Nội Dung Chính
(Trang 39)
Nối riêng lớp lớp sóng dồi.
Nguyễn Du
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
|
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
|
(Trang 40)
Đọc
TRI THỨC NGỮ VĂN
Thơ song thất lục bát
- Song thất lục bát là thể thơ có nguồn gốc dân tộc, kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). Bài thơ song thất lục bát có thể được chia khổ hoặc không, số câu thơ trong mỗi khổ thơ cũng không cố định. Tương tự thể lục bát, song thất lục bát cũng có hiện tượng biến thể: có khi bài thơ mở đầu bằng cặp lục bát chứ không phải cặp song thất; có khi một số cặp lục bát liền nhau sau đó mới có cặp song thất; có khi số chữ của các câu thơ không theo quy định.
- Về vần, thơ song thất lục bát sử dụng cả vần lưng (yêu vận) và vần chân (cước vận). Vần lưng được gieo ở tiếng thứ tư (hoặc thứ sáu) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). Vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ.
- Về thanh điệu, thanh bằng (B) – trắc (T) của các tiếng ở một số vị trí trong câu thơ là cố định, cụ thể như sau:
Vị trí tiếng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Câu thất 1 | - | - | - | - | B | - | T | - |
Câu thất 2 | - | - | B | - | T | - | B | - |
Câu lục | - | B | - | T | - | B | - | - |
Câu bát | - | B | - | T | - | B | - | B |
- Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chắn sau (3/2/2 hay 3/4). Hai câu 6 và 8 ngắt nhịp theo thể lục bát. Một số câu thơ có thể đọc theo những cách ngắt nhịp khác nhau, mỗi cách ngắt nhịp tạo ra một nghĩa, giúp người đọc có được sự đa dạng trong cảm thụ.
Biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh, điệp vần
- Chơi chữ là biện pháp tu từ vận dụng các đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa của từ ngữ một cách khéo léo nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, thú vị cho người đọc (người nghe).
- Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu cùng loại (thanh bằng hoặc thanh trắc) để làm tăng tính nhạc, nâng cao hiệu quả diễn đạt cho câu thơ.
- Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng những âm tiết có vần giống nhau nhằm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính nhạc để biểu đạt cảm xúc của người viết (người nói), đồng thời gây ấn tượng thẩm mĩ cho người đọc (người nghe).
(Trang 41)
VĂN BẢN ĐỌC VĂN BẢN 1. Buổi tiễn đưa (trích Chinh phụ ngâm), nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?) VĂN BẢN 2. Tiếng đàn mưa, Bích Khê VĂN BẢN 3. Một thể thơ độc đáo của người Việt, Dương Lâm An |
VĂN BẢN 1
TRƯỚC KHI ĐỌC
- Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.
- Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?
ĐỌC VĂN BẢN
Buổi tiễn đưa(1)
Trích Chinh phụ ngâm(2), nguyên tác ĐẶNG TRẦN CÔN, bản dịch của ĐOÀN THỊ ĐIỂM (?)
Đường giong ruổi(3) lưng đeo cung tiễn(4),
Buổi tiễn đưa lòng bận(4) thê noa(5).
Bóng cờ tiếng trống xa xa,
Sầu lên ngọn ải(7) oán ra cửa phòng.
(1) Nhan đề do người biên soạn đặt, dựa theo nội dung đoạn trích và mấy từ đầu tiên trong câu thơ "Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa”.
(2) Chinh phụ: người phụ nữ có chồng ra trận. Ngâm: còn gọi là ngâm khúc, một thể loại thường dùng thể thơ song thất lục bát, viết về những nỗi niềm tâm sự, những xúc cảm sầu muộn, ai oán, xót thương. Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm của người phụ nữ có chồng ra trận) còn có nhan đề khác là Chinh phụ ngâm khúc, do Đặng Trần Côn sáng tác trong khoảng năm 1740 – 1742 bằng chữ Hán, giãi bày tâm sự của một người vợ có chồng ra trận, mong mỏi ngày chồng chiến thắng trở về, được nhà vua ban thường và cùng nàng sống hạnh phúc. Tác phẩm đã được nhiều dịch giả dịch ra thơ Nôm, trong đó bản dịch thành công nhất được cho là của Đoàn Thị Điểm. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bản dịch này của Phan Huy Ích (1750 – 1822).
(3) Giong ruổi (như rong ruổi): đi liên tục trên chặng đường dài nhằm một mục đích nhất định.
(4) Cung tiễn: cung và tên.
(5) Bận: vướng víu, bịn rịn khó dứt ra.
(6) Thê noa: vợ con
(7) Ải: chỗ qua lại hiểm trở nơi biên giới, ở đây chỉ nơi người chồng tới để làm nhiệm vụ của một chiến binh.
(Trang 42)
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt(1),
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền (2) mong tiến bệ rồng(3),
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời(4)
Chỉ làm trai dặm nghìn da ngựa(5),
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao(6).
Giã nhà(7) đeo bức chiến bào(8),
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.
Ngòi(10) đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dằng dặc buồn,
Bộ khôn(11) bằng ngựa thuỷ khôn bằng thuyền.
Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.
Nhủ(12) rồi nhủ lại cầm tay,
Bước đi một bước dây dây(13) lại dừng
(1) Dòng hào kiệt: dòng dõi tài giỏi, hiển hách.
(2) Thành liền: nhiều thành liên tiếp nhau, ý nói lập được công lớn, hạ nhiều thành trì của đối phương.
(3) Bệ rồng: nơi vua ngồi, ý chỉ nhà vua.
(4) Giặc trời: giặc mạnh, ngang ngạnh không sợ uy vua.
(5) Dặm nghìn da ngựa: lấy da ngựa bọc thây khi chết nơi chiến trường ngàn dặm; sách Hậu Hán thư chép lời của Mã Viện: “Đấng nam nhi nên chết ở chiến trường, lấy da ngựa bọc thây", ý nói là nam giới phải tung hoành ngang dọc, không ngại hiểm nguy, sẵn sàng đương đầu với cả cái chết.
(6) Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao: coi việc ném bỏ núi Thái Sơn (tên một ngọn núi thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) chỉ nhẹ như lông chim hằng; câu thơ lấy ý từ cầu trong bức thư Tư Mã Thiên (sử gia nổi tiếng Trung Quốc đầu thời Hán) viết cho một người bạn: “Ai cũng có một lần chết, có cái chết nặng hơn núi Thái Sơn, có cái chết nhẹ hơn lông chim hồng.”, ý nói sinh mệnh rất đáng trân quý, còn nặng hơn núi Thái Sơn, nhưng khi đã tìm được điều có ý nghĩa đủ để sẵn sàng dùng tính mạng đánh đổi thi cái chết ấy nhẹ hơn cả lông chim hồng.
(7) Giã nhà: từ biệt gia đình, rời xa gia đình.
(8) Chiến bào: loại áo dài mặc khi ra trận của chiến binh thời xưa.
(9) Thét roi cầu Vị: tiếng roi vun vút (thúc ngựa) ra lối cầu sông Vị; Đường Thái Tông (598 – 649) từng xuất quân qua cầu sông Vị đi đánh quân Đột Quyết; Lý Bạch (701 – 762) có câu thơ "Tuấn mã nhược phong phiêu, minh tiên xuất Vị kiều” (Ngựa giỏi đi nhanh như gió cuốn, thét roi ra lối cầu sông Vị) để tả vẻ kiêu hùng của người ra trận.
(10) Ngòi: lạch nước nhỏ.
(11) Khôn: khó, không thể.
(12) Nhủ: dặn dò, khuyên nhủ.
(13) Dây dây: vương vấn, quyền luyến.
(Trang 43)
Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San(2).
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo(3),
Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử(4),
Tới Man Khê bàn sự Phục Ba(5),
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống,
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.
Hà lương(6) chia rẽ đường này,
Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi.
Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu(7),
Kị(8) sau còn khuất nẻo Tràng Dương(9).
Quân đưa chàng ruổi(10) lên đường,
Liễu dương(11) biết thiếp đoạn trường(12) này chăng?
(1) Tựa: giống, giống như.
(2) Thiên San: dãy núi Hàng Ái ở miền trung Mông Cổ ngày nay; câu thơ ý nói tâm trí người chồng mong tìm cơ hội lập công danh hiển hách. (Tân Đường thư ghi lại câu chuyện: Năm 662, Tiết Nhân Quý được phải đi đành quân Hồi Hột. Quân Hồi Hột rất đông, Tiết Nhân Quý bắn ba mũi tên liền hạ được ba tên địch khiến chúng hoàng sợ mà vỡ trận. Từ đó Tiết Nhân Quý nổi tiếng với giai thoại "Tam tiễn định Thiên San" - bắn ba mũi tên bình định dây Thiên San.)
(3) Hang beo: hang của beo (một loài thú dữ), ý chỉ hang ổ của giặc, nơi giặc đóng quân.
(4) Sách Hán thư ghi lại sự kiện năm 77 trước Công nguyên, sứ thần Trung Quốc là Phó Giới Tử (? – 65 trước Công nguyên) giết chết vua nước Lâu Lan (một nước nhỏ nằm trên con đường tơ lụa ở Tây Vực) là An Quy (vì An Quy giết sứ giả nhà Hán).
(5) Man Khê, còn gọi là Ngũ Khê Man, là tên gọi chung các dân tộc thiểu số ở vùng thượng du sông Nguyên của Trung Quốc; sách Thông giám chép sự kiện năm 49, Mã Phục Ba (Mã Viện) đã hơn 60 tuổi vẫn đem quân đánh Man Khê, mắc bệnh chết trong thời gian chinh chiến.
(6) Hà: sông, lương, câu; hà lương: cầu bắc qua sông, chỉ nơi hai vợ chồng chia tay.
(7) Doanh Liễu: doanh trại Tế Liễu, nay thuộc khu vực tây nam thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc; theo Sử kí, năm 158 trước Công nguyên, Hán Văn Đế (202 - 157 trước Công nguyên) cử Chu Á Phu (? – 143 trước Công nguyên) đóng quân ở Tế Liễu chặn quân Hung Nô xâm phạm vào biên cương.
(8) Ki: kị binh, đội quân cưỡi ngựa.
(9) Tràng Dương: tên một cung điện gần thành Trường An (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), nơi vua Hán thường tổ chức các cuộc đi săn.
(10) Ruổi: rong ruổi.
(11) Liễu dương: cây dương liễu, thường biểu trưng cho sự chia li, bởi người xưa có tục bẻ cành dương liễu tặng nhau khi tiễn biệt, nhà thơ Trung Quốc Dương Cự Nguyên (755 - 8327) trong bài thơ Chiết dương liễu (Bẻ nhành dương liễu) cũng dùng hình ảnh cây dương liễu để khắc hoạ cảnh chia tay.
(12) Đoạn trường: đứt ruột, ý chỉ nỗi xót xa, đau đớn vô cùng. (Theo Sưu thần kí, tương truyền, có người bắt được một con vượn con trên núi mang về. Vượn mẹ đi theo đến tận nhà, kêu la thảm thiết, rơi xuống đất chết. Người ấy bèn nhặt xác vượn mẹ về mổ bụng ra, thì thấy ruột của nó đã đứt thành từng khúc.)
(Trang 44)
Tiếng địch(1) thổi nghe chừng đồng vọng(2),
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ.
Dấu(3) chàng theo lớp mây đưa,
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần(4) núi xanh.
Chốn Hàm Kinh(5) chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương(6) thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Những khúc ngâm chọn lọc, tập I,
Lương Văn Đang - Nguyễn Thạch Giang - Nguyễn Lộc giới thiệu, biên khảo, chú giải,
NXB Giáo dục, 1994, tr. 39-42)
SAU KHI ĐỌC
|
(1) Địch: sáo, ở đây, tiếng sáo thổi ý chỉ thời khắc lên đường ra trận: Lý Bạch trong bài thơ Tòng quân hành (Bài hành tòng quân) có viết: "Địch tấu Mai hoa khúc, đao khai mình nguyệt hoàn” (Sáo thổi khúc nhạc Hoa mai rụng, vòng chuôi cây dao trong tay sáng như vành trăng).
(2) Đồng vọng: cùng trông nhau, cùng ngóng về nhau; câu thơ ý nói hai vợ chồng cùng ngóng về nhau trong tiếng sáo thổi.
(3) Dấu: dấu tích, ý nói hình bóng.
(4) Ngần: vết ngăn, vết hàn in.
(5) Hàm Kinh: kinh đô Hàm Dương thời nhà Tần, nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nơi từng xảy ra nhiều trận chiến ác liệt.
(6) Tiêu Tương: nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. (Tương truyền, hai chị em Nga Hoàng và Nữ Anh cùng làm vợ vua Thuấn. Vua Thuấn đi giúp dân trừ hoạ lâu không về nên hai người vợ đi tìm. Hai người đi đến đất Tiêu Tương thì biết tin chồng đã mất, nên khóc đến chảy máu mắt. Máu dính lên thân trúc làm xuất hiện các đốm sắm màu, gọi là trúc Tiêu Tương.)
(7) Ngự sử đài chiếu khám: một chức quan văn nhỏ tại Ngự sử đài, cơ quan có nhiệm vụ giám sát và phản biện, nhầm can gián những việc được xem là không đúng hoặc chưa tốt của vua và quan lại.
(Trang 45)
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, quê ở tỉnh Hưng Yên. Nữ sĩ sáng tác văn thơ bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn lưu lại các tác phẩm như Truyền kì tân phả, Nữ trung tùng phận và một số bài thơ. Bản dịch Chinh phụ ngâm nổi tiếng hiện đang lưu hành được nhiều học giả khẳng định là của nữ sĩ.
|
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Buổi tiễn đưa.
2. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dằng dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa thuỷ khôn bằng thuyền.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng ở một số câu thơ trong đoạn trích.
4. Theo em, người chinh phu có thực sự muốn lên đường ra trận hay không? Những chi tiết nào cho biết điều đó?
5. Tiễn chồng ra trận, người chinh phụ mong muốn điều gì? Theo em, vì sao "đưa chàng lòng dằng dặc buồn" nhưng người chinh phụ vẫn để chồng lên đường ra trận?
6. Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.
7. Cảm xúc của người chinh phu và người chinh phụ trong buổi tiễn đưa giúp em hiểu gì về giá trị của cuộc sống?
8. Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phu khi chia tay vợ để ra trận.
(1) Có dị bản gồm 412 câu thơ song thất lục bát.
(Trang 46)
Thực hành tiếng Việt
BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp dưới đây: a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. (Tục ngữ) b. Nấu đậu phụ cho cha ăn (Câu đối) c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt (Nguyễn Huy Lượng) d. Bánh cả thúng sao lại gọi là bánh ít? (Ca dao) e. Thấy nếp thì lại thèm xôi (Ca dao) g. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa. (Vế đối cổ) h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai (Ca dao) i. Con cá đối bỏ trong cối đá; (Ca dao)
| Một số cách chơi chữ thường gặp
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già (Ca dao) Tác giả dân gian sử dụng yếu tố non (nghĩa là núi) đồng âm với yếu tố non (nghĩa là mới mọc, mới sinh, ít tuổi, trái nghĩa với già) để tạo tính chất hài hước, dí dỏm cho câu ca dao.
Sánh với Na-va “ranh tướng" Pháp (Tú Mỡ) Câu thơ không dùng từ danh tướng (viên tướng có tài năng nức tiếng) mà trại âm thành "ranh tưởng" (ranh: ma mãnh; bé, nhỏ, oắt con) để chế giễu tên tướng giặc một cách sâu cay.
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ. (Tú Mỡ) Nhà thơ dùng cách điệp âm "m", diễn tả vẻ mịt mờ của không gian đầy mưa, đồng thời tạo ấn tượng thú vị, đặc sắc cho câu thơ.
Cô công nói với cậu rùa, (Ca dao) Trong bài ca dao trên, từ chỉ tên loài vật ở câu lục đọc lái âm (phụ âm đầu của tiếng này ghép với phần vần của tiếng kia) thành tên loài vật khác ở câu bát (công - rùa/ cua - rồng), tạo cảm nhận thú vị, bất ngờ.
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai, (Phạm Hổ, Quả sầu riêng) |
(1) Nức: cạp miệng, vành của đồ đan bằng tre nứa.
(Trang 47)
k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp; (Ca dao) 2. Nêu một trường hợp (trong giao tiếp hằng ngày hoặc trong tác phaamt văn học) có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Biện pháp tu từ chơi chữ được sử dụng trong trường hợp đó có tác dụng gì? | Sầu riêng là tên một loại trái cây, cũng đồng âm với từ ngữ trái nghĩa với vui chung, tạo nên ý thơ bất ngờ, thú vị.
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! (Hồ Xuân Hương, Khóc Tổng Cóc) Bài thơ sử dụng một loạt từ là tên những con vật lưỡng cư như chàng (chấu chàng), cóc, bén (nhái bén), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc), từ đó tạo ra sự hài hước, dí dỏm. Những cách chơi chữ này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau làm phong phú thêm cho tư duy, đồng thời tạo sự ý vị, hấp dẫn cho lời nói |
VĂN BẢN 2
TRƯỚC KHI ĐỌC
Hãy chia sẻ cảm nhận về một âm thanh hoặc bản nhạc từng khiến em xúc động.
ĐỌC VĂN BẢN
Tiếng đàn mưa
BÍCH KHÊ
Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng.
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan(1);
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn,
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.
Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống,
Cùng nước non mưa rụng hoa xuân.
Mưa rơi ngoài nội (2) trên ngàn,
Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.
(1) Thềm lan: thềm hoa lan, thềm nhà, văn chương).
(2) Nội: cánh đồng.
(Trang 48)
Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống.
Bóng dương tà(1)... rụng bóng tà dương(2);
Hoa xuân rơi với bóng dương.
Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.
Rơi hoa hết mưa còn rả rích,
Càng mưa rơi càng tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.
(Thơ Bích Khê, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2006, tr. 137 - 138)
SAU KHI ĐỌC
|
TRẢ LỜI CÂU HỎI
- Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa.
- Bố cục của bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.
- Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng với tần suất cao những từ ngữ ấy.
- Nêu đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ hoạ cùng mưa trong bài thơ. Tác giả muốn khắc hoạ tâm trạng gì qua những sự vật, hiện tượng ấy?
- Chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối.
- Em có ấn tượng nhất với điều gì ở bài thơ? Vì sao?
(1).(2) Bóng dương tà, bòng tà dương: bóng mặt trời lúc sắp lặn hẳn.
(Trang 49)
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoản 7-9 câu) phân tích cảm xúc của nhân vật "khách tha hương" trong bài thơ Tiếng đàn mưa.
Thực hành tiếng Việt
BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP THANH VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP VẦN 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây: a. Lầu mưa xuống, thêm lan mưa xuống, Cùng nước non mưa rụng hoa xuân. (Bích Khê, Tiếng đàn mưa) b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng (Bích Khê, Tì bà) c. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẩm (Quang Dũng, Tây Tiến) 2 Trong bài thơ Tiếng đàn mưa, biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ. | Nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần
Ô! Đêm nay trời trong như gương (Hàn Mặc Tử, Tiêu sầu) Điệp thanh cũng có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lập lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết. Ví dụ: câu thơ Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống (Bích Khê, Tiếng đàn mưa) có hai nhóm âm tiết giống nhau về thứ tự các thanh điệu bằng - bằng – trắc (đầm mưa xuống/ đổi mưa xuống). Biện pháp tu từ điệp thanh kết hợp với cách ngắt nhịp tạo nên tính nhạc (nhịp dồn dập) cho câu thơ, đồng thời giúp người đọc cảm nhận những giọt mưa đang rơi mau ở khắp chốn.
Năm gian nhà có thấp le te |
(Trang 50)
3. Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong đoạn thơ dưới đây: Rơi hoa hết mưa còn rả rích, (Bích Khê, Tiếng đàn mưa) | Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt (Nguyễn Khuyến, Thu ẩm) Điệp vần còn có thể xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần, tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt trong thơ. Ví dụ, câu thơ sau điệp vẫn "ang" tạo âm hưởng mênh mang, rộng mở: Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân) |
VĂN BẢN 3
ĐỌC VĂN BẢN
Một thể thơ độc đáo của người Việt
DƯƠNG LÂM AN
Thể thơ song thất lục bát là một sáng tạo văn học độc đáo của người Việt.
Những tác phẩm đầu tiên sáng tác bằng thể song thất lục bát là Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa (chưa rõ tác giả, có thể được sáng tác trong thế kỉ XV) và Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn (Bài văn làm hộ tám giáp(1) thưởng cho cô đào(2) được giải, do Lê Đức Mao(3) sáng tác trước khi đỗ Tiến sĩ năm 1505). Một điều thú vị là tác phẩm Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn cũng là một trong những trước tác văn học viết đầu tiên có những đoạn viết bằng thể thơ lục bát. Hiện chưa đủ căn cứ để xác định chính xác thời điểm ra đời của các tác phẩm đầu tiên viết bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát. Dẫu vậy, có thể khẳng định rằng hai thể thơ này đều được người Việt sáng tạo trong thời gian khoảng thế kỉ XV – XVI, xuất hiện trước sau không lâu.
Thể thơ song thất lục bát và thể thơ lục bát tương đồng ở quy luật dùng thanh điệu và cách gieo vần ở cặp câu lục bát. Không xét đến các trường hợp lục bát biến thể,
(1) Giáp: đơn vị cư dân thời xưa, dưới cấp thôn
(2) Cô đào: người nữ làm nghề hát ca trù.
(3) Lê Đức Mao (1452 - 1529) sinh tại tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), nổi tiếng về tài văn chương.
(Trang 51)
về cơ bản, thanh điệu được cố định ở câu lục (các vị trí tiếng thứ 2, 4 và 6) là bằng - trắc – bằng, còn thanh điệu ở câu bát (các vị trí tiếng thứ 2, 4, 6 và 8) là bằng – trắc - bằng – bằng; vần chân được gieo ở cả hai câu, còn vần lưng được gieo ở tiếng thứ 6 (có khi ở tiếng thứ 4) của câu bát. Sự khác biệt giữa hai thể thơ này căn bản nằm ở cặp câu song thất. Về thanh điệu, cặp câu song thất chú trọng quy chuẩn thanh điệu của các tiếng ở vị trí lẻ trong câu thơ (tiếng thứ 5 và 7 ở câu thất thứ nhất lần lượt là bằng – trắc; tiếng thứ 3, 5 và 7 ở câu thất thứ hai lần lượt là bằng – trắc – bằng). Về vần, mỗi câu thất đều có cả vần chân và vần lưng. Do vậy mà cứ 28 chữ (tiếng), tương đương với một nhóm bốn câu thơ, thì thể song thất lục bát có bảy tiếng gieo vần, trong khi thơ lục bát chỉ có sáu. Chẳng hạn, tác phẩm Chinh phụ ngâm (bản diễn Nôm(1)) mở đầu bằng những câu thơ sau:
Thủa trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Nào ai gây dựng cho nên nỗi này?
Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh(2)...
Những câu thơ dài và ngắn đan xen, cùng mật độ vẫn lớn (trung bình mỗi bốn tiếng có một vần) không một thể thơ nào ra đời trước đó có thể sánh bằng, khiến những câu thơ song thất lục bát luôn phối hợp hài hoà với nhau, tạo nên âm hưởng du dương, giàu nhạc tính.
Giàu nhạc tính là một điểm mạnh được thơ song thất lục bát phát huy ở một thể loại trữ tình trong văn học Việt Nam: ngâm khúc. Những khúc ngâm như bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm được cho là của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân (1770 – 1799), Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ (sống khoảng thế kỉ XIX), bản diễn Nôm Tì bà hành của Phan Huy Thực (1778 – 1844), bản diễn Nôm Chức cẩm hồi văn của Ngô Thế Vinh (1802 - 1856), Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh Nhật Thận (1815 – 1866)... đã khẳng định một giai đoạn cực thịnh của ngâm khúc cũng như thể song thất lục bát trong khoảng thế kỉ XVIII - XIX. Mặc dù ngâm khúc trong văn học Việt Nam được sáng tác bằng nhiều thể thơ khác nhau, nhưng thể thơ song thất lục bát vẫn tạo cho ngâm khúc một
(1) Diễn Nôm: dịch một văn bản chữ Hán ra chữ Nôm.
(2) Chữ in đậm là chữ nằm ở vị trí phải đảm bảo đúng luật bằng - trắc; chữ in đậm, nghiêng là chữ nằm ở vị trí gieo vần trong câu thơ.
(Trang 52)
dấu ấn riêng, biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc trữ tình bi thương, kết tinh những giá trị nhân văn và hiện thực sâu sắc. Chẳng hạn, những câu thơ cuối tác phẩm Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân khiến người đọc xúc cảm, suy ngẫm về số phận của một con người cũng như những biến thiên của thời cuộc:
Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy,
Tiệc vui mừng còn thấy chi đâu!
Phút giây bãi bể nương dâu,
Cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?
Chữ tình nghĩa trời cao, đất rộng,
Nỗi đoạn trường còn sống, còn đau.
Mấy lời tâm sự trước sau,
Đôi vầng nhật nguyệt trên đầu chứng cho.
Ngoài ngâm khúc, song thất lục bát còn được dùng trong nhiều thể loại văn học khác (ca trù, văn tế, thơ,...), với những tác phẩm nổi tiếng như Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn của Lê Đức Mao, Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải (sống khoảng thế kỉ XVI), Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du (1765 - 1820), Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), bản dịch Hải ngoại huyết thư(1) của Lê Đại (1875 – 1952),... Dù ở thể loại nào, thơ song thất lục bát vẫn luôn thể hiện được khả năng truyền cảm mạnh mẽ mà sâu lắng. Để bày tỏ nỗi xót xa khi hay tin người bạn thân thiết không còn nữa, Nguyễn Khuyến đã viết những câu thơ song thất lục bát thật thấm thía trong bài thơ Khóc Dương Khuê:
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
Đầu thế kỉ XX, các nhà thơ danh tiếng như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Á Nam Trần Tuấn Khải,... có nhiều sáng tác theo thể song thất lục bát. Một số nhà thơ hiện đại như Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Bích Khê, Hồ Dzếnh, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu,... vẫn tiếp tục sử dụng song thất lục bát khi sáng tác, bởi vẻ đẹp, sức truyền cảm đặc biệt của thể thơ này. Tất nhiên, thay cho tâm trạng buồn thương thường trực trong quá khứ, những tác phẩm hiện đại viết theo thể song thất lục bát đã mang hơi thở của thời đại mới, truyền tải những tâm trạng, xúc cảm mới mẻ. Như với tác phẩm Ba mươi năm đời ta có Đảng, Tố Hữu đã mang một sức sống tươi trẻ của nước Việt Nam mới gửi gắm vào trong những câu thơ song thất lục bát:
(1) Nguyên tác chữ Hán của Phan Bội Châu.
(Trang 53)
Màu áo mới nâu non nắng chói
Mái trường tươi roi rói ngói son
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài...
Ngày nay, thể thơ cổ điển này không còn thịnh hành, nhưng với mỗi người Việt Nam, những câu thơ song thất lục bát vẫn luôn đem lại ấn tượng về những tình cảm thân thương. Đó thực sự là một thể thơ đặc sắc mà người Việt đã sáng tạo nên để có thể gửi gắm vào trong đó tâm hồn sâu lắng của mình.
(Theo Dương Lâm An, Một thể thơ độc đáo của người Việt, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tháng 9/2023)
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
- Theo thông tin trong văn bản, thơ song thất lục bát ra đời khi nào?
- Đặc điểm hình thức nào giúp thơ song thất lục bát giàu nhạc tính?
- Văn bản để cập những điểm tương đồng và khác biệt nào giữa thơ song thất lục bát và thơ lục bát?
- Theo văn bản, vì sao thể thơ song thất lục bát vẫn được sử dụng để sáng tác trong thời kì hiện đai?
- Trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả đối với thể thơ song thất lục bát: "Đó thực sự là một thể thơ đặc sắc mà người Việt đã sáng tạo nên để có thể gửi gắm vào trong đó tâm hồn sâu lắng của mình".
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn