Bài 30: Tổ Chức Lãnh Thổ Công Nghiệp | Địa Lí 10 | Phần Ba - Chương 11: Địa Lí Nghành Công Nghiệp - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Phần Ba: Địa Lí Kinh Tế – Xã Hội Chương 11: Địa Lí Nghành Công Nghiệp Bài 30: Tổ Chức Lãnh Thổ Công Nghiệp


Trang 86

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ở nước ta có sự thay đổi lớn trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là gì? Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có các hình thức nào? Mỗi hình thức có đặc điểm và vai trò ra sao?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Quan niệm và vai trò

- Quan niệm: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên các không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau.

- Vai trò:

+ Sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội và môi trường.

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước.

+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

? Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy trình bày quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới khá đa dạng và phong phú, phổ biến là: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung và trung tâm công nghiệp.

BẢNG 30. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

Tiêu chí Vai trò Đặc điểm
Điểm côngnghiệp – Góp phần vào quá trình  công nghiệp hoá, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp.
– Tạo việc làm, đóng góp vào nguồn thu của địa phương.
– Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, đồng nhất với một điểm dân cư.
– Gồm một số xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu (hoặc vùng nông sản) với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu.
– Không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
– Hoạt động sản xuất đa dạng và linh hoạt, dễ ứng phó với các sự cố và dễ thay đổi thiết bị, không làm ảnh hưởng đến các xí nghiệp khác.

 

Trang 87

Khu công nghiệp – Hình thức quan trọng và phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá.
– Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu của nền kinh tế.
– Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng
đồng bộ, có giá trị lâu dài.
– Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao thu nhập cho người lao động.
– Góp phần hạn chế gây ô nhiễm
môi trường.
– Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao trên một khu vực có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống, cùng sử dụng cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.
– Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu thụ trong nước vừa để xuất khẩu.
– Các xí nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng quy chế ưu đãi riêng.
Trung tâm công nghiệp – Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước.
– Là hạt nhân tạo vùng kinh tế, có sức lan toả rộng.
– Là nơi đón đầu công nghệ mới và tạo ra những đột phá trong sản xuất.
– Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
– Bao gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.
– Có các xí nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp bổ trợ.
– Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
– Có nguồn lao động dồi dào với trình
 độ tay nghề cao.



? Dựa vào thông tin trong bảng 30, hãy phân biệt vai trò, đặc điểm của điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp.

LUYỆN TẬP

Hãy lập sơ đồ khái quát về đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

ỨNG DỤNG

Tìm hiểu về một khu công nghiệp lớn ở Việt Nam (tên, vị trí, lĩnh vực sản xuất chủ yếu, vai trò,...).

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 30: Tổ Chức Lãnh Thổ Công Nghiệp | Địa Lí 10 | Phần Ba - Chương 11: Địa Lí Nghành Công Nghiệp - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Địa Lí 10

  1. Phần Một - Chương 1: Sử Dụng Bản Đồ
  2. Phần Hai - Chương 2: Trất Đất
  3. Phần Hai - Chương 3: Thạch Quyển
  4. Phần Hai - Chương 4: Khí Quyển
  5. Phần Hai - Chương 5: Thủy Quyển
  6. Phần Hai - Chương 6: Sinh Quyển
  7. Phần Hai - Chương 7: Một Số Quy Luật Của Vỏ Địa Lí
  8. Phần Ba - Chương 8: Địa Lí Dân Cư
  9. Phần Ba - Chương 9: Một Số Tiêu Chí Đánh Giá Sự Phát Triển Kinh Tế
  10. Phần Ba - Chương 10: Địa Lí Ngành Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy Sản
  11. Phần Ba - Chương 11: Địa Lí Nghành Công Nghiệp
  12. Phần Ba - Chương 12: Địa Lí Nghành Dịch Vụ
  13. Phần Ba - Chương 13: Phát Triển Bền Vững Và Tăng Trưởng Xanh
  14. Thuật ngữ - Phiên âm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.