang như một sứ giả nhà trời có đôi cánh, đang cưỡi những áng mây lười nhẹ lướt trên không trung, khiến kẻ trần tục phải cổ ngước đôi mắt thịt mà chiêm ngưỡng. Giu-li-ét: – Ôi Rô-mê-ô, hỡi Rô-mê-ô! Sao chàng lại mang tên đó nhỉ? Chàng hãy từ bỏ thân phụ đi, từ bỏ tên họ đi; hoặc không thì chàng hãy thể là chàng yêu em đi, em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. Rô-mê-ô (nói một mình): – Ta cứ đứng nghe thêm nữa, hay nên lên tiếng nhỉ? Giu-li-ét: – Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nhưng nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng cũng vẫn là chàng. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Thế nào là họ Môn-ta-ghiu nhỉ? Cái tên đó đâu có phải là bàn tay, bàn chân, cánh tay, bộ mặt, một bộ phận nào đó của thân thể con người... Cái tên nào có nghĩa gì? Bông hồng kia, giả gọi bằng một tên khác, thì hương thơm cũng vẫn ngạt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng cũng vẫn vẹn mười... Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy từ bỏ tên họ đi. Rô-mê-ô: - Đúng là từ miệng nàng nói ra nhé! Chỉ cần được nàng gọi là người yêu là tôi xin tức thì nhận tên thánh mới; từ nay trở đi, tôi không muốn bao giờ là Rô-mê-ô nữa. Giu-li-ét: – Người là ai, mà nhờ đêm tối, chợt biết được điều tôi ấp ủ trong lòng vậy? Rô-mê-ô: – Tôi không biết xưng danh cùng nàng thế nào. Nàng tiên yêu quý của tôi ơi, tôi thù ghét cái tên của tôi, vì nó là kẻ thù của nàng. Nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xin xé nát nó ra. Giu-li-ét: – Tai nghe chưa trọn một trăm chữ từ miệng đó nói ra mà đã nhận ra tiếng ai rồi. Chẳng phải chàng Rô-mê-ô, họ nhà Môn-ta-ghiu đó ư? Rô-mê-ô: – Hỡi nàng tiên kiều diễm, nếu nàng chẳng ưa tên họ đó, thì tôi chẳng phải Rô-mê-ô mà cũng chẳng thuộc họ Môn-ta-ghiu.
(Trang 121)
Giu-li-ét: – Chàng làm thế nào mà tới được chốn này? Và chàng tới làm gì? Tưởng vườn này cao, vượt qua thật khó. Và chàng thử nghĩ lại xem mình là ai. Nếu bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây thì chàng khó lòng thoát chết. Rô-mê-ô: – Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được ái tình. Mà cái gì tình yêu dám làm là làm được. Người nhà nàng ngăn sao nổi tôi. Giu-li-ét: – Họ mà bắt gặp chàng thì họ giết chàng mất. Giu-li-ét: – Em cầu mong cho họ đừng bắt gặp chàng nơi đây. Rô-mê-ô: – Đã có áo choàng của nàng đêm che cho tôi khỏi bị họ trông thấy. Vả chăng, nếu chẳng được nàng đoái hoài thì thà cứ để họ bắt gặp. Thà để cho lòng căm thù của họ chấm dứt đời tôi còn hơn kéo dài kiếp sống mà thiếu tình nàng. Giu-li-ét: – Ai đưa lối cho chàng tới đây? Rô-mê-ô: – Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giả nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật. (Uy-li-am Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, in trong William Shakespeare -Những
|
SAU KHI ĐỌC
• Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà viết kịch kiệt xuất ở Anh thời đại Phục hưng. Sáng tác của ông thấm đẫm tình yêu và lòng tin đối với con người. Đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông là nội dung đa dạng, tư tưởng lớn lao, hình tượng sắc nét, ngôn ngữ điêu luyện. Ông được coi là "nhà pháp sư” của ngôn ngữ Anh. Sếch-xpia đã sáng tác gần 40 vở kịch thuộc nhiều thể loại, nổi bật nhất là bi kịch. Các vở bi kịch nổi tiếng của ông được cả thế giới biết đến: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét (Hamlet), Mắc-bét (Macbeth), Vua Lia (Lear), Ô-ten-lô (Othello),... • Rô-mê-ô và Giu-li-ét được viết vào khoảng năm 1594 – 1595, là vở kịch năm hồi viết bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên một câu chuyện có thật từng xảy ra ở I-ta-li-a thời trung cổ. Vở kịch được coi là bản tình ca say đắm nhất, ca ngợi tình yêu trong sáng, chân thành, thuỷ chung, dám vượt lên hận thù để giành lấy quyền tự do và hưởng hạnh phúc. |
(Trang 122)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Sự việc Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét diễn ra trong tình thế như thế nào?
2. Hãy nhận xét cách bày tỏ tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
3. Phân tích các hình thức thoại và chỉ ra vai trò của chúng trong việc thể hiện diễn biến tâm trạng của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
4. Đoạn trích cho thấy những xung đột gì trong toàn bộ vở kịch?
5. Từ phần tóm tắt nội dung vở kịch, hãy cho biết hành động thổ lộ tình yêu trong đêm ở vườn nhà Ca-piu-lét có liên hệ như thế nào với chuỗi hành động tiếp theo của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và kết cục của vở kịch.
6. Về vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét, có ý kiến cho rằng: “Cái chết của đôi trai tài gái sắc đem lại niềm tin và hi vọng, đó là cái chết gieo mầm sự sống”
7. Tìm một tác phẩm nghệ thuật hiện đại (văn học, hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh,...) lấy đề tài từ câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Nêu một điểm tương đồng giữa tác phẩm đó với vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Uy-li-am Sếch-xpia.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Dựa vào xung đột mà Sếch-xpia đề cập trong vở Rô-mê-ô và Giu-li-ét và thực tiễn cuộc sống, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 –9 câu) trình bày suy nghĩ của em về khát vọng tình yêu của con người.
Thực hành tiếng Việt
CÂU RÚT GỌN 1. Tìm câu rút gọn trong các lời thoại kịch sau và cho biết thành phần nào của câu bị tỉnh lược: Giu-li-ét: - Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nhưng nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng cũng vẫn là chàng. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Thế nào là họ Môn-ta-ghiu nhỉ? [...] Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy từ bỏ tên họ đi. Cái tên kia đâu có phải xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em.
| Nhận biết câu rút gọn • Câu rút gọn có thể là câu có chủ ngữ hoặc vị ngữ bị tỉnh lược. Ví dụ: (1) – Anh đang làm gì? – Đọc sách. (rút gọn chủ ngữ) (2) – Ai đã trồng những cây hoa này? – Mẹ tôi. (rút gọn vị ngữ) Ngoài ra, câu rút gọn cũng có thể là câu chỉ giữ lại thành phần cung cấp thông tin cần thiết, cốt lõi trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể như trạng ngữ, bổ ngữ |
--------------------------------------
Nhiều tác giả, Văn học phương Tây, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. tr.216
(Trang 123)
Rô-mê-ô: – Đúng là từ miệng nàng nói ra nhé! Chỉ cần được nàng gọi là người yêu là tôi xin tức thì nhận tên thánh mới; từ nay trở đi, tôi không muốn bao giờ là Rô-mê-ô nữa. (Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét) 2. Dựa vào ngữ cảnh, hãy chuyển các câu rút gọn tìm được ở bài tập 1 thành câu đầy đủ. So sánh câu rút gọn và câu đầy đủ để làm rõ tác dụng của việc dùng câu rút gọn trong ngữ cảnh đó. 3. Những câu văn in đậm sau rút gọn thành phần nào? Nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các ngữ cảnh. a. – Nhưng chiếc tàu chuyển động chứ? – Thưa ngài, không! Nó bập bềnh trên sóng, chứ chẳng chuyển động chút nào. (Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển) b. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) 4. Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: a. – Anh đã nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ bao giờ chưa? – Tổ chim sẽ bị chìm mất. (Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi) b. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) c. – Cậu làm trò gì thế? Sao lại ăn trộm hòn đá này? – Chúng ta không ăn trộm! – Hắn nhún vai. – Chúng ta chỉ mượn tạm thôi! Dùng xong sẽ mang trả lại! Tớ cũng tò mò muốn biết nơi nào được gọi là trung tâm của vũ trụ. (Hà Thuỷ Nguyên, Thiên Mã) | hoặc định ngữ, cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ đều bị tỉnh lược. Ví dụ: – Ông ấy đi công tác ở đâu? Chú ý: Câu rút gọn là câu có thể khôi phục thành phần bị tỉnh lược để thành câu đầy đủ. – Hôm nay con có đi học không? – Không. (câu nói không lễ phép) Trong một số ngữ cảnh, câu rút gọn có thể gây hiểu lầm. Ví dụ: Truyện cười dân gian Mất rồi kể một người có việc đi xa, dặn con ở nhà có ai hỏi thì bảo bố đi vắng. Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo có ai hỏi thì cứ đưa tờ giấy. Tối đến, sẵn có ngọn đèn, đứa con lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất. Hôm sau, có người khách lại chơi, hỏi: – Bố cháu có nhà không? Nó ngẩn ra, rồi sực nhớ, sờ vào túi. Không thấy giấy, liền nói: - Mất rồi! Câu “Mất rồi!” không trả lời trực tiếp câu hỏi của người hỏi mà hướng đến thông tin về tờ giấy. Câu đầy đủ phải là: “Tờ giấy bị mất rồi”. Dùng câu rút gọn chủ ngữ trong trường hợp này khiến người khách hiểu đối tượng mất là người bố.
|
(Trang 124)
d. Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.
(Nguyễn Tuân, Cô Tô)
Yêu cầu:
(1) Chỉ ra các câu rút gọn.
(2) Khôi phục các thành phần bị tỉnh lược để câu rút gọn thành câu đầy đủ.
(3) Nêu tác dụng của câu rút gọn trong mỗi trường hợp.
VĂN BẢN 2TRƯỚC KHI ĐỌCTrong mỗi con người đều có hai mặt cảm xúc và lí trí, đôi khi, hai mặt này có thể xung đột dữ dội. Hãy kể lại một trải nghiệm cá nhân khi em kiềm chế cảm xúc và dùng lí trí để quyết định hành động của mình. ĐỌC VĂN BẢN Lơ Xít-----------------
Đông Rô-đri-gơ: – Thôi! Kiện mà chi cho mất công nhiều, Giành lấy vinh dự bắt ta đừng sống nữa! Si-men: – En-vi-a! Ta ở đâu đây? Ta thấy gì? Thật, giả? Rô-đri-gơ tại nhà này! Rô-đi-gơ trước mắt ta sao! Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch! ------------------------------------------------ Tóm tắt vở kịch: Đông Rô-đri-gơ (Don Rodrigue), con trai Đông Đi-e-gơ (Don Diègue), yêu Si-men (Chimène), con gái Đông Goóc-ma-xờ (Don Gormas). Một cuộc cãi cọ diễn ra giữa hai ông bố dẫn đến việc Đông Goóc-ma-xờ tát Đông Đi-e-gơ. Để rửa nhục, Đông Đi-e-gơ yêu cầu con trai trả thù Đông Goóc-ma-xờ. Rô-đri-gơ đấu tranh tư tưởng, cuối cùng, ý thức về bổn phận và danh dự dòng họ đã khiến chàng quyết đấu kiếm với Đông Goóc-ma-xờ. Đông Goóc-ma-xờ bị Rô-đri-gơ đâm chết. Sau đó Rô-đri-gơ đến yêu cầu Si-men hãy giết chàng để trả thù cho cha. Si-men thừa nhận lòng dũng cảm của Rô-đri-gơ và tuyên bố cũng sẽ làm bổn phận của mình là đòi nhà vua xử tội kẻ giết người. Lúc đó, giặc Mỹ sắp sửa tấn công, Rô-đri-gơ được cử đi đánh giặc. Chàng đã chiến thắng trở về. Si-men tiếp tục đòi lấy đầu Rô-đri-gơ. Hiệp sĩ Đông Xăng-sơ (Don Sanche), vốn yêu Si-men, tình nguyện đấu kiếm với Rô-đri-gơ để trả thù cho Si-men. Đông Xăng-sơ thua, nhưng Rô-đri-gơ đã tha chết cho chàng. Thấy Đông Xăng-sơ trở về, tưởng Rô-đri-gơ đã bị giết, Si-men đã không giấu được cảm xúc, bộc lộ rõ tình yêu với Rô-đri-go và sự đau đớn của mình. Nhà vua tuyên bố danh dự của Si-men được bảo toàn và có thể chắp duyên lành với Rô-đri-gơ. (Trang 125)
Si-men: – Ôi đau đớn! Đông Rô-đri-gơ: – Hãy nghe ta! Si-men: – Em chết mất! Đông Rô-đri-gơ: – Một phút thôi! Si-men: – Chàng đi đi! Để em từ biệt cõi đời! Đông Rô-đri-gơ: – Chỉ xin em cho nói một câu thôi! Rồi sau đó trả lời bằng mũi kiếm! Si-men: – Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm! Đông Rô-đri-gơ: – Si-men em! Si-men: – Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia! Nó oán trách đời ai và tội ác nặng nề! Đông Rô-đri-gơ: – Ngược lại, nên nhìn nó để khích lệ lòng căm ghét, Nung nấu hận thù, cho ta được sớm về cõi chết. Si-men: – Nó đẫm máu em! Đông Rô-đri-gơ: – Hãy đâm ngập nó vào trong máu của ta, Và như vậy, màu máu em sẽ bị xoá nhoà. Si-men: – Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt. Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi! Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi! Đông Rô-ri-gơ: – Xin theo ý! Nhưng ta không bỏ điều mong muốn Bằng tay em kết liễu cuộc đời sầu muộn. Chớ mong chờ ở lòng âu yếm của ta Sự hối hận đê hèn về hành động đúng vừa qua! Cơn nóng nảy vội vàng khôn đường lấy lại Nhục cha ta, phủ lên đời ta vết nhơ tai hại. Biết không em? Với khách anh hào Một cái tát xúc phạm người sâu nặng biết bao! Nhục cả cho ta, ta đã tìm người gây nhục, Tìm thấy: ta trả thù danh dự, thù cha cùng một lúc. Và sẽ còn làm vậy nữa nếu như cần! Nói thực thà, đâu phải trong thâm tâm Ta chẳng có lúc vì em mà ngả nghiêng, rời rã, Thầm oán trách cha ta, và oán trách cả bản thân ta nữa! (Trang 126)
Đẩy, sức mạnh tình yêu: xúc phạm lớn dường này Mà ta vẫn phân vân nên rửa hận hay thôi! Trong cái thế: mất lòng em hoặc chịu điều sỉ nhục, Ta suy nghĩ hay chính tay ta đã quá vội vàng một lúc, Tự kết tội mình đã hành động quá thô. Nhan sắc em biết đâu đã thắng cả mối thù Nếu để chống lại vẻ hương trời sắc nước Ta quên rằng: mất danh dự thì yêu em không thể được! Rằng: dẫu tình ta trong tim em dào dạt chan hoà, Cao thượng, em yêu chiều, thì đê mạt, ghét sâu xa. Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó Là không xứng tình em và tiêu tan phẩm giá. Ta nói mãi, em ơi! Dẫu lòng chua xót khóc than, Đến nhắm mắt xuôi tay vẫn muốn nhắc em rằng: Ta đã lỗi cùng em nhưng buộc lòng ta phải làm thế ấy Để rửa vết nhơ và xứng tình em vậy. Giờ đây, danh dự, thù cha, vẹn cả đôi đường, Ta đến vì em đền đáp nỗi đau thương, Ta đến đây, dâng em máu hồng đổ xuống, Nghĩa trước trả đầy, tình nay giữ trọn. Ta biết mất cha thù kia em phải báo đền Ta chẳng muốn cướp của em lễ vật hi sinh. Hãy can đảm cắt ngang chớ ngại, Trả lại cha, thay máu đào đã chảy, Tính mạng của người đã tự hào làm đổ máu cha em! Si-men: – A, Rô-đri-gơ, tuy thù sâu nhưng nói thực nỗi niềm, Em không thể trách chàng đã tránh điều đê tiện, Dù cay đắng trăm ngàn, giày vò, đau đớn, Chẳng buộc tội chàng, chỉ khóc điều bất hạnh xót xa. Em biết: danh dự đòi hỏi gì sau điều sỉ nhục lớn kia. Ở một tâm hồn thanh cao, dạt dào sức sống.
(Trang 127) Hành động chàng, không ngoài nghĩa vụ con người cao thượng, Đã đồng thời nhắc em, làm nghĩa vụ của em. Tài oan nghiệt kia đã nhắc em bằng chiến thắng của mình Nó đã trả vẹn thù cha và giữ tròn danh dự. Em cũng thế: điều cân nhắc, băn khoăn, suy nghĩ Là giữ gìn danh dự, trả thù cha. Than ôi! Nghĩ tình chàng mà tuyệt vọng ngẩn ngơ Nếu phụ thân em chết vì điều bất hạnh khác. Em đã thấy nơi chàng niềm an ủi lòng duy nhất, Và giữa đau thương đổi cảm giác êm đềm Được ngón tay chàng lau nước mắt cho em. Chua xót bấy! Mất cha, lại phải mất chàng cùng một lúc! Vì danh dự, lửa lòng dành dập tắt! Nghĩa vụ khắt khe cay đắng trăm đường Buộc lòng mình, giết kẻ mình thương! Bởi rốt cuộc, dù âu yếm cũng chớ hòng mong ước Tình cảm yếu hèn ngăn cánh tay trừng phạt. Lòng thuỷ chung dẫu nồng thắm nâng niu, Cao thượng này phải đáp lòng cao thượng người yêu Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng, Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng.
(Coóc-nây, Lơ Xít, Hoàng Hữu Đản dịch, in trong Bi kịch cổ điển Pháp, |
(Trang 128)
SAU KHI ĐỌC
• Goóc-nây (1606 – 1684) là nhà viết kịch xuất sắc của nền • Lơ Xít được viết dựa trên một vở kịch về biến cố lịch sử có thật ở Tây Ban Nha thế kỉ XI: người anh hùng hiệp sĩ Rô-đri-gơ Đi-a-dờ (Rodrigue Diaz) chiến thắng giặc Mô gọi ông bằng danh hiệu “Xít”, nghĩa là “Ngài”, “Tôn ông” để thể hiện sự kính phục). Coóc-nây đã tập trung thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật giữa một bên là danh dự, bổn phận với dòng họ và một bên là tình yêu nam nữ. |
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Vì sao Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng?
2. Rô-đri-gơ đánh giá như thế nào về việc chàng giết cha của Si-men? Vì sao chàng không “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”?
3. Chỉ ra diễn biến tâm trạng của Si-men trong đoạn trích.
4. Phân tích sự giằng xé nội tâm của hai nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men. Từ đó, hãy chỉ ra xung đột chính của vở kịch được thể hiện trong đoạn trích.
5. Nêu suy nghĩ của em về câu thoại của Si-men: “Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng/ Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng”.
6. Hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện quan niệm về danh dự, nghĩa vụ của con người ở thế kỉ XVII. Theo em, cách giải quyết xung đột trong vở kịch có còn phù hợp với thời đại ngày nay không? Vì sao?
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết mà em thích trong đoạn trích vở kịch Lơ Xít.
(Trang 129)
VĂN BẢN 3 ĐỌC VĂN BẢN Bí ẩn của làn nước------------- Các dòng sông trôi đi như thời gian, và cũng như thời gian, trên mặt nước các triền sông biết bao nhiêu là chuyện đời đã diễn ra. Nhất là về đêm, trên làn nước của dòng sông quê hương tôi lấp lánh hằng hà những đốm sáng bí ẩn, có cả điều bí ẩn của đời tôi. Năm ấy, nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi. Dứt dậy nổ của bom và tiếng gầm ghê rợn của máy bay cường kích là chuỗi ầm ầm long lở của dòng sông phá bung đê tràn ngang vào đồng ruộng. Từ trên điểm canh tôi chạy lao về làng. Hồi chiều hay tin vợ ở nhà trở dạ nhưng tôi không thể rời vị trí hộ đê. Bây giờ trời đất sập rồi, trong tôi chỉ còn con tôi, vợ tôi. Tôi dốc toàn lực bình sinh vào đôi chân. Đằng sau, cơn đại hồng thuỷ đuổi bén gót. Nước đã ngập làng. Tôi về, kịp dìu vợ leo lên mái. Mái nhà tranh của vợ chồng tôi bị lôi đi trong đêm đen. Đến khi mái rạ sắp rã tan ra thì ơn trời nó vướng vào thân đa trước đình làng. Đã cả một đám đông bám trên các cảnh. Nhiều bàn tay chìa xuống giúp tôi đỡ vợ con trèo lên. Vợ tôi ôm khư khư đứa con mới sinh, nhất định không để tôi bế đỡ. – Con trai... con trai mà... con trai... Để yên em ẵm, anh vụng... Nhiều giờ trôi qua. Mưa tuôn, gió thổi. Mực nước không dâng cao hơn, nhưng chảy xiết hơn. Cây đa đầy người hơn. Tôi mỏi nhừ. Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây. Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt. Khoảng gần sáng, bỗng có tiếng quẫy nước ngay dưới cành đa của vợ chồng tôi. Một giọng nghẹn sặc với lên. – Cứu mẹ con tôi mấy... cứu mấy, người ơi... Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ vào chân tôi đang buông thõng. Tôi vội cuối xuống, đưa tay ra. Nhưng bàn tay của người đàn bà dưới nước truội đi, chìm nghỉm. Cành đa kêu rắc, chao mạnh. Vợ tôi ơi kêu một tiếng thảng thốt, và “ùm”, con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, sa xuống làn nước tối tăm. – Con tôi...! – Vợ tôi hét rú lên và lao ngay lập tức xuống nước hòng chun lấy con (Trang 130) Tôi phóng mình theo. Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh. Tôi vớ kịp thằng con, nhao vội lên, trao nó cho những bàn tay đang chià xuống, rồi lại lặn tiếp để cứu vợ. Nhiều người phi xuống theo để trợ sức tôi... Chị nựng nịu, và từ từ giở bọc chăn chiên đang ủ kín con tôi. Chị thay tã cho nó. Tôi nhìn, chết lặng. Từ bấy tới nay, thời gian trôi qua và triền nước trôi đi, tôi đã có tuổi và con gái tôi đã thành một thiếu nữ. Nó là đứa con của làn nước, mọi người đều nói thế bởi vì chuyện nó sa xuống dòng nước lụt rồi được cha nó cứu lên thì cả làng ai cũng biết. Nhưng điều bí mật kia thì không ai hay, kể cả con gái tôi cũng không thể biết. Chỉ có dòng sông biết. Có ngày nào mà tôi không ra đê ngắm làn nước trôi. Vợ tôi, con tôi và người đàn bà vô danh nhìn tôi từ đáy nước. Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi ấy là một niềm đau không thể nói nên lời. (Bảo Ninh, Những truyện ngắn, |
SAU KHI ĐỌC
Bảo Ninh sinh năm 1952, quê ở Quảng Bình. Ông vào bộ đội năm 1969 |
----------------------------------------
(Trang 131)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh sự kiện nào?
2. Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Với nội dung câu chuyện được kể, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
3. Điều gì đã khiến nhân vật “tôi” “chết lặng”? Phân tích vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
4. Theo em, vì sao nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình? Im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật không? Vì sao?
5. Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm. Em có thể đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa của nhan đề do em đề xuất.
Thực hành tiếng Việt
CÂU ĐẶC BIỆT 1. Trong các đoạn văn (a,b) và lời thoại kịch (c) dưới đây, những câu nào là câu đặc biệt? Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong từng trường hợp. a. Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói. Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm. Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu. (Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bê-tô) b. Bộp! Tôi bị giáng một cú vào đầu đau điếng trong khi đang cúi xem từng vết tích. Hắn! Và một cuốn sách! (Hà Thuỷ Nguyên, Thiên Mã) c. Si-men: – Ôi ! Mũi kiếm ! Mà máu cha em còn đậm! Đông Rô-đri-gơ: – Si-men em! Si-men: – Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia! Nó oán trách đời ai và tội ác nặng nề! (Coóc-nây, Lơ Xít) 2. Xác định câu đặc biệt trong các lời thoại kịch (a), đoạn văn (b, c) dưới đây và điền thông tin vào các ô trong bảng (kẻ bảng vào vở): (Trang 132)
a. Giu-li-ét: - Ôi chao! Rô-mê-ô: - Kìa, nàng vừa lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Đêm nay trên đầu ta, nàng toả ánh hào quang như một sứ giả nhà trời có đôi cánh, đang cưỡi những áng mây lười nhẹ lướt trên không trung, khiến kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt thịt mà chiêm ngưỡng. Giu-li-ét: - Ôi Rô-mê-ô,hỡi Rô-mê-ôn! Sao chàng lại mang tên đó nhỉ? Chàng hãy từ bỏ thân phụ đi, từ bỏ tên họ đi; hoặc không thì chàng hãy thề là chàng yêu em đi, em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa. (Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét) b. Sói Lam chưa kịp mừng vì em chạy thoát. Bất ngờ một gã to như gấu đứng sựng trước mặt nó, hai tay vung một thân cây đang bốc cháy. Choáng váng. Đầu Sói Lam như nổ tung. Và màn đêm. Nó ngã xuống, ngã xuống, cứ xoay tròn và rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa. (Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói) c. “Đêm!” – An-đéc-xen thầm nhủ. Lúc này, bóng đêm dễ chịu hơn ánh sáng ban ngày. (Pau-xtốp-xki, Xe đêm) 3. Tìm câu đặc biệt trong văn bản Bí ẩn của làn nước và chỉ ra tác dụng của chúng. 4. Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn sau, từ đó nêu sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn. – Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
| Nhận biết câu đặc biệt • Câu đặc biệt được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ. Trong những ngữ cảnh cụ thể, câu đặc biệt được sử dụng để nêu bật thông tin hoặc nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt. (Tô Hoài, Ghi lại) Các câu “Trước ga Hàng Cỏ.” và "Chặp tối." đều được cấu tạo bằng một cụm danh từ; câu trước dùng để chỉ nơi chốn diễn ra sự việc, câu sau dùng để chỉ thời gian diễn ra sự việc. Việc tách hai thông tin thành hai câu đặc biệt nhằm hướng sự chú ý của độc giả vào nơi chốn và thời gian diễn ra sự việc trước khi sự việc được miêu tả. (2) Và tôi vừa trở dậy bỗng nghe thấy tiếng chỉ Ki rộn vang từ ngoài ngõ và cao bổng tận trời xanh. Chó Ki! Cứ nghĩ rằng đang trong chiêm bao! Mà rành rành đây chính là hình khối chó Ki lông vàng mượt, bụng thon, chân dài, tai vểnh đang lao tới. Không! Còn hơn thế nữa! Chó Ki đang dẫn bố tôi về! (Ma Văn Kháng, Câu “Chó Ki!” cấu tạo bằng cụm danh từ, thông báo về sự xuất hiện của con vật. Câu "Không!” cấu tạo bằng từ chỉ sự phủ định. Câu “Còn hơn thế nữa!” cấu tạo bằng cụm từ, thể hiện thái (3) Mùa mưa năm nay như về sớm hơn. Mấy ngày mưa liên miền và nước sông lên rất nhanh. (Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi) Câu “Anh ơi!” cấu tạo bằng cụm từ, dùng để gọi – đáp.
|
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn