Bài 18: Các Lệnh Vào Ra Đơn Giản | Tin Học 10 | Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Tin học 10 Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính Bài 18: Các Lệnh Vào Ra Đơn Giản


Trang 97

MỤC TIÊU

SAU BÀI NÀY EM SẼ:

• Biết và thực hiện được một số lệnh vào, ra đơn giản.

• Thực hiện được một số chuyển đổi dữ liệu giữa các kiểu dữ liệu cơ bản.

KHỞI ĐỘNG

Để tương tác với người sử dụng trong khi thực hiện chương trình, các ngôn ngữ lập trình có các câu lệnh để đưa dữ. liệu ra màn hình hay nhập dữ liệu vào từ bàn phím. Em đã biết Python có lệnh print( ) dùng để đưa dữ liệu ra màn hình. Để nhập dữ liệu từ bàn phím khi thực hiện chương trình, Python sử dụng câu lệnh input( ).

Em dự đoán lệnh nhập dữ liệu input() có cú pháp và chức năng như thế nào?

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-0

Hãy nhập tên đầy đủ và tên viết tắt của bạn vào các ô sau:

Tên đầy đủ:

Tên viết tắt:

OK

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. CÁC LỆNH VÀO RA ĐƠN GIẢN

Trong Bài 1 chúng ta đã biết quá trình xử lí thông tin trong máy tính thực chất cũng là xử lí dữ liệu. Do vậy, trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao cần có các câu lệnh tương ứng để nhập, xuất dữ liệu. Trong Python, lệnh print( ) có chức năng đưa dữ liệu ra, còn lệnh input( ) đưa dữ liệu vào.

Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của lệnh input( ) 
Quan sát lệnh sau và trả lời các câu hỏi: Lệnh input( ) cho phép nhập dữ liệu từ đâu? Giá trị được nhập sẽ là số hay xâu? 
hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-1
>>> input("Nhập một số: ")
Nhập một số: 12
'12'


Lệnh input( ) có chức năng nhập dữ liệu từ thiết bị vào chuẩn, thường là bàn phím. Nội dung nhập có thể nhập số, biểu thức hay xâu và cho kết quả là một xâu kí tự. Cú pháp của lệnh input( ) như sau:

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-2

<biến> = input(<Dòng thông báo>)

Cần nhập một xâu kí tự thì có thể dùng lệnh input( ) tương tự như sau:

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-3

name = input("Nhập họ tên em: ")

print("Xin chào ",name)

Lệnh print( ) có chức năng đưa dữ liệu ra thiết bị ra chuẩn, thường là màn hình. Thông tin cần đưa ra có thể bao gồm một hay nhiều dữ liệu với kiểu khác nhau, cho phép cả biểu thức tính toán.

Trang 98

Các lệnh vào ra đơn giản của Python bao gồm lệnh input( ) và lệnh print( ).

2. CHUYỂN ĐỔI KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN CỦA PYTHON

Hoạt động 2: Nhận biết kiểu dữ liệu của biến
Chúng ta đã biết một số kiểu dữ liệu cơ bản như số nguyên, số thực và xâu kí tự. Trong Python có cách nào để nhận biết được kiểu dữ liệu của biến không?


Quan sát các lệnh sau để biết kiểu dữ liệu của mỗi biến.

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-4

>>>n, x, s = 10, 1.8, "One" <- Gán n = 10, x = 1.8, s = "One" đồng thời.

>>> n

10

>>> type(n)

<class 'int'> <- Biến n thuộc kiểu int – số nguyên.

>>> type(x)

<class 'float'> <- Biến x thuộc kiểu float – số thực.

>>> type(s)

<class 'str'> <- Biến s thuộc kiểu str – xâu kí tự.

Kiểu dữ liệu lôgic cũng là kiểu dữ liệu cơ bản và dữ liệu kiểu này chỉ có hai giá trị là True (đúng) và False (sai). Ví dụ dữ liệu kiểu lôgic là kết quả phép so sánh:

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-5

>>> 3 > 2

True

>>> 5 < 0

False

>>> b=10 > 3

>>> type(b)

<class 'bool'> <- Tên kiểu dữ liệu logic là bool.

Các biểu thức so sánh chỉ nhận giá trị True hoặc False, và có giá trị thuộc kiểu lôgic.

• Một số kiểu dữ liệu cơ bản của Python bao gồm: int (số nguyên), float (số thực), str (xâu kí tự), bool (lôgic).
• Lệnh type( ) dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong Python.


Câu hỏi

Xác định kiểu và giá trị của các biểu thức sau:

a) "15 +20 - 7"

b) 32 > 45

c) 13 != 8 +5

d) 1 == 2

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu
1. Có chuyển đổi dữ liệu kiểu này sang kiểu khác được không?
2. Giả sử có biến s với giá trị "123". Nếu muốn biến s có giá trị là số nguyên 123 chứ không phải là xâu "123" thì em phải làm gì?

Trang 99

Lệnh int( ) có chức năng chuyển đổi số thực hoặc xâu chứa số nguyên thành số nguyên. Quan sát các lệnh sau:

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-6

>> int(12.6)

12

>>> int("123")

123
>>> int("10.35") <- Lệnh int( ) không chuyển đổi được xâu chứa số thực.

Traceback (most recent call last):

File "<pyshell#21>", line 1, in <module> int("10.35")

ValueError: invalid literal for int() with base 10: '10.35'

Lệnh float( ) dùng để chuyển đổi số nguyên và xâu kí tự thành số thực.

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-7

>>> float(8)

8.0

>>> float("10.23")

10.23

Lệnh str( ) dùng để chuyển đổi các kiểu dữ liệu khác thành xâu kí tự.

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-8

>>> str(12+34)

'46'

>>> str(12.567)

'12.567'

>>> str(2>3)

'False'

Chú ý: Các lệnh int( ), float( ) chỉ có thể chuyển đổi các xâu ghi giá trị số trực tiếp, không chuyển đổi xâu có công thức, ví dụ:

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-9
>>> int("12+45")

Traceback (most recent call last):

File "<pyshell#27>", line 1, in <module>  int("12+45

ValueError: invalid literal for int( ) with base 10: '12+45'

• Các lệnh int( ), float( ), str( ) có chức năng chuyển đổi dữ liệu từ các kiểu khác tương ứng về kiểu số nguyên, số thực và xâu kí tự.
• Các lệnh int( ), float( ) không thực hiện xấu là biểu thức toán.


Câu hỏi

1. Mỗi lệnh sau sẽ trả lại các giá trị nào?

a) str(150)

b) int("1110")

c) float("15.0")

2. Lệnh nào sau đây sẽ báo lỗi?

A. int("12.0")

B. float (13+1)

C. str(17.001)

Hoạt động 4: Nhập dữ liệu kiểu số nguyên hoặc số thực từ bàn phím
Dữ liệu nhập từ bàn phím bằng lệnh input ( ) luôn là xâu kí tự nên muốn nhập dữ liệu đầu vào là số nguyên hay số thực thì phải làm thế nào?

Trang 100

Nếu cần nhập số nguyên thì sau khi nhập giá trị số cần dùng lệnh int() để chuyển đổi sang kiểu số nguyên như sau:

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-10


>>> n = int(input("Nhập số tự nhiên: "))

Nhập số tự nhiên: 13

Nếu cần nhập số thực thì sau khi nhập giá trị số cần dùng lệnh float () để chuyển đổi sang kiểu số thực như sau:

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-11

>>> x = float(input("Nhập số thực x: "))

Câu hỏi

Dùng lệnh x = input("Nhập số x:") để nhập số cho biến x là đúng hay sai?

THỰC HÀNH. Nhập dữ liệu từ bàn phím bằng lệnh input( ).

Nhiệm vụ 1. Viết chương trình nhập lần lượt ba số tự nhiên m, n, p, sau đó in ra tổng của ba số này.

Hướng dẫn. Cần thực hiện lần lượt ba lệnh nhập các số m, n, p. Chú ý cách nhập số nguyên cần dùng lệnh int() để chuyển đổi dữ liệu nhập từ bàn phím. Chương trình
có thể viết như sau:

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-12

m = int(input("Nhập số nguyên m: "))
n = int(input("Nhập số nguyên n: "))
p = int(input("Nhập số nguyên p: "))
print("Tổng ba số đã nhập là",m+n+p)

Nhiệm vụ 2. Viết chương trình nhập họ tên, sau đó nhập tuổi của học sinh. Chương trình đưa ra thông báo, ví dụ: Bạn Nguyễn Hoà Bình 15 tuổi.

Hướng dẫn. Cần thực hiện hai lệnh nhập dữ liệu, một lệnh nhập tên học sinh, lệnh thứ hai nhập tuổi, sau đó thông báo ra màn hình. Chú ý khi nhập tuổi cần chuyển đổi dữ liệu.

hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-13

ten = input("Nhập họ tên học sinh: "))

tuoi = int(input("Nhập tuổi: "))

print("Bạn", ten, tuoi, "tuổi")

LUYỆN TẬP

1. Những lệnh nào trong các lệnh sau sẽ báo lỗi?

a) int("12+45")

b) float (123.56)

c) float("123,5.5")

2. Vì sao khi nhập một số thực cần viết lệnh float(input( ) )?

VẬN DỤNG

1. Viết chương trình nhập giá trị ss là số giây từ bàn phím. Thông báo ra màn hình thời gian ss giây này sau khi đổi thành thời gian tính bằng ngày, giờ, phút, giây.

2. Viết chương trình nhập ba số thực dương a, b, c và tính chu vi, diện tích của tam giác có độ dài các cạnh là a, b, c (a, b, c > 0 và thoả mãn bất đẳng thức tam giác).

Gợi ý: Công thức Heron tính diện tích tam giác: S= hinh-anh-bai-18-cac-lenh-vao-ra-don-gian-12269-14 với p là nửa chu vi tam giác.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 18: Các Lệnh Vào Ra Đơn Giản | Tin Học 10 | Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.