Bài 7. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á | Địa Lí 8 | Phần một - THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo) - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm nhưng trong một thời gian dài việc xây dựng nền kinh tế - xã hội bị chậm lại. Từ cuối thế kỉ XX nền kinh tế của các nước và vùng lãnh thổ châu Á đã có chuyển biến mạnh mẽ nhưng không đồng đều.


1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á

a) Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt trình độ phát triển cao của thế giới. Vào thời đó cư dân ở nhiều nước châu Á đã biết khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi và nghề rừng. Họ đã tạo ra nhiều mặt hàng nổi tiếng, được các nước phương Tây ưa chuộng và nhờ đó, thương nghiệp phát triển. Đã có các con đường vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu.

Bảng 7.1. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của châu Á thời cổ đại, Trung đại

Số TT Quốc gia, khu vực Các mặt hàng nổi tiếng
1 Trung Quốc Đồ sứ, vải, tơ lụa, giấy viết, la bàn, thuốc súng...
2 Ấn Độ Vải bông, đồ gốm, công cụ sản xuất bằng kim loại, đồ thuỷ tinh, đồ trang sức vàng bạc...
3 Đông Nam Á Các gia vị và hương liệu (hồ tiêu, hồi, quế, trầm hương), đỗ gốm...
4 Tây Nam Á Thảm len, đồ trang sức vàng bạc, đồ gốm, thủy tinh, đồ da, vũ khí.

b) Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX, hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha... Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và nơi tiêu thụ hàng hoá cho "mẫu quốc", nhân dân chịu cảnh áp bức khổ cực.

Riêng Nhật Bản, nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC VÀ LÃNH THỔ CHÂU Á HIỆN NAY

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hoá tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất...

Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Bảng 7.2. Một số chi tiêu kinh tế - xã hội ở một số nước châu Á năm 2001

Quốc gia Cơ cấu GDP (%) Tỉ lệ tăng GDP bình quân năm(%)

GDP/người

(USD)

Mức thu nhập (1)
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Nhật Bản 1,5(2) 32,1(2) 66,4(2) - 0,4 33 400,0 Cao
Cô-oét - 58,0(3) 41,8(3) 1,7 19 040,0 Cao
Hàn Quốc 4,5 41,4 54,1 3 8 861,0 Trung bình trên
Ma-lai-xi-a 8,5 49,6 41,9 0,4 3 680,0 Trung bình trên
Trung Quốc 15 52,0 33,0 7,3 911,0 Trung bình dưới
Xi-ri 23,8 29,7 46,5 3,5 1 081,0 Trung bình dưới
U-dơ-bê-ki-xtan 36 21,4 42,6 4 449,0 Thấp
Lào 53 22,7 24,3 5,7 317,0 Thấp
Việt Nam 23,6 37,8 38,6 6,8 415,0 Thấp

Nguồn: Niên giám thống kê 2002. NXB Thống kê, Hà Nội, 2003.

(1) Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới đến 1/2002. (2) Số liệu 1996. (3) Số liệu 1999.

Dựa vào bảng 72, em hãy cho biết:

- Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau khoảng bao nhiêu lần?

- Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với nước có thu nhập thấp ở chỗ nào?

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy:

Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt:

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hoá khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hoá nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trurng Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triến dịch vụ và công nghiệp chẽ biến đế xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tư, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khố... còn chiếm tỉ lệ cao.

Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm, song do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Mặt khác, số lượng các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Em hãy cho biết, tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á.

2. Dựa vào bảng 7.2, em hãy vẽ biểu đồ hình cột đề so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/ người) của các nước Cô-oét, Hàn Quốc và Lào.

3. Dựa vào hình 7.1, hãy thống kể tên các nước vào các nhóm có thu nhập như nhau và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?

hinh-anh-bai-7-dac-diem-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cac-nuoc-chau-a-2453-0

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 7. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á | Địa Lí 8 | Phần một - THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo) - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Địa Lí 8

  1. Phần một - THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)
  2. Phần hai - ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.