Bài 16: Ngôn Ngữ Lập Trình Bậc Cao Và Python | Tin Học 10 | Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Tin học 10 Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính Bài 16: Ngôn Ngữ Lập Trình Bậc Cao Và Python


Trang 86

MỤC TIÊU

SAU BÀI NÀY EM SẼ:

• Biết khái niệm ngôn ngữ lập trình bậc cao và ngôn ngữ lập trình bậc cao Python. Phân biệt được chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo chương trình trong môi trường lập trình Python.

• Biết cách tạo và thực hiện một chương trình Python.

KHỞI ĐỘNG

Em hãy quan sát các đoạn chương trình được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau trong Hình 16.1 và cho biết câu lệnh trong ngôn ngữ nào dễ hiểu nhất?

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-0

Ngôn ngữ máy

Ngôn ngữ Python

Hợp ngữ (Assembly)

Hình 16.1 

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BẬC CAO

Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ bậc cao
1. Ngôn ngữ lập trình là gì? Có những loại ngôn ngữ lập trình nào?
2. Hãy kể tên một số ngôn ngữ lập trình bậc cao mà em biết.

 

Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hay hợp ngữ sử dụng một số từ viết tắt (thường là tiếng Anh) không thuận tiện cho việc viết hoặc hiểu chương trình. Khó khăn đó đã được giảm bớt khi lập trình bằng ngôn ngữ bậc cao với các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nhiên, để máy tính có thể hiểu và thực hiện, các chương trình đó cần được dịch sang ngôn ngữ máy nhờ một chương trình chuyên dụng được gọi là chương trình dịch.

Hiện nay đã có nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao khác nhau, trong số đó Java, C/C++, Python,... là những ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất.

Trang 87

Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao do Guido van Rossum, người Hà Lan tạo ra và ra mắt lần đầu năm 1991. Các câu lệnh của Python có cú pháp đơn giản. Mỗi trường lập trình Python dễ sử dụng, không phụ thuộc vào hệ điều hành, chạy trên nhiều loại máy tính, điện thoại thông minh, robot giáo dục,... Python có mã nguồn mở nên thu hút nhiều nhà khoa học cùng phát triển. Nhờ có các thư viện chương trình phong phú về trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, kĩ thuật robot,... Python là ngôn ngữ lập trình được dùng phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục.

Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn.
• Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục.


Câu hỏi

Theo em, viết chương trình bằng loại ngôn ngữ lập trình nào dễ nhất?

A. Ngôn ngữ máy.

B. Hợp ngữ.

C. Ngôn ngữ lập trình bậc cao.

2. MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH PYTHON

Hoạt động 2: Làm quen với môi trường lập trình Python
1. Tìm hiểu cách viết và thực hiện các lệnh trong môi trường lập trình Python.
2. Phân biệt chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo chương trình của Python.

 

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-1

Đây là nơi nhập lệnh. Sau khi nhập xong, nhấn phím Enter để thực hiện lệnh.

Đây là dấu nhắc của Python

Hình 16.2. Màn hình làm việc của Python

Phần mềm Python là một môi trường lập trình cho phép soạn thảo chương trình bằng ngôn ngữ Python, hỗ trợ gỡ lỗi, phân tích cú pháp dòng lệnh và thực hiện các chương trình Python (chương trình hoàn chỉnh hoặc từng câu lệnh). Môi trường lập trình Python có hai chế độ:

– Chế độ gõ lệnh trực tiếp thường được dùng để tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh.

– Chế độ soạn thảo dùng để viết các chương trình có nhiều dòng lệnh.

a) Chế độ gõ lệnh trực tiếp

Trong một phiên làm việc với Python, em có thể gõ lệnh trực tiếp sau dấu nhắc >>> và nhấn phím Enter để thực hiện lệnh như sau:

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-2

>>> <lệnh Python

Trang 88

b) Chế độ soạn thảo

Trong môi trường lập trình Python, chúng ta cũng có thể soạn thảo chương trình hoàn chỉnh bằng cách chọn File/New File để mở ra màn hình soạn thảo chương trình tương tự như sau:

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-3

Viết mỗi lệnh trên một dòng. Khi viết xong chương trình thì có thể lưu tệp và chọn Run để thực hiện.

Hình 16.3. Màn hình soạn thảo trong môi trường Python

Chú ý. Người ta có thể soạn thảo chương trình Python bằng phần mềm soạn thảo văn bản hoặc phần mềm lập trình Python như Wingware, PyCharm, Thonny, Visual
Studio,...

Môi trường lập trình của Python có hai chế độ: chế độ gõ lệnh trực tiếp chế độ soạn thảo.


Câu hỏi

1. Dấu nhắc chính là con trỏ soạn thảo chương trình Python. Đúng hay sai?

2. Việc thực hiện câu lệnh ở chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo có điểm gì giống nhau, khác nhau?

3. MỘT SỐ LỆNH PYTHON ĐẦU TIÊN

Hoạt động 3: Làm quen với câu lệnh của Python 
Quan sát một số lệnh trong chế độ gõ lệnh trực tiếp để biết chức năng của các lệnh này.


Ví dụ 1. Các lệnh đầu tiên.

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-4
>>> 5

5

>>> 2.6

2.6

>>> "học sinh lớp 10"

'học sinh lớp 10'

Khi nhập 5, Python hiểu rằng đó là số nguyên 5. Nếu nhập 2.6 thì Python tự động nhận ra đó là số thực 2.6. Còn nếu gõ các chữ giữa cặp dấu nhảy kép " " thì Python hiểu là xâu kí tự.

Python tự nhận biết kiểu dữ liệu và thực hiện các phép toán ngay trên dòng lệnh.

Ví dụ 2. Các lệnh với phép toán.

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-5


>>> 3 + 7

10

>>> 12*5

60

Các phép toán thông thường với số bao gồm phép cộng (+), trừ (-), nhân (*) và chia (/).

Trang 89

Ví dụ 3. Lệnh print( ).

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-6

>>> print(12)

12

>>> print(10, 3.4 + 4.1, "hoà bình")

10 7.5 hoà bình

>>> print("Dãy ba số chẵn:", 2, 4, 6)

Dãy ba số chẵn: 2 4 6

>>> print("3 + 7 =", 3+7)

3 + 7 = 10

Chú ý: nếu lệnh print( ) nhiều giá trị thì các dữ liệu này sẽ được đưa ra trên một dòng, giữa các dữ liệu sẽ có dấu cách.

Lệnh print( ) có thể tính toán và đưa ra kết quả của biểu thức.

Trong Python, lệnh print( ) có chức năng đưa dữ liệu ra (xuất dữ liệu). Mặc định dữ liệu sẽ được in ra màn hình. Lệnh print() cho phép in một hoặc nhiều giá trị ra màn hình. Cú pháp lệnh print( ) như sau:

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-7

print (v1, v2,..., vn)

trong đó v1, v2,..., vn là các giá trị cần đưa ra màn hình.

• Khi nhập giá trị số hoặc xâu kí tự từ dòng lệnh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.
• Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.
• Lệnh print( ) có chức năng in dữ liệu ra màn hình, có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời.


Câu hỏi

1. Kết quả của mỗi lệnh sau là gì? Kết quả đó có kiểu dữ liệu nào?

>>> 5/2

>>> 12+ 1.5

>>> "Bạn là học sinh lớp 10"

>>> 10 + 7/2

2. Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì?

>>> print("13 + 10*3/2 - 3*2 = ", 13 + 10*3/2 - 3*2)

THỰC HÀNH

Nhiệm vụ: Sử dụng chế độ soạn thảo chương trình của Python để tạo, nhập và chạy chương trình đầu tiên có tên Bai1.py như sau:

Bai1.py

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-8

# Chương trình đầu tiên print("Xin chào!")

Kí hiệu # là vị trí bắt đầu dòng chú thích lệnh của Python.

Hướng dẫn.

Bước 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-9 của Python để khởi động.

Trang 90

Bước 2: Chọn chế độ soạn thảo chương trình của môi trường lập trình Python: Trong môi trường lập trình Python, chọn File/New.

Bước 3: Nhập nội dung chương trình như Hình 16.4.

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-10

Hình 16.4

Bước 4: Chọn File/Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu tệp.

Bước 5: Chọn Run/Run module hoặc nhấn phím F5 để thực hiện chương trình.

Bước 6: Để kết thúc một phiên làm việc, nháy nút [x] ở góc trên bên phải màn hình hoặc gõ lệnh quit( ) hoặc lệnh exit( ) rồi nhấn phím ENTER. Ví dụ:

hinh-anh-bai-16-ngon-ngu-lap-trinh-bac-cao-va-python-12266-11

>>> quit( )

LUYỆN TẬP

1. Hãy viết lệnh để tính giá trị các biểu thức sau trong chế độ gõ lệnh trực tiếp của Python:

a) 10 + 13

b) 20-7

c) 3 x 10-16

d) 12/5 + 13/6

2. Các lệnh sau có lỗi không? Vì sao?

>>> 3 + * 5

>>> "Bạn là học sinh, bạn tên là "Nguyễn Việt Anh"" 

3. Viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau:

a) 1 x 3 x 5 x 7 = 105.

b) Bạn Hoa năm nay 16 tuổi.

VẬN DỤNG

1. Ngoài cách viết xâu kí tự giữa cặp dấu nháy đơn hoặc nháy kép còn có thể viết giữa cặp ba dấu nháy kép. Nếu một xâu được viết giữa cặp ba dấu nháy kép thì chúng ta có thể dùng phím Enter để xuống dòng ở giữa xâu. Hãy thực hiện lệnh sau và quan sát kết quả:

>>> print("""Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên""")

2. Viết chương trình Python in ra màn hình bảng nhân trong phạm vi 10.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 16: Ngôn Ngữ Lập Trình Bậc Cao Và Python | Tin Học 10 | Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin Học 10

  1. Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
  2. Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet
  3. Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số
  4. Chủ đề 4: Ứng dụng tin học
  5. Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
  6. Chủ đề 6: Hướng nghiệp với Tin học

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.