Bài 23. VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM | Địa Lí 8 | Phần hai - ĐỊA LÍ VIỆT NAM - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ là những yếu tố địa lí góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội nước ta.


hinh-anh-bai-23-vi-tri-gioi-han-hinh-dang-lanh-tho-viet-nam-2469-0

1. VỊ TRÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ

a) Vùng đất

Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết toạ độ của chúng (xem bảng 23.2).

hinh-anh-bai-23-vi-tri-gioi-han-hinh-dang-lanh-tho-viet-nam-2469-1

Bảng 23.1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam

SỐ TT Tên tỉnh, thành phố Số TT Tên tỉnh, thành phố

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

 

Thủ đô Hà Nội

Tp. Hồ Chí Minh

Tp. Hải Phòng

Tp. Đà Nẵng

Tp. Cần Thơ

Điện Biên

Lai Châu

Lào Cai

Hà Giang

Cao Bằng

Lạng Sơn

Yên Bái

Tuyên Quang

Bắc Kạn

Thái Nguyên

Sơn La

Phú Thọ

Vĩnh Phúc

Bắc Ninh

Bắc Giang

Quảng Ninh

Hoà Bình

Hưng Yên

Hải Dương

Thái Bình

Hà Nam

Nam Định

Ninh Binh

Thanh Hoá

Nghệ An

Hà Tĩnh

Quảng Bình

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

61

62

63

Quảng Trị

Thừa Thiên - Huế

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Kon Tum

Gia Lai

Bình Định

Phú Yên

Đắk Lắk

Đắk Nông

Khánh Hoà

Lâm Đồng

Ninh Thuận

Bình Thuận

Bình Phước

Tây Ninh

Bình Dương

Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu

Long An

Đồng Tháp

Tiền Giang

Bến Tre

An Giang

Vĩnh Long

Kiên Giang

Hậu Giang

Trà Vinh

Sóc Trăng

Bạc Liêu

Cà Mau

Bảng 23.2. Các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam

Điểm cực Địa danh hành chính Vĩ độ Kinh độ
Bắc xã Lủng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23°23'B 105°20'Đ
Nam xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 8°34'B 104°40'Đ
Tây xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22°22'B 102°09'Đ
Đông xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà 12°40'B 109°24'Đ

Qua bảng 23.2, em hãy tính:

- Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào?

- Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?

Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?

Diện tích đất tự nhiên của nước ta, bao gồm đất liền và hải đảo là 331 212 km2 (Niên giám thống kê 2006).

b) Vùng biển

Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. Các đảo xa nhất về phía đông của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà).

c) Vùng trời

Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

d) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên

Vị trí địa lí có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi đặc điểm của môi trường tự nhiên nước ta.

Những điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta là:

- Vị trí nội chí tuyến.

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ.

2. ĐẶC ĐIỂM LÃNH THỔ

a) Phần đất liền của nước ta kéo dài theo chiều bắc - nam tới 1650 km, tương đưong 15° vĩ tuyến. Nơi hẹp nhất theo chiều tây - đông, thuộc Quảng Bình, chưa đầy 50 km. Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km, hợp với hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ Việt Nam.

Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?

b) Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rất rộng về phía đông và đông nam. Trên Biển Đông nước ta có rất nhiều đảo và quân đảo.

Dựa trên hình 23.2 và vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết:

- Tên đảo lớn nhất của nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào?

- Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?

- Nêu tên quân đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?

hinh-anh-bai-23-vi-tri-gioi-han-hinh-dang-lanh-tho-viet-nam-2469-2

Vị trí, hình dạng, kích thước của lãnh thổ có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đáo của nước ta.

Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, vừa có vùng đất, vừa có vùng Biển Đông và vùng trời rộng lớn.

Nước ta ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, đẹp đẽ nhưng cũng gặp không ít thiên tai, thử thách (bão, lụt, hạn...).

Vị trí địa lí thuận lợi, lãnh thổ mở rộng là một nguồn lực cơ bản giúp chúng ta phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và thế giới.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Căn cứ vào hình 24.1 tính khoảng cách (kilômét) từ Hà Nội tới thủ đô các nước Phi-líp-pin, Bru-nây, Xin-ga-po, Thái Lan.

2. Từ kinh tuyến phía Tây (102°Đ) tới kinh tuyến phía Đông (117°Đ), nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng hồ (cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút).

3. Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 23. VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM | Địa Lí 8 | Phần hai - ĐỊA LÍ VIỆT NAM - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Địa Lí 8

  1. Phần một - THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)
  2. Phần hai - ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.