Bài 33. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM | Địa Lí 8 | Phần hai - ĐỊA LÍ VIỆT NAM - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Sông ngòi, kênh rạch, ao hồ... là hình ảnh quen thuộc đối với chúng ta. Dòng nước khi vơi, khi đầy theo sát mùa khô, mùa mưa, mang lại cho ta nguồn lợi lớn. Song lũ lụt cũng gây ra những tai hoạ khủng khiếp cướp đi sinh mạng, của cải của rất nhiều người.


1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

Theo thống kê, nước ta có, tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.

Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc?

b) Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung

Dựa trên hình 33.1 em hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng kể trên.

c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

hinh-anh-bai-33-dac-diem-song-ngoi-viet-nam-2479-0

Dựa vào bảng 33.1 và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy.

Bảng 33.1. Mùa lũ trên các lưu vực sông

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Các sông ở Bắc Bộ           + + + + + +    
Các sông ở Trung Bộ                 + + + + +
Các sông ở Nam Bộ             + + + + + +  

Ghi chú: tháng lũ: +; tháng lũ cao nhất: ++

Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt?

d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.

Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

Em hãy cho biết, lượng phù sa lớn như vậy đã có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?

2. KHAI THÁC KINH TẾ VÀ BẢO VỆ SỰ TRONG SẠCH CỦA CÁC DÒNG SÔNG

a) Giá trị của sông ngòi

Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt. Nhân dân ta đã khai thác, sử dụng, cải tạo sông ngòi từ lâu đời.

Em hãy cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta.

Nền văn minh sông Hồng gắn liền với nghề trồng lúa nước và lịch sự chinh phục dòng sông đã qua mấy nghìn năm. Ngày nay, hàng trăm công trình thuỷ lợi, thuỷ điện như Hoà Bình, Trị An, Dầu Tiếng... tiếp tục khai thác mọi nguồn nước và phù sa phục vụ sản xuất và đời sống.

Em hãy tìm trên hình 33.1 các hồ nước Hoà Bình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng nằm trên những dòng sông nào.

b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

hinh-anh-bai-33-dac-diem-song-ngoi-viet-nam-2479-1

Sông thường bắt nguồn từ miền núi chảy về đồng bằng và đổ nước ra biển. Miền núi nước ta là đầu nguồn nước. Do rừng cây ở đây bị chặt phá nhiều khiến cho nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc và đe doạ tính mạng con người.

Ở các vùng đồng bằng, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, có rất nhiều dòng sông, khúc sông đã bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải và các hoá chất độc hại từ các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông.

Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì?

Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa, chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

Chế độ nước của sông ngòi có hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 - 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt.

Cần phải tích cực chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?

2. Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em.

3. Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây (sông Hồng) theo bảng lưu lượng bình quân tháng (m3/s) dưới đây:

Chỉ số Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lưu lượng (m3/s) 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 33. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM | Địa Lí 8 | Phần hai - ĐỊA LÍ VIỆT NAM - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Địa Lí 8

  1. Phần một - THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)
  2. Phần hai - ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.