Bài 16: Thực hành: Cảm ứng ở thực vật | Giải bài tập Sinh học 11 | Chương 2: Cảm Ứng Ở Sinh Vật - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Sinh học 11 - Bài 16

Nội Dung Chính


Câu hỏi trang 99 Sinh học 11: Quan sát thực tế hoặc qua tranh, ảnh, video một số hiện tượng hướng động và ứng động. Xác định loại hướng động, tác nhân kích thích và hình thức phản ứng của mỗi hiện tượng bằng cách kẻ bảng và điền nội dung vào ô thích hợp theo mẫu sau:

hinh-anh-bai-16-thuc-hanh-cam-ung-o-thuc-vat-3658-0

Lời giải:

Một số hiện tượng hướng động và ứng động quan sát được:

Hiện tượng quan sát Hướng động Ứng động
Hướng sáng Hướng nước Hướng hóa Hướng tiếp xúc Hướng trọng lực Sinh trưởng Không sinh trưởng
Lá cây trinh nữ khép lại khi chạm tay vào Tác nhân kích thích: va chạm cơ học.       x      
Phản ứng: lá cây khép lại.
Đặt cây ở cạnh cửa sổ, ngọn cây mọc hướng ra ngoài cửa sổ Tác nhân kích thích: ánh sáng. x            
Phản ứng: Ngọn cây hướng về phía có nguồn ánh sáng.
Dù đặt hạt mầm ở vị trí nào thì rễ mầm cũng mọc hướng xuống dưới còn thân mầm mọc hướng lên trên. Tác nhân kích thích: trọng lực.         x    
Phản ứng: rễ mầm cũng mọc hướng xuống dưới (cùng hướng trọng lực) còn thân mầm mọc hướng lên trên.
Hoa mười giờ thường nở vào khoảng 10 giờ trong ngày. Tác nhân kích thích: ánh sáng, nhiệt độ.           x  
Phản ứng: Hoa nở ra.

Thu hoạch trang 99 Sinh học 11: Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau:

hinh-anh-bai-16-thuc-hanh-cam-ung-o-thuc-vat-3658-1

Lời giải:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

1. Mục đích

- Thực hiện được một số thí nghiệm về cảm ứng ở một số loài cây.

- Quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây.

2. Kết quả và giải thích

a. Kết quả và giải thích thí nghiệm về tính hướng sáng

- Kết quả: Ở cốc có điều kiện chiếu sáng đầy đủ, các cây đậu mọc thẳng lên phía trên. Ở cốc có điều kiện chiếu sáng từ một phía, các cây mọc nghiêng về phía có nguồn ánh sáng.

- Giải thích: Ở cốc có điều kiện chiếu sáng từ một phía, sự tác động không đều của ánh sáng ở 2 phía của chồi đỉnh dẫn đến sự phân bố không đều auxin ở hai phía của chồi đỉnh (auxin tập trung ở phía nhận được ít ánh sáng hơn). Kết quả, phía nhận được ít ánh sáng hơn có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, gây nên sự uốn cong thân cây về hướng có ánh sáng.

b. Kết quả và giải thích thí nghiệm về tính hướng nước và hướng trọng lực

- Kết quả: Rễ của hạt luôn hướng xuống dưới (cùng chiều trọng lực và nguồn nước). Thân của hạt luôn hướng lên trên (ngược chiều trọng lực và nguồn nước).

- Giải thích: Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích các tế bào thân phía dưới sinh trưởng mạnh dẫn đến thân cây cong lên phía trên (ngược chiều trọng lực). Ngược lại, do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở mặt dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).

c. Kết quả và giải thích thí nghiệm về tính hướng hoá

- Kết quả: Rễ của hạt mọc hướng về phía có đặt phân bón.

- Giải thích: Phân NPK tác động theo một hướng dẫn đến sự phân bố không đều auxin ở hai phía của rễ (auxin tập trung ở phía không có phân NPK). Do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở phía không có phân NPK gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, phía có phân NPK ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong về phía có phân NPK.

3. Trả lời câu hỏi

a. Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (Hình 16.1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, thẳng với cốc chứa hạt đậu thì có thể quan sát được phản ứng hướng sáng của cây đậu non hay không?

Trả lời: Khi hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, ánh sáng chiếu thẳng xuống cây con, cây sinh trưởng vươn thẳng theo hướng của ánh sáng, khi đó sẽ không quan sát được hiện tượng thân cây cong về phía ánh sáng.

b. Trong thí nghiệm về tính hướng hoá, có thể thay thế phân bón bằng những chất nào khác để quan sát được phản ứng hướng hoá của rễ cây ngô?

Trả lời: Loại phân bón hay chất dinh dưỡng khác như phân vi lượng, phân vi sinh, phân vô cơ (đạm, lân, kali), phân hữu cơ, bã trà,… hay các chất độc với cây trồng như muối của các kim loại nặng cũng có thể sử dụng được để quan sát tính hướng hoá của thực vật.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 16: Thực hành: Cảm ứng ở thực vật | Giải bài tập Sinh học 11 | Chương 2: Cảm Ứng Ở Sinh Vật - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Giải bài tập Sinh học 11

  1. Chương 1: Trao Đổi Chất Và Chuyển Hóa Năng Lượng Ở Sinh Vật
  2. Chương 2: Cảm Ứng Ở Sinh Vật
  3. Chương 3: Sinh Trưởng Và Phát Triển Ở Sinh Vật
  4. Chương 4: Sinh Sản Ở Sinh Vật
  5. Chương 5: Mối Quan Hệ Giữa Các Quá Trình Sinh Lí Trong Cơ Thể Sinh Vật Và Một Số Ngành Nghề Liên Quan Đến Sinh Học Cơ Thể

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.