Bài 4: Củng cố, mở rộng, thực hành đọc | Ngữ Văn 9 - Tập 1 | Bài 1: Thế giới kì ảo - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 4: Củng cố, mở rộng, thực hành đọc


(Trang 34)

Củng cố, mở rộng

1. Kẻ vào vở bảng hệ thống hoá kiến thức về hai văn bản đọc (Chuyện người con gái Nam XươngDế chọi) gồm các mục: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, yếu tố kì ảo, chủ đề và điền thông tin phù hợp với những mục đó.

(Trang 35)

2. Nêu vai trò của yếu tố kì ảo, chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực trong các văn bản đã đọc ở bài 1.

3. Qua hai truyện Chuyện người con gái Nam XươngDế chọi, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện truyền kì.

4. Tìm đọc thêm 3 – 4 truyện truyền kì hoặc truyện hiện đại có yếu tố kì ảo, ghi chép các thông tin cơ bản về cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, đặc điểm yếu tố kì ảo, chủ đề và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của từng truyện.

Thực hành đọc

Khi đọc văn bản dưới đây, em cần chú ý những vấn đề sau:

  • Những đặc điểm của cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, lời người kể chuyện và lời nhân vật của một truyện truyền kì.
  • Những tình huống truyện li kì kết hợp với các chi tiết đậm chất hoang đường tạo nên sự tiến hóa bất ngờ, hấp dẫn của truyện.

Ngọc nữ về tay chân chủ(1)

(Ngọc nữ quy chân chủ)

KHUYẾT DANH

Khi đã luống tuổi, Ngọc Hoàng Thượng Để sinh một người con gái, mặt hoa da tuyết, thợ giỏi khó vẽ hết tinh thần; nét hoạ cung đàn, tài giỏi không chỉ riêng nghề mọn. Nếu là một gã râu mày(2), thì quyết đứng hàng đầu khoa giáp(3). Tuổi vừa đôi tám(4), tên gọi là Ngọc Tỷ. Ngọc Hoàng mở một lầu kén rể, biển để là “Đối phương lâu(5)”. Cho tất cả tự do đến ứng tuyển.

Sơn thần(6) nghe tin, bụng bảo dạ rằng:

– Núi là cao, hơn hết mọi nơi. Phượng lâu trúng tuyển, không ta thì ai? Ta mà lấy được Ngọc Tỷ thì sẽ coi như một vị bồ tát (7), ngày ngày đặt ngồi ngoài toà sen, cầu khẩn, ngắm chơi. Ở nhà, ta là chúa của điểu thú (8); ra ngoài, ta là phò mã của Ngọc Hoàng, tôn quý biết dường nào!

Rồi cưỡi xe hươu trắng đi thẳng lên cửa nhà trời.

(1) Chân chủ: người chủ chân chính, xứng đáng. Ngọc nữ về tay chân chủ là truyện truyền kì được rút ra từ tập Thánh Tông di thảo – tập sách được viết bằng chữ Hán, gồm 19 tác phẩm, có cả truyền kì, ngụ ngôn và tạp kí. Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa thống nhất ý kiến về tác giả, thời điểm sáng tác của tập Thánh Tông di thảo.
(2) Gã râu mày: nam giới.
(3) Khoa giáp: người đỗ đạt trong các kì thi thời phong kiến.
(4) Tuổi vừa đôi tám: khoảng 16 tuổi.
(5) Đối phượng lâu: lầu kén rễ; quan niệm xưa xem trai gái kết đôi như chim phượng (con trống) và chim hoàng (con mái) quấn quýt bên nhau, theo đó, cầu hôn (hỏi vợ) được gọi một cách văn chương là cầu hoàng, còn kén rễ thì được gọi là đối phượng.
(6) Sơn thần: thần cai quản mọi thứ, mọi loài trên núi (theo quan niệm của người xưa).
(7) Bồ tát: người tu hành đắc đạo, đức độ cao, giàu lòng thương người (theo quan niệm của đạo Phật).
(8) Điều thứ chim chóc, muỗng thú.

(Trang 36)

Thuỷ thần nghe tin, cũng họp các loài thuỷ tộc bàn rằng:

– Nước chảy chỗ trũng, việc thường xưa nay. Bình phong bắn sẽ (2) không ta thì còn ai. Nếu ta lấy được Ngọc Tỷ, sẽ làm một cung bằng ngọc châu giữa bể, đêm cho nằm trong màn giao cẩm(3), mà ngắm nghía, mà chăm sóc. Dưới nước thì các loài thuỷ tộc là thần thiếp của ta, trên trời ta lại làm chủ nhân của Đế nữ, hiển vinh biết nhường nào!

Rồi cưỡi ngựa vẫy vùng, rẽ nước bay lên.

Hai thần gặp nhau ở ngoài ngọc môn (5), song song tiến vào. Một người cao mà đen, một người thấp mà trắng, cùng lạy trước sân rồng rồi song song cùng đứng.

Thượng Đế sai thị vệ truyền rằng:

– Hai vị ở đâu? Họ tên là gì? Đến đây có việc chi? Phải nói cho minh bạch.

Hai thần tiến lên xưng họ tên, rồi nói tiếp:

– Nghe nói bệ hạ mở lầu “Đãi phượng”. Hai tiểu thần đây tuy không có sắc đẹp chín vẻ, tiếng khen bảy đức(5), nhưng thủ đoạn cao cường, không kém gì điểm thái bình ấy. Chỉ hiềm(8) chưa hiểu nguyện ước ba sinh(9) ra sao, ý định của bệ hạ thế nào mà thôi.

Ngọc Hoàng giả bộ tươi cười rằng:

Trẫm ngự trị văn phương(10), hiện có một gái. Nếu kén được một người tài thuật tương ứng, trẫm sẽ gả ngay cho. Hai người có phép thần diệu gì, đều phải trổ tài cho trẫm xem.

Sơn thần nghe xong, tức thì xua tay lên quãng không, chỉ vào cung khuyết(11) ở trước mặt Ngọc Hoàng, lập tức biến thành gò núi. Có ngọn lờ mờ như Bích Phong, có chỗ rõ ràng như Quần Ngọc, có chim đẹp bay đậu, có thủ lạ lại qua. Không phải nhích đi một bước mà cảnh tượng đã khác ngàn vạn lần. Một lát, quỷ khốc thần sầu(12), núi reo hang ứng, có hổ gầm gấu rống, có thứ rắn mồm nuốt được con voi, có thứ chim cánh giương như mây phủ. Những người hầu chung quanh, tai nghe mà tựa hồ không muốn nghe, mắt trông mà tựa hồ không dám trông.

Ngọc Hoàng gật đầu rằng:

– Tài giỏi!

Sơn thần lại cất tay xua một cái: cung khuyết lại y nguyên như cũ.

(1) Thuỷ thần: thần cai quản mọi thứ, mọi loài dưới nước (theo quan niệm của người xưa).

(2) Bình phong bắn sẻ: theo Đường thư, Đậu Nghị muốn kén rễ, vẽ một con chim sẻ vào bình phong, khẩn ngầm rằng ai bắn trúng cả hai mắt sẻ thì được Đậu Nghị gả con gái chơ; Lý Uyên (sau là Đường Cao Tổ) bắn trúng cả hai mắt sẻ, lấy được con gái Đậu Nghị, do đó người ta gọi việc hỏi vợ là "bắn sẻ bình phong".

(3) Giao cẩm: một thứ lụa đẹp như gấm, người xưa truyền rằng do người Giao (ở dưới nước) dệt ra.

(4) Ngọc môn: cửa ngọc, ở đây chỉ cửa của lầu kén rể mà Ngọc Hoàng cho dựng lên.

(5) Chín vẻ, bảy đức: những đặc điểm tốt đẹp của chim phượng (hình ảnh tượng trưng cho người con trai đến cầu hôn).

(6) Thủ đoạn: phương pháp, biện pháp được áp dụng để đạt một mục đích nhất định (nghĩa trong văn bản).

(7) Điểm thái bình: dấu hiệu chim phượng xuất hiện; ý cả cầu muốn nói: tuy không có đủ những đặc điểm tốt đẹp của chim phượng, nhưng tài giỏi không kém gì phượng, xứng đáng được vào lầu “đãi phượng”.

(8) Hiềm: ngại, e ngại.

(9) Nguyện ước ba sinh: ba sinh là ba kiếp gồm quả khứ, hiện tại, tương lai (theo quan niệm của đạo Phật); nguyện ước ba sinh là lời thề nguyền gắn bó với nhau ba kiếp của lứa đôi nam nữ.
(10) Văn phương: nơi tốt đẹp.
(11) Cung khuyết: nhà lầu hai bên của hoàng cung, nơi vua ở.
(12) Quỷ khốc thần sầu (như quỷ khốc thần kinh): quỷ thần cũng phải khóc, phải sợ.

(Trang 37)

Thuỷ thần cũng thè lưỡi thư phù(1). Bỗng, vạn ngõ ngàn cửa biến thành biển. Nước bạc vỗ trời, sóng to xoáy đất. Sóng dâng một lớp, núi chìm ngập đỉnh ngàn tầm; côn(2)  nhảy ba ngàn, nước dựng như trăm cây thước. Hoặc phun lửa như cá cờ, hoặc vuốt râu thành cơn mưa. Một lát, cá rồng vắng vẻ, buồm gấm hoa bay liệng cung trăng; mây sắc bao che, cung Bồng Lai lờ mờ mặt nước. Rồi tiếng bát âm nhộn nhịp, rồi giọng ca nữ véo von. Tai nghe phương nào cũng có tiếng hay, mắt nhìn vật gì cũng có sắc đẹp. Trong khoảnh khắc mà biển huyễn thành muôn hình trạng.

Ngọc Hoàng cũng gật đầu nói:

– Tài giỏi!

Thuỷ thần lại lè lưỡi thư phù; cửa ngõ y nguyên như cũ.

Ngọc Hoàng lấy làm vui lòng, sắc(4) cho hai thần ngồi chiếu bên tả (5), ban trà cho uống.

Hai thần đang có vẻ đắc ý, chợt thấy ngoài cửa lại có một người tiến vào. Người ấy dáng rồng bước hổ, mắt Thuấn mày Nghiêu(6), có vẻ tĩnh trọng như núi, có lượng bao hàm như biển, và đứng sừng sững ở trước sân.

Thị vệ quát to rằng:

– Đây là chốn tôn nghiêm. Hạng người nào? Hạng người nào? Tại sao không sụp lạy? Người ấy chắp tay thưa rằng:

– Phượng lâu ứng tuyển, nào phải là nghi lễ chốn triều đình? Mắt sẽ chưa xuyên(7), đâu dám vội làm lễ chào ông nhạc(8)? Xin Ngọc Hoàng hãy khoan thử cho.

Ngọc Hoàng nghe nói lấy làm lạ, cho ngồi chiếu bên hữu(9), khoan thai bảo rằng:

– Hai vị ở chiếu bên tả đều là người ứng tuyển vào lầu phượng. Giang sơn đã hẹp, nghệ thuật(10) lại cao, thực là người thứ nhất trong thiên hạ. Khách quý giường đông(11) người ấy thì còn ai? Ngươi có tài năng gì, mà dám đến tranh với người ta? Trẫm rất buồn cười nhà ngươi là con người bất trí”(12).

Người ấy ung dung đứng lên nói:

– Bệ hạ nhầm rồi. Quỷ thần ở núi sông chỉ là một vật ở nơi đó thôi. Múa trí khoe tài, sao đáng đếm xỉa trong vòng trời đất? Sao không xem: ngôi cao vòi vọi mà những người

(1) Thư phù: hoạt động của thầy phù thuỷ (theo nghi lễ mẽ tín xưa), dùng cây hương đang cháy vẽ (thư) lên không. tạo thành bùa (phù) để trấn yểm ma quỷ; ở đây dùng với nghĩa khái quát, chỉ sự làm phép.
(2) Côn: một loại cá to ở biển, theo truyền thuyết có thể hoá thành chim bằng.
(3) Tiếng bát âm: tiếng của dàn nhạc cổ truyền có sử dụng tám loại nhạc khí khác nhau để tạo thành những âm thanh cơ bản (theo quan niệm xưa).
(4) Sắc: lệnh.
(5) Bên tả: bên trái.
(6) Dáng rồng bước hổ: chỉ sự mạnh mẽ về thể chất; mắt Thuấn mày Nghiêu: chỉ sự thông tuệ, sáng suốt; cả hai về của thành ngữ này ý nói người có tướng mạo của bậc thiên tử.
(7) Mặt sẻ chưa xuyên: xem chú thích “bình phong bắn sẻ".
(8) Ông nhạc: bố vợ
(9) Bên hữu: bên phải.
(10) Nghệ thuật: ý nói phép thuật.
(11) Khách quý giường đồng: thời Tống (Trung Quốc), Hy Giản có con gái, muốn kén rể, cho người đến xem các con cháu của Vương Đạo, thấy người nào cũng giữ lễ, duy có Vương Hy Chi cứ ngồi phệ bụng ở giường bên đông, coi như không biết chuyện gì, Hy Giản liền gả con gái cho Hy Chi; do đó, người ta thường dùng "giường đông" để chỉ con rể.
(12) Bất trí: không có trí tuệ, thiếu suy nghĩ.

(Trang 38)

chiêm ngưỡng chỉ sợ đi sau; lượng biển bao la, mà những kẻ lại chầu tranh nhau đến trước. Tài trí trong thiên hạ, đều là tài trí của một người. Núi đúc khí thiêng, mong được tận trung mọi việc; sông theo dòng lớn, đâu không hiếu thuận một niềm. Thảng hoặc có thỏ nấp trong núi, kình múa ngoài khơi(1), thì sai người văn thần trọng vọng, cử người võ tướng lược thao. Bày trận theo thế rắn Thường Sơn(2), hành quân như nước dòng Giang Hán(3). Núi có thể bạt đi, gò có thể san bằng, nước lớn có thể bắt lui, sông có thể cắt đứt. Bấy giờ sông yên núi vững, chỉ thấy một vẻ thanh cao. Thái Sơn, Hoàng Hà, ghi thề đới lệ(4); Ngũ Nhạc, Tứ Độc, giữ lễ công hầu(5). Bước lên núi cao tỏ lòng trung với trời, oai trùm biển rộng, nào ai dám chống(6). Thiên tử trị bên ngoài, Hoàng hậu trị bên trong; hải vật sơn hào, hưởng những vị quý ngon trong thiên hạ, so với bọn một gáo nước đã khoe nhiều, một nắm đá đã khoe lớn, khác nhau biết là chừng nào?

Ngọc Hoàng đẹp lòng, giơ tay nói:

− Giai tế(7)! Giai tế! Nếu ngươi không nói ra, trẫm sẽ bị những kẻ khoe khoang làm mê hoặc.

Hai người ở bên tả nghe thấy thế, ngồi ngẩn một lát, rồi bỏ cả ngựa xe lẻn về, không dám bàn việc hôn nhân nữa.

Lời bàn của Nam Sơn Thúc:
Cỏ đao đầy bãi, hình như con rùa đội mai; khe thẳm một hang, tựa hồ con trai ngậm ngọc(8). Ôi, con gái nào không phải là con gái! Thế mà Sơn Thần khoe khôn, Hà Bá khoe giỏi, chung quy không ai được, chỉ vì lấy thuật bịp người thôi. Khi nghe lời nói của chân chủ, không những cao hơn hai thần kia, mà sau cùng lại có câu: “Hoàng hậu trị bên trong, thưởng những thức quý ngon trong thiên hạ”, bấy giờ lòng kén rể của Ngọc Hoàng mới quyết định. Câu nói: “Long mạch đi ngàn dặm, kết huyệt chỉ một điểm” (9), đúng như ý nghĩa bài này.

(Khuyết danh, Thánh Tông di thảo, Nguyễn Bích Ngô dịchchú thích,
NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr. 83 – 90)

(1) Thỏ nấp trong núi, kinh múa ngoài khơi: ý nói có kẻ chống lại.
(2) Thường Sơn: một huyện thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), ở đó có loài rắn tên là “suất nhiên”, loài rắn này có khả năng đặc biệt, khi bị tấn công vào đầu thi đuôi tiếp ứng và ngược lại, khi bị tấn công vào giữa thần thi đầu đuôi tiếp ứng; các nhà quân sự mô phỏng phản ứng nhanh nhạy của nó để sáng tạo Trường xã trận.
(3) Giang Hán: sông Trường Giang và sông Hán Thuỷ (một chi lưu của Trường Giang), thường dùng với nghĩa khái quát, chỉ sông lớn; ở đây đoàn quân đang đi được ví như dòng sông lớn tuôn chảy.
(4) Đới: cái dải lưng, lệ: hòn đá mài; Hán Cao Tổ lên làm vua, thề với các công thần rằng: "Hoàng Hà như đời, Thái Sơn như lệ, quốc dĩ vĩnh tồn, viên cập miêu duệ", nghĩa là: "Nước Hoàng Hà như dải lưng, núi Thái Sơn như hòn đá mài, nhà nước còn mãi đến con cháu đời sau"; ở đây ý nói núi sông yên vững mãi mãi.
(5) Ngũ Nhạc: năm ngọn núi cao, Tứ Độc: bốn con sông lớn; Ngũ Nhạc, Tử Độc giữ lễ công hầu: ý nói núi và sông đều quy thuận làm bầy tôi.
(6) Từ cầu “Núi đúc khí thiêng..." đến đây, câu nào cũng một nửa nói sơn, một nửa nơi thuỷ, có ý nói hơn hẳn sơn thần và thuỷ thần. (7) Giai tế: rể quý, rễ tốt.
(8) Cỏ dao đẩy bãi, hình như con rùa đội mai; khe thẳm một hang, tựa hồ con trai ngậm ngọc: cỏ xanh mướt như ngọc dao mọc trùm bãi sông, trông xa vắng lên như hình mai rùa; khe nước sâu thẳm ẩn chứa thứ trân quý, như con trai ngậm ngọc, hàm ý ca ngợi vẻ đẹp rạng rỡ mà e ấp của ngọc nữ.
(9) Long mạch đi ngàn dặm, kết huyệt chỉ một điểm: trên mạch đất kéo dài ngàn dặm theo hình thái của núi sông có rất nhiều vị trí đem lại những điều tốt đẹp cho con người ở đó, nhưng chỉ có một vị trí là tốt nhất (theo quan niệm của người xưa); ý nói trong những người đến xin được kết hôn với ngọc nữ, chỉ có chân chủ là người xứng đáng nhất.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4: Củng cố, mở rộng, thực hành đọc | Ngữ Văn 9 - Tập 1 | Bài 1: Thế giới kì ảo - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.