Bài 24: Địa Lí Ngành Nông Nghiệp | Địa Lí 10 | Phần Ba - Chương 10: Địa Lí Ngành Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy Sản - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

NXB Giáo Dục Việt Nam Kết nối tri thức Phần Ba: Địa Lí Kinh Tế – Xã Hội Chương 10: Địa Lí Ngành Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy Sản Bài 24: Địa Lí Ngành Nông Nghiệp


Trang 69

MỞ ĐẦU

Nông nghiệp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Các cây trồng, vật nuôi trên thế giới phân bố theo khu vực do có đặc điểm sinh thái khác nhau, phù hợp với các vùng, khu vực nhất định. Sự phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi trên thế giới biểu hiện như thế nào?

1. Ngành trồng trọt

a) Vai trò

- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

? Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu vai trò của ngành trồng trọt.

b) Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

- Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

- Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ.

? Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày đặc điểm của ngành trồng trọt.

c) Sự phân bố của một số cây trồng chính

- Các cây lương thực chính

Các cây lương thực chính được con người sản xuất là lúa gạo, lúa mì và ngô.

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-0

a) Lúa gạo ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.

b) Lúa mì ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp, đất màu mỡ.

c) Ngô ưa đất ẩm, nhiều mùn, thoát nước, dễ thích nghi với sự dao động của nhiệt độ.

Hình 24.1. Các cây lương thực chính

Trang 70

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-1

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-2 Lúa gạo

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-3 Lúa mì

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-4 Ngô

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-5

Biên giới quốc gia

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-6 Biên giới quốc gia chưa xác định hoặc đang tranh chấp

Hình 24.2. Bản đồ phân bố các cây lương thực chính của một số nước trên thế giới, năm 2020

Em có biết?
Ngoài các cây lương thực chính, trên thế giới còn có các cây lương thực khác (còn gọi là cây hoa màu) như: tại vùng ôn đới là đại mạch, mạch đen, khoai tây,...; tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới là kê, khoai lang, sắn,.. Nhìn chung, các cây hoa màu dễ thích nghi, không đòi hỏi nhiều phân bón, nhiều công chăm sóc và đặc biệt là khả năng chịu hạn giỏi.


- Một số cây công nghiệp chính

Cây công nghiệp rất đa dạng. Dựa vào công dụng, cây công nghiệp được chia thành các nhóm: cây lấy đường (mía, củ cải đường, ...), cây lấy sợi (bông, đay, cói, ...), cây lấy dầu (đậu tương, lạc, ...), cây cho chất kích thích (chè, cà phê, ca cao, ...), cây lấy nhựa (cao su, ...), ...

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-7

a) Mía đòi hỏi nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều và phân hoá theo mùa.

b) Củ cải đường phù hợp với đất đen, đất phù sa, thường trồng luân thoát nước.

c) Đậu tương ưa ẩm, đất tơi xốp

Hình 24.3. Một số cây công nghiệp hàng năm

Trang 71

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-8

a) Cà phê ưa nhiệt độ cao, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất badan và đất đá vôi.

b) Chè thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.

c) Cao su ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió bão, thích hợp với đất badan.

Hình 24.4. Một số cây công nghiệp lâu năm

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-9

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-10

Mía

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-11 Củ cải đường

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-12 Đậu tương

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-13 Chè

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-14 Cà phê

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-15

Cao su

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-16 Biên giới quốc gia

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-17 Biên giới quốc gia chưa xác định hoặc đang tranh chấp

Hình 24.5. Bản đồ phân bố một số cây công nghiệp chính của một số nước trên thế giới, năm 2020

? Dựa vào thông tin, các bản đồ và hình ảnh trong mục c, hãy:

- Kể tên các cây lương thực chính và một số cây công nghiệp trên thế giới.

- Trình bày và giải thích sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp.

2. Ngành chăn nuôi

a) Vai trò

- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.

- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng.

- Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

- Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Em có biết?
Ngành chăn nuôi được chia thành ba nhóm chính: chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò, ngựa, ...), chăn nuôi gia súc nhỏ (cừu, lợn, dê, ...) và chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, ...).

? Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu vai trò của ngành chăn nuôi.

Trang 72

b) Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

- Đối tượng của ngành chăn nuôi là các vật nuôi nên phải tuân theo các quy luật sinh học.

- Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán; theo quy mô nhỏ hoặc quy mô lớn. Do đó hình thành và xuất hiện ba hình thức chăn nuôi khác nhau: chăn nuôi tự nhiên (chăn thả), chăn nuôi công nghiệp (trang trại hiện đại), chăn nuôi sinh thái (điều kiện như tự nhiên nhưng do con người tạo ra).

- Chăn nuôi là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc. Do vậy, tuỳ theo mục đích sản xuất mà quyết định sản phẩm chính, sản phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư.

- Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.

? Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày đặc điểm của ngành chăn nuôi.

c) Sự phân bố một số vật nuôi chính

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-18
hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-19 Trâu

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-20

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-21 Lợn

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-22 Cừu

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-23

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-24 Gia cầm

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-25

Biên giới quốc gia

hinh-anh-bai-24-dia-li-nganh-nong-nghiep-12058-26 Biên giới quốc gia chưa xác định hoặc đang tranh chấp

Hình 24.6. Bản đồ phân bố một số vật nuôi chính của một số nước trên thế giới, năm 2020

? Dựa vào hình 24.6, hãy trình bày và giải thích sự phân bố của một số vật nuôi chính trên thế giới.

LUYỆN TẬP

1. Nêu một số cây trồng, vật nuôi ở vùng nhiệt đới.

2. Ngành chăn nuôi phát triển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

VẬN DỤNG

Sưu tầm thông tin, tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp ở một đất nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến (ví dụ: Hoa Kỳ, I-xra-en, ...).

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 24: Địa Lí Ngành Nông Nghiệp | Địa Lí 10 | Phần Ba - Chương 10: Địa Lí Ngành Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy Sản - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Địa Lí 10

  1. Phần Một - Chương 1: Sử Dụng Bản Đồ
  2. Phần Hai - Chương 2: Trất Đất
  3. Phần Hai - Chương 3: Thạch Quyển
  4. Phần Hai - Chương 4: Khí Quyển
  5. Phần Hai - Chương 5: Thủy Quyển
  6. Phần Hai - Chương 6: Sinh Quyển
  7. Phần Hai - Chương 7: Một Số Quy Luật Của Vỏ Địa Lí
  8. Phần Ba - Chương 8: Địa Lí Dân Cư
  9. Phần Ba - Chương 9: Một Số Tiêu Chí Đánh Giá Sự Phát Triển Kinh Tế
  10. Phần Ba - Chương 10: Địa Lí Ngành Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy Sản
  11. Phần Ba - Chương 11: Địa Lí Nghành Công Nghiệp
  12. Phần Ba - Chương 12: Địa Lí Nghành Dịch Vụ
  13. Phần Ba - Chương 13: Phát Triển Bền Vững Và Tăng Trưởng Xanh
  14. Thuật ngữ - Phiên âm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.